Các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý dự án đầu tƣ xây dựng cơ bản

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước tại Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Trang 35 - 40)

Hiệu quả là tiêu chí đánh giá mọi hoạt động nói chung và hoạt động quản lý nhà nƣớc nói riêng. Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý nhà nƣớc các dự án đầu tƣ từ nguồn ngân sách nhà nƣớc là công việc khó khăn và phức tạp bởi lẽ, hoạt động quản lý nhà nƣớc là hoạt động mang tính đặc thù. Hoạt động này không trực tiếp sáng tạo ra các giá trị vật chất nhƣng bản thân nó có những ảnh hƣởng nhất định đến quá trình tạo ra giá trị vật chất, làm cho quá trình này diễn ra một cách nhanh chóng hay chậm chạp. Chính vì thế, kết quả của hoạt động này nhiều khi đƣợc đánh giá chủ yếu mang tính chất định tính chứ không phải định lƣợng. Bên cạnh đó, còn có nhiều yếu tố không thể định lƣợng một cách cụ thể, chính xác; chẳng hạn nhƣ năng lực, uy tín, trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm và sự am hiểu về các lĩnh vực xã hội cơ bản của chủ thể tiến hành hoạt động quản lý nhà nƣớc. Những yếu tố này có vai trò, tác dụng rất lớn đối với hoạt động quản lý nhà nƣớc nhƣng không thể lƣợng hoá nhƣ các chỉ số khác.

Cũng nhƣ bất kỳ sự đánh giá một sự vật, hiện tƣợng nào đó, việc đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý nhà nƣớc các dự án đầu tƣ từ nguồn ngân sách cũng cần có những tiêu chí nhất định. Việc xác định hệ thống tiêu chí là luận cứ khoa học bảo đảm cho việc đánh giá đƣợc khách quan và đúng đắn. Một dự án đầu tƣ đƣợc xem là có hiệu quả nếu nhƣ nó phù hợp với chủ trƣơng đầu tƣ, đảm bảo các yếu tố về mặt chất lƣợng, kỹ thuật, thời gian thi công với chi phí thấp nhất và thỏa mãn đƣợc yêu cầu của các bên hƣởng thụ kết quả đầu tƣ Một số tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý nhà nƣớc dự án đầu tƣ từ nguồn ngân sách nhƣ sau:

Thứ nhất: Đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội

Quản lý nhà nƣớc các dự án đầu tƣ hợp lý sẽ góp phần nâng cao hiệu quả đầu tƣ, từ đó tác động tích cực đến sự tăng trƣởng và phát triển kinh tế. Quản lý dự án đầu tƣ liên quan trực tiếp đến các chính sách tập trung và phân bổ vốn trong nền kinh tế. Các chính sách, cơ chế huy động và phân bổ vốn hợp lý không chỉ góp phần làm tăng quy mô vốn trong nền kinh tế mà còn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, gia tăng mức đóng góp của nhân tố vốn trong tốc độ tăng trƣởng. Ngƣợc lại các chủ trƣơng, chính sách đầu tƣ không hợp lý, năng lực quản lý yếu kém có thể dẫn đến sự mất cấn đối trong huy động các nguồn lực, hiệu quả và mức độ đóng góp của các nguồn lực không tƣơng xứng với tiềm năng, dẫn đến tác động tiêu cực trong tăng trƣởng kinh tế. Chẳng hạn, với chính sách bao cấp trong đầu tƣ (qua chế độ cấp phát vốn, tín dụng...) một mặt sẽ tạo ra sự khan hiếm và lãng phí vốn trong một số đối tƣợng đƣợc bao cấp, phân bổ vốn không hợp lý dẫn đến hiệu quả đầu tƣ không cao, do đó tác động tiêu cực đến tăng trƣởng và phát triển kinh tế.

Chính sách đầu tƣ của một quốc gia, năng lực quản lý họat động đầu tƣ của các cấp, các yếu tố của môi trƣờng đầu tƣ và yếu tố thể chế trong nền kinh tế thị trƣờng có tác động mạnh đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ và các nguồn lực khác và sau cùng, tác động đến sự tăng trƣởng và phát triển của nền kinh tế.

Thứ hai: Chuyển biến công tác chống thất thoát, lãng phí, kéo dài thời gian thi công trong đầu tư.

Vốn đầu tƣ thất thoát diễn ra từ khâu chuẩn bị dự án, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tƣ đến khâu thực hiện đầu tƣ và xây dựng. Tình trạng đầu tƣ không theo quy hoạch đƣợc duyệt; khâu khảo sát nghiên cứu thiếu tính đồng bộ, không đầy đủ các chỉ tiêu kinh tế, khả năng tài chính, nguồn nguyên liệu, bảo vệ môi trƣờng, điều tra thăm dò thị trƣờng không kỹ; chủ trƣơng đầu tƣ không đúng khi xem xét, phê duyệt dự án đầu tƣ. Việc thẩm định và phê duyệt chỉ quan tâm tới tổng mức vốn đầu tƣ, không quan tâm tới hiệu quả, điều kiện vận hành của dự án, nên nhiều dự án sau khi hoàn thành và đƣa vào sử dụng không phát huy tác dụng, gây lãng phí rất lớn. Lãng phí, thất thoát, tiêu cực trong đầu tƣ và xây dựng đang là vấn đề nhức nhối, cả xã hội quan tâm; kéo dài nhiều năm với mức độ ngày càng trầm trọng mà đến nay vẫn chƣa có biện pháp hữu hiệu để hạn chế.

Một số Bộ, ngành, địa phƣơng khi xác định mức vốn đầu tƣ ít quan tâm đến việc tiết kiệm vốn đầu tƣ, sử dụng đơn giá, định mức trong tính toán cao hơn quy định, làm tăng khối lƣợng, tăng dự toán công trình. Nhiều dự án không làm đúng thiết kế, chủ đầu tƣ và bên thi công móc nối, thoả thuận khai tăng khối lƣợng, điều chỉnh dự toán để rút tiền và vật tƣ từ công trình.

Ngoài ra, do năng lực quản lý điều hành kém của chủ đầu tƣ, các ban quản lý dự án, các tổ chức tƣ vấn cũng là nguyên nhân gây lãng phí, thất thoát vốn đầu tƣ. Qua kiểm tra một số công trình, đã phát hiện tình trạng lãng phí và thất thoát vốn nhà nƣớc diễn ra phổ biến ở nhiều công trình, nhiều dự án, nhiều lĩnh vực, nhiều cấp; tỷ lệ lãng phí và thất thoát của những công trình có mức lãng phí và thất thoát thấp cũng tới 10%, cao thì lên tới 30-40%, thậm chí có công trình lên đến 80%. Đó là chƣa tính đến những công trình đầu tƣ kém hiệu quả, công nghệ sản xuất lạc hậu, sản xuất ra các sản phẩm với chất lƣợng kém, giá thành cao và không tiêu thụ đƣợc...

Nguyên nhân chính, tổng quát của hiện tƣợng lãng phí và thất thoát nằm ở chính những cơ chế kiểm soát hiện có; vừa cồng kềnh, vừa chồng chéo nhau, làm cho có quá nhiều ngƣời có thẩm quyền can thiệp vào công trình nhƣng không thể xác định đƣợc trách nhiệm chính thuộc về ai, do đó không thể quản lý đƣợc hoặc quản lý rất kém hiệu quả.

Đặc biệt, cơ chế không quy định rõ chủ thực sự của các công trình. Nếu nhƣ có đƣợc một cơ chế đơn giản, không chồng chéo nhau, trong đó mỗi khâu chỉ có một ngƣời chịu trách nhiệm toàn bộ trƣớc pháp luật, thì chắc chắn tình hình sẽ không tồi tệ nhƣ vậy. Do vậy chống thất thoát, lãng phí trong đầu tƣ là tiêu chí rất quan trọng trong phản ánh hiệu quả quản lý nhà nƣớc dự án đầu tƣ, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay.

Thứ ba: Đảm bảo vể chất lượng, tuổi thọ các công trình xây dựng

Chất lƣợng công trình xây dựng lâu nay vẫn là vấn đề đƣợc xã hội hết sức quan tâm, chú ý. Chất lƣợng công trình xây dựng càng trở nên nhạy cảm hơn, sau một sự cố tại một vài công trình làm xôn xao dƣ luận

Sự đổi mới công tác quản lýchất lƣợng công trình xây dựng là cả câu chuyện dài mà mục tiêu quan trọng là hƣớng tới sự thay đổi về nhận thức của chính quyền, tổ chức và cá nhân tham gia vào quá trình đảm bảo chất lƣợng công trình xây dựng. Trƣớc đây, nội hàm của quản lý dự án đầu tƣ xây dựng thì quản lý tiền vốn và tiến độ đƣợc đặt lên hàng đầu, sau đó mới đến quản lý chất lƣợng công trình. Nhƣng từ khi Luật Xây dựng ban hành, thì quản lý chất lƣợng công trình đƣợc đặt lên hàng đầu trong năm nội dung cơ bản của Quản lý dự án đầu tƣ xây dựng. Đây là một thay đổi rất quan trọng về luật pháp nhằm tạo ra sự thay đổi về nhận thức: chất lƣợng công trình xây dựng trƣớc hết, không chỉ mang đến sự hài lòng cho ngƣời thụ hƣởng công trình xây dựng mà còn bảo đảm cho sự phát triển bền vững, chất lƣợng công trình đƣợc quan tâm, coi trọng không chỉ mang lại lợi ích về kinh tế mà hơn thế là vì con ngƣời. Và nhƣ vậy, chất lƣợng công trình xây dựng, nay cần đƣợc hiểu theo nghĩa rộng hơn rất nhiều. Nghĩa là khái niệm về chất lƣợng công trình xây dựng không chỉ nhƣ bảo đảm độ bền của công trình (hữu hình) … mà còn đem lại các giá trị quan trọng khác (vô hình), nhƣ sự hài lòng của ngƣời sử dụng, sự thân thiện với môi trƣờng, vẻ đẹp tổng thể của đất nƣớc… Tất cả yếu tố đó của chất lƣợng công trình xây dựng góp phần nâng cao chất lƣợng cuộc sống của con ngƣời.

Một hình thức hoạt động quan trọng của quản lý nhà nƣớc là ban hành các quyết định quản lý nhà nƣớc nhằm đƣa ra các chủ trƣơng, biện pháp, đặt ra các quy tắc xử sự hoặc áp dụng các quy tắc đó giải quyết một công việc cụ thể trong đời sống xã hội. Suy đến cùng, các quyết định quản lý nhà nƣớc chỉ thực sự có ý nghĩa khi đƣợc thực hiện một cách có hiệu quả trong đời sống xã hội. Việc thực hiện có hiệu quả các quyết định quản lý nhà nƣớc là yếu tố rất quan trọng để hiện thực hóa ý chí của nhà quản lý thành những hoạt động thực tiễn. Điều này chỉ đạt đƣợc khi việc tổ chức thực hiện khoa học, hợp lý, đúng lúc, kịp thời, đáp ứng những đòi hỏi bức xúc của đời sống xã hội. Quá trình tổ chức thực hiện không hợp lý, không kịp thời không thể mang lại kết quả nhƣ mong muốn và hơn thế nữa, có thể trực tiếp làm giảm sút uy quyền của cơ quan quản lý.

Thứ năm: Tính chủ động, sáng tạo trong hoạt động quản lý nhà nước

Thực chất hoạt động quản lý nhà nƣớc là tổ chức thực hiện pháp luật và các chủ trƣơng, chính sách của chính quyền cấp trên vào trong cuộc sống. Đây là một chuỗi hoạt động kế tiếp nhau rất phức tạp từ khâu nắm bắt tình hình, lên kế hoạch hoạt động, tổ chức lực lƣợng, giao nhiệm vụ cho từng bộ phận, đến việc chỉ đạo thực hiện, điều hòa phối hợp hoạt động và kiểm tra tiến độ thực hiện. Suy đến cùng, đây là hoạt động để biến cái chung thành cái riêng, thậm chí là cái đơn nhất; là hoạt động hiện thực hóa những quy định ở trạng thái tĩnh. Vì thế, nó đòi hỏi chủ thể quản lý nhà nƣớc căn cứ vào tình hình, đặc điểm mà đề ra các biện pháp quản lý thích hợp. Hơn nữa, tính chủ động và sáng tạo còn đƣợc quy định bởi chính bản thân sự phức tạp, phong phú của đối tƣợng quản lý. Tiêu chí này đƣợc đánh giá thông qua số lƣợng các sáng kiến tạo bƣớc phát triển đột phá cho của các cấp quản lý.

Thứ sáu: Tính kinh tế của các hoạt động quản lý nhà nước

Để đánh giá đầy đủ, chính xác hiệu quả hoạt động của quản lý nhà nƣớc các dự án đầu tƣ, không thể không xem xét những chỉ số về tính kinh tế trong hoạt động quản lý. Đó là những chi phí tối thiểu hoặc có thể chấp nhận đƣợc về ngân sách, thời gian, lực lƣợng tham gia và những chi phí khác có liên quan đến hoạt động quản lý nhà nƣớc (có thể có những chi phí không dễ dàng lƣợng hóa). Tất cả những chi phí

cho hoạt động của quản lý nhà nƣớc cần phải ở mức thấp nhất hoặc có thể chấp nhận đƣợc nhƣng phải bảo đảm cho hoạt động quản lý nhà nƣớc ở cơ sở phát huy tác dụng ở mức cao nhất. Tính kinh tế trong hoạt động của quản lý nhà nƣớc đòi hỏi phải tính toán đƣợc trƣớc những chi phí cho hoạt động quản lý nhà nƣớc và lựa chọn những phƣơng án hoạt động ít tốn kém nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước tại Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Trang 35 - 40)