Kiểm soát rủi ro trong cho vay trung và dài hạn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Bảo Việt (Trang 80 - 82)

3.2.2 .Nhận biết rủi ro trong cho vay trung và dài hạn

3.2.4. Kiểm soát rủi ro trong cho vay trung và dài hạn

* Hạn chế sự phát sinh của các khoản nợ có vấn đề, nợ quá hạn, nợ xấu

Thực hiện đúng các quy định về đảm bảo an toàn tín dụng của pháp luật, của ngân hàng nhà nƣớc và của BVB. Xác định danh mục các khoản tài trợ với mức rủi ro khác nhau để từ đó có chính sách kiểm soát tín dụng khác nhau.

Sau khi thực hiện chấm điểm, xếp hạng tín dụng khách hàng, thì cán bộ tín dụng phải thực hiện phân tích chi tiết, cụ thể hơn tình hình hoạt động của khách hàng. Việc phân tích, đánh giá bao gồm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính, nếu có bất thƣờng nào thì phải yêu cầu khách hàng giải trình, hoặc tìm kiếm nguồn thông tin khác bổ sung để đánh giá bất thƣờng đó. Toàn bộ hồ sơ liên quan đến khoản vay

của khách hàng phải đƣợc lấy từ nguồn tin cậy và đƣợc lƣu trữ để các bộ phận khác kiểm tra lại.

Nếu cán bộ tín dụng đánh giá phƣơng án kinh doanh có hiệu quả, tình hình khách hàng tốt thì sẽ chuyển toàn bộ hồ sơ sang bộ phận Quản lý rủi ro để thẩm định lại. Khi bộ phận Quản lý rủi ro đánh giá khoản tín dụng an toàn thì sẽ thực hiện ra trình các cấp có thẩm quyền ra quyết định phê duyệt cấp tín dụng, nếu không thì sẽ trả lại hồ sơ cho cán bộ tín dụng và nêu rõ lý do vì sao không cấp tín dụng đƣợc.

Với một quy trình nhƣ vậy, việc thẩm định rủi ro của bộ phận Quản lý rủi ro sẽ hoàn toàn độc lập không chịu sự tác động từ phía khách hàng hay nhân tố khác, nhƣ vậy hiệu quả thẩm định, quản trị rủi ro sẽ cao hơn. Tuy nhiên, với quy trình nhƣ vậy cũng có điểm hạn chế là bộ phận Quản lý rủi ro không trực tiếp tiếp xúc, đánh giá khách hàng, mà toàn bộ thông tin là do cán bộ tín dụng cung cấp, vì vậy cũng sẽ có những hạn chế nhất định trong cung cấp thông tin khách hàng.

*Xây dựng chính sách và quy trình tín dụng

Việc kiểm soát rủi ro trong cho vay trung và dài hạn còn đƣợc thể hiện thông qua các chính sách, quy trình, quy định cụ thể trong các quy định chung và trong từng sản phẩm cụ thể. Các tiêu chuẩn nhƣ đối tƣợng vay vốn, điều kiện vay vốn, mức vay, tài sản bảo đảm đều đƣợc quy định trong mỗi sản phẩm nhƣ cho vay mua nhà, mua xe oto, đầu tƣ tài sản cố định, mua máy móc thiết bị, xây dựng, tuy nhiên các tiêu chuẩn đó đều phải tuân theo những chính sách tín dụng chung nhƣ đã trình bày ở trên.

Tổ chức quản lý, giám sát sau cho vay

Sau khi cấp tín dụng, Ngân hàng sẽ tiến hành giám sát hoạt động kinh doanh và sử dụng vốn của khách hàng. Theo quy định thì định kỳ khách hàng phải cung cấp các số liệu tài chính, báo cáo tài chính để ngân hàng theo dõi hoạt động của khách hàng. Bên cạnh đó, Ngân hàng thƣờng xuyên kiểm tra, quản lý tài sản thế chấp, tiến hành định giá lại định kỳ hoặc bất thƣờng đối với tài sản, nếu có sự suy giảm giá trị thì cần có biện pháp xử lý phù hợp để đảm bảo an toàn cho ngân hàng. Theo quy

định hiện tại, với các món vay trung và dài hạn thì thời hạn định giá lại tài sản bảo đảm nhƣ sau:

+ Các khoản cấp tín dụng trung hạn: Tối đa 6 tháng định giá lại 1 lần + Các khoản cấp tín dụng dài hạn: Tối đa 12 tháng định giá lại 1 lần.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Bảo Việt (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)