Quản lý công tác chuẩn bị đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước tại Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Trang 59 - 62)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2 Hoạt động quản lý dự án đầu tƣ xây dựng cơ bản bằng ngân sách Nhà nƣớc

3.2.3 Quản lý công tác chuẩn bị đầu tư

* Công tác lập dự án đầu tư.

Trên cơ sở quy hoạch đã đƣợc phê duyệt, công tác lập dự án đầu tƣ cũng đƣợc rất quan tâm, chú trọng. Các dự án đầu tƣ đƣợc thông qua phải là các dự án đáp ứng đƣợc yêu cầu có trong quy hoạch, định hƣớng phát triển kinh tế - đối ngoại của Liên hiệp Hữu nghị. Những vấn đề phát sinh trong dự án phải có ý kiến chỉ đạo trực tiếp của Đảng đoàn, lãnh đạo Liên hiệp Hữu nghị.

Công tác bố trí vốn cho các dự án đầu tƣ trong giai đoạn gần đây của Liên hiệp Hữu nghị đã đƣợc chỉ đạo tập trung hơn, giảm bớt đƣợc tình trạng đầu tƣ dàn trải, lãng phí, kém hiệu quả.

Đồng thời với các dự án đã và đang triển khai thực hiện, một số dự án chuẩn bị đầu tƣ cũng đƣợc tiến hành nhằm tiết kiệm thời gian và đáp ứng nhu cầu cấp bách trong đầu tƣ xây dựng.

Bảng 3.3: Kết quả thực hiện công tác chuẩn bị đầu tƣ 2013-2014

Đơn vị: triệu đồng

Danh mục

Năm 2013 Năm 2014

Số dự án KL thực

hiện Số dự án KH vốn

Khảo sát, quy hoạch 2 350 3 900

Chuẩn bị đầu tƣ 4 650 4 1150

Trong đó:

Hạ tầng cơ sở 2 635 3 520

Văn hóa đối ngoại 4 123 4 1030

(Nguồn: báo cáo 2013,2014 của Ban Quản lý các dự án ĐTXDCB)

Sau khi đƣợc phê duyệt nhiệm vụ, các đơn vị đại diện chủ đầu tƣ đã phối hợp với các đơn vị tƣ vấn và các Ban, đơn vị để khảo sát lập dự án theo đúng tiến độ, các dự án đƣợc lập và phê duyệt đúng trình tự, thủ tục, đảm bảo thời gian theo quy định, các phòng ban, đơn vị đã có sự phối hợp tốt trong họp thông qua dự án, trong công tác thẩm định trình phê duyệt dự án.

Tuy nhiên khâu chuẩn bị đầu tƣ còn nhiều hạn chế cả về mặt khách quan lẫn chủ quan. Cụ thể:

Việc xác định chủ trƣơng đầu tƣ, quy mô và tính chất đầu tƣ chƣa có sự thống nhất giữa các Ban, đơn vị gây khó khăn cho đơn vị tƣ vấn trong lập dự án, phải thay đổi thiết kế tổng dự toán, thời gian chuẩn bị đầu tƣ kéo dài. Do vậy tiến độ hoàn thành thủ tục triển khai các dự án chuẩn bị đầu tƣ đƣợc tập trung chỉ đạo

Cán bộ của Ban quản lý dự án chƣa đồng đều, nhiều cán bộ chƣa đầu tƣ thời gian nghiên cứu dự án trƣớc khi duyệt do đó có rất nhiều thiếu sót trong qua trình thực hiện dự án.

Một số dự án chƣa chọn đƣợc tƣ vấn làm việc có hiệu qủa, có trách nhiệm, hồ sơ tƣ vấn còn sơ sài, nội dung thiếu thực tế.

Nhiều nhà tƣ vấn không đáp ứng đƣợc yêu cầu đặt ra cho công tác lập dự án thiết kế, cụ thể:

Khảo sát chƣa đầy đủ, chính xác cả về địa hình và địa chất, số liệu khảo sát địa hình không đầy đủ, thiếu chính xác, khảo sát địa chất và đánh giá kết quả và đánh giá kết quả khảo sát địa chất không chuẩn dẫn đến việc khi thi công phát sinh gia cố, bổ sung thêm hạng mục, nội dung đầu tƣ (theo thống kê sơ bộ, gần 50% dự án - kể cả do Ban Quản lý dự án làm đại diện chủ đầu tƣ phải bổ sung, điều chỉnh hạng mục thiết kế).

Công tác điều tra xã hội học trong qúa trình lập dự án còn coi nhẹ, dự án thiếu thuyết phục do đó phải sửa đi, sửa lại nhiều lần.

Công tác thiết kế, tính toán kết cấu thiếu chuẩn xác dẫn tới thiếu, thừa hạng mục, khối lƣợng, làm mất thời gian của công tác thẩm định, kéo dài thời gian thực hiện dự án. Có những dự án thiết kế không hợp lý, thiếu thực tế làm suất đầu tƣ quá cao.

Nhiều nhà thầu tƣ vấn tƣ duy kiến trúc chƣa tốt khiến việc bố trí tổng mặt bằng dự án và không gian kiến trúc của các công trình văn hóa còn sơ sài, không hợp lý.

Công tác thẩm định dự án đầu tƣ đƣợc Văn phòng Liên hiệp Hữu nghị tập trung hoàn thiện. Thời gian thẩm định dự án đƣợc rút ngắn từ 7-10 ngày so với trƣớc đây.

Để công tác chuẩn bị đầu tƣ đạt đƣợc hiệu quả cao hơn cần quán triệt một số nội dung nhƣ sau:

Công tác quy hoạch tổng thể cần chủ động đi trƣớc một bƣớc và đồng bộ với việc triển khai các dự án đầu tƣ. Việc rà sóat thƣờng xuyên các quy họach còn thiếu tạo cơ sở cho các dự án đầu tƣ liên quan đƣợc thực hiện có kết quả.

Tình trạng ghi kế hoạch chuẩn bị đầu tƣ phân tán, chƣa tập trung vẫn còn xảy ra. Nhiều lĩnh vực công tác chuẩn bị đầu tƣ chƣa đƣợc coi trọng. Một số đơn vị đƣợc ghi kế hoạch không tích cực triển khai.

Công tác tƣ vấn là một trong những vấn đề cần quan tâm hàng đầu vì chất lƣợng tƣ vấn làm ảnh hƣởng lớn đến các bƣớc tiếp theo của dự án. Có dự án trong quá trình triển khai phải bổ sung phê duyệt lại nhiều lần do khâu chuẩn bị ban đầu còn sơ sài thiếu nghiêm túc, các yêu cầu của dự án chƣa đƣa vào đầy đủ. Ngoài ra còn do trong quá trình thực hiện khối lƣợng phát sinh nhiều, mặt bằng giá của nhà nƣớc thay đổi dẫn đến phải phê duyệt điều chỉnh dự án.

Năng lực của các Ban Quản lý dự án, các chủ đầu tƣ cần đƣợc nâng cao để đáp ứng đƣợc các yêu cầu nhiệm vụ đƣợc giao. Do thiếu những cán bộ có năng lực, trình độ chuyên môn nên việc triển khai thủ tục xây dựng cơ bản còn lúng túng, mất nhiều thời gian trong khâu thủ tục hành chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước tại Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Trang 59 - 62)