Quan điểm định hướng nhằm tăng cường quản lý dự án đầu tư xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước tại Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Trang 79 - 81)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1.4. Quan điểm định hướng nhằm tăng cường quản lý dự án đầu tư xây dựng

cơ bản bằng ngân sách Nhà nước tại Liên hiệp Hữu nghị đến năm 2020.

4.1.4.1 Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách Nhà nước tại Liên hiệp Hữu nghị phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển hoạt động đối ngoại Nhân dân của Đảng và Nhà nước.

Chiến lƣợc phát triển kinh tế đối ngoại của Đảng và Nhà nƣớc là căn cứ cho việc xác định, định hƣớng đối với việc phát triển của hoạt động ngoại giao nhân dân. Trong đó, đầu tƣ là một trong những hoạt động quan trọng nhất của nhiệm vụ phát triển kinh tế đối ngoại. Trong điều kiện hiện nay, để hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung và hoạt động đầu tƣ nói riêng đúng hƣớng và hiệu quả, công tác quản lý nhà nƣớc phải giữ một vị trí quan trọng.

Nguyên tắc quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động đầu tƣ phải tuân thủ mục tiêu kế hoạch, kế hoạch phải phù hợp với quy hoạch, quy hoạch chi tiết phải phù hợp với quy hoạch tổng thể, quy hoạch phải phù hợp với chiến lƣợc.

Đảm bảo sự phù hợp của hoạt động đầu tƣ với mục tiêu chiến lƣợc và quy hoạch giúp cho kinh tế - đối ngoại phát triển lành mạnh, đúng hƣớng, nền kinh tế đi lên có trật tự, có hệ thống, hiệu quả và bền vững. Đối với đất nƣớc ta, vấn đề này càng quan trọng. Nếu quản lý quy hoạch không tốt sẽ dễ chạy theo lợi ích trƣớc mắt mà bỏ qua các yếu tố xã hội, môi trƣờng, văn hoá …gây ra những tiêu cực, ảnh hƣởng về sau này.

4.1.4.2. Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước tại Liên hiệp Hữu nghị phải được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật hiện hành mà trực tiếp là luật đầu tư, luật ngân sách, luật tài nguyên và môi trường.

Hoạt động đầu tƣ, xây dựng đã đƣợc luật hóa cần đƣợc hoàn thiện và đồng bộ. Nhà nƣớc giữ vai trò chủ động trong định hƣớng, dẫn dắt nền kinh tế nên phải sử dụng nguồn lực hữu hạn của ngân sách nhà nƣớc để đầu tƣ tạo ra sức hấp dẫn, kết hợp với chính sách để lôi cuốn đƣợc sức mạnh của các doanh nghiệp, tận dụng đƣợc các nguồn lực xã hội, khai thác đƣợc tiềm năng thế mạnh của mọi thành phần kinh tế và thu hút đƣợc các nguồn lực từ bên ngoài.

Có thể chế để phát triển môi trƣờng tự nhiên văn hoá, nhanh chóng đƣa kinh tế Việt Nam hội nhập sâu sắc vào nền kinh tế thế giới hiệu quả và sâu sắc. Để nâng cao tính hiệu lực và tính khả thi của pháp luật cần vừa phải nâng cao năng lực của cơ quan nhà nƣớc trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, vừa đảm bảo sự tham gia hiệu qủa của nhân dân vào quá trình xây dựng pháp luật. Công bố rộng rãi các văn bản quy phạm pháp luật trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, đồng thời hƣớng dẫn nâng cao nhận thức pháp luật cho mọi ngƣời nắm rõ và thực hiện.

4.1.4.3. Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách Nhà nước tại Liên hiệp Hữu nghị phải phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN Việt Nam và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.

Vấn đề quản lý nhà nƣớc đối với các dự án đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc không phải chỉ đến thời kỳ mở cửa mới đặt ra mà ngay từ trong cơ chế kinh tế tập

trung, bao cấp trƣớc đây, nhà nƣớc cũng đã thực hiện quản lý đối với dự án đầu tƣ. Tuy nhiên thời kỳ này quản lý nhà nƣớc đối với dự án đầu tƣ đƣợc thực hiện trong khuôn khổ của cơ chế kế hoạch hoá tập trung. Vì vậy nó khó tránh khỏi tình trạng can thiệp trực tiếp theo kiểu chỉ huy, mang tính quan liêu, mệnh lệnh và bao cấp. Vốn đầu tƣ trong thời kỳ này đƣợc phân bổ dàn trải. Chính vì vậy mà hiệu quả đầu tƣ thấp, đầu tƣ không phát huy đƣợc vai trò, tạo đà để thúc đẩy tăng trƣởng và phát triển kinh tế.

Trong bối cảnh hội nhập và phát triển kinh tế thị trƣờng hiện nay, quản lý nhà nƣớc đối với dự án đầu tƣ nhất thiết phải đƣợc đổi mới theo yêu cầu của thể chế kinh thế thị trƣờng định hƣớng XHCN và phù hợp với thông lệ quốc tế theo nguyên tắc: nhà nƣớc quản lý điều tiết kinh tế- xã hội thông qua cơ chế chính sách, không trực tiếp can thiệp vào hoạt động của doanh nghiệp. Các dự án đầu tƣ từ nguồn ngân sách tập trung vào những lĩnh vực không sinh ra lợi nhuận trực tiếp nhƣng tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế và cộng đồng phát triển, nâng cao chất lƣợng cuộc sống, đồng thời tạo nên sức hút và kích thích các thành phần ngoài nhà nƣớc đầu tƣ vào lĩnh vực đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước tại Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)