Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước tại Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Trang 45 - 49)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Nguồn tài liệu

Thông tin là nguyên liệu đầu vào thiết yếu trong các công trình khoa học. Tài liệu phục vụ cho luận văn đƣợc thu thập tổng hợp, đa dạng từ mọi nguồn tài liệu khác nhau bao gồm: Các giáo trình khoa học quản lý, sách chuyên ngành, văn bản luật, nghị định, công trình khoa học đã công bố, các bài báo, tạp chí và các báo cáo thƣờng niên của Liên hiệp Hữu nghị.

Tài liệu thứ cấp đƣợc sử dụng chính trong đề tài là tài liệu có nguồn gốc từ tài liệu sơ cấp đã đƣợc phân tích, giải thích và thảo luận, diễn giải. Các nguồn tài liệu thứ cấp chủ yếu gồm: Sách giáo khoa, công trình nghiên cứu, bài báo, tập san chuyên đề, tạp chí, biên bản hội nghị, báo cáo khoa học, sách tham khảo, luận án, luận văn, thông tin thống kê, tài liệu văn thƣ, bản thảo viết tay, Internet.vv..và các báo cáo liên quan đến quá trình triển khai thực hiện các dự án đầu tƣ xây dựng cơ bản của Liên hiệp.

2.2.2 Phương pháp thu thập, số liệu và tài liệu

Tác giả đã đọc và nghiên cứu rất nhiều sách, báo, luận văn thạc sỹ đã công bố, tra cứu trên toàn bộ các phƣơng tiện thông tin đại chúng để làm nền tảng và tăng sự hiểu biết cho nghiên cứu khoa học của mình. Những kiến thức thu thập đƣợc trên các trang website, các tạp chí .vv.. là nguồn kiến thức quý giá đƣợc tích lũy qua quá trình nghiên cứu mang tính lịch sử lâu dài.

- Phƣơng pháp kinh nghiệm:

Tập hợp những kiến thức, kỹ năng quản lý dự án đầu tƣ xây dựng đã đƣợc đúc kết từ thực tiễn. Để thực hiện phƣơng pháp này, tác giả đã tìm hiểu tài liệu, kinh nghiệm quản lý dự án của một số tổ chức trong nƣớc. Từ đó khái quát những kinh nghiệm xảy ra trong những điều kiện và hoàn cảnh nhất định nào đó và xem xét có thể vận dụng vào đƣợc với điều kiện đặc thù của Liên hiệp Hữu nghị.

Sử dụng các giác quan để thu nhập các số liệu, dữ kiện cần thiết cho nghiên cứu. Sử dụng phƣơng pháp này để ghi nhận lại những hoạt động trong quá trình quản lý dự án. Kết quả thu đƣợc sẽ phối hợp với kết quả thu đƣợc từ những phƣơng pháp khác để đƣa ra đánh giá cụ thể.

2.2.3 Phương pháp xử lý số liệu và tài liệu

Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu, đề tài có sử dụng cả hai dạng xử lý thông tin gồm định tính và định lƣợng, trong đó chủ yếu sử dụng dạng xử lý thông tin định lƣợng để sắp xếp các con số rời rạc liên quan đến quản lý các dự án đầu tƣ xây dựng tại Liên hiệp, từ đó xây dựng các bảng số liệu, xây dựng các biểu đồ, để tìm ra mối liên hệ và xu hƣớng chung của các nội dung nghiên cứu.

Xử lý logic đối với thông tin định tính. Đây là việc đƣa ra những phán đoán về bản chất của sự kiện.

Xử lý toán học đối với các thông tin định lƣợng. Đây là việc sử dụng phƣơng pháp thống kê toán để xác định xu hƣớng, diễn biến của tập hợp số liệu thu thập

Số liệu và tài liệu của Luận văn đƣợc xử lý kết hợp nhiều phƣơng pháp khác nhau trong đó bao gồm 4 phƣơng pháp chủ yếu:

- Phƣơng pháp logic:

Đƣợc sử dụng trong toàn bộ luận văn: từ khung logic về cơ sở lý luận về quản lý các dự án đầu tƣ xây dựng đến tình hình quản lý; nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý các dự án đầu tƣ xây dựng toàn hệ thống nói chung và Liên hiệp Hữu nghị nói riêng tại Chƣơng 1.

Trong Chƣơng 3 phƣơng pháp logic đƣợc sử dụng nhiều bắt đầu từ đánh giá thực trạng quản lý các dự án đầu tƣ xây dựng tại Liên hiệp Hữu nghị. Khung khổ lý luận trong Chƣơng 1 đƣợc kết hợp thực trạng trong Chƣơng 3 để đánh giá thực trạng, điểm mạnh điểm hạn chế trong quản lý các dự án đầu tƣ xây dựng tại Liên hiệp Hữu nghị. Nội dung về quản lý vốn đƣợc thể hiện có sự kết hợp logic từ khái niệm cơ bản đến nội dung về quản lý dự án, các nhân tố ảnh hƣởng và tiêu chí đánh giá.vv...

Chƣơng 4 đƣợc tổng hợp từ thực trạng, đánh giá về quản lý các dự án đầu tƣ xây dựng đã trình bày trong Chƣơng 3 để đƣa ra đƣợc những phƣơng hƣớng và giải

pháp cho việc hoàn thiệc quản lý các dự án đầu tƣ xây dựng bằng nguồn vốn nhà nƣớc tại Liên hiệp Hữu nghị. Các nội dung trong từng chƣơng, mục, tiểu mục cũng đƣợc gắn kết với nhau theo một logic chặt chẽ.

- Phƣơng pháp thống kê, mô tả

Tập hợp, mô tả những thông tin đã thu thập đƣợc về hiện tƣợng nghiên cứu nhằm làm cơ sở cho việc tổng hợp, phân tích các hiện tƣợng cần nghiên cứu.

Đối tƣợng nghiên cứu của thống kê là các hiện tƣợng số lớn bao gồm nhiều đơn vị, phần tử khác nhau, biến động không ngừng theo không gian và thời gian, vì vậy một yêu cầu đặt ra là cần có những phƣơng pháp khai thác, thống kê cho phù hợp với từng điều kiện hoàn cảnh để thông tin đƣợc thu thập chính xác và kịp thời.

Phƣơng pháp thống kê, mô tả đƣợc sử dụng phổ biến trong chƣơng 3. Số liệu thống kê về số lƣợng dự án đang thực hiện, số liệu giải ngân, thanh toán quyết toán nguồn vốn đầu tƣ xây dựng.

- Phƣơng pháp phân tích - tổng hợp

Phân chia cái toàn thể của đối tƣợng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu đƣợc đối tƣợng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu đƣợc cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy.

Nhiệm vụ của phân tích là thông qua cái riêng để tìm ra đƣợc cái chung, thông qua hiện tƣợng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến. Tổng hợp là quá trình ngƣợc với quá trình phân tích, nhƣng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung cái khái quát.

Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, kết quả đƣợc tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra đƣợc bản chất, quy luật vận động của đối tƣợng nghiên cứu. Phƣơng pháp này đƣợc dùng chủ yếu ở Chƣơng 1 và Chƣơng 3.

- Phƣơng pháp so sánh

Phƣơng pháp so sánh đƣợc sử dụng chủ yếu ở chƣơng 3, số liệu thực tế liên quan đến hoạt động đầu tƣ xây dựng cơ bản đƣợc tổng hợp lại và phân chia theo

từng hạng mục cụ thể về nguồn vốn, kế hoạch thực hiện, kết quả đạt đƣợc ..vv. Các dữ liệu đó đƣợc đƣa ra so sánh giữa các thời kỳ, giữa các lĩnh vực và sự biến động trong quá trình thực hiện để phân tích đánh giá.

Chƣơng 3 : THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước tại Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Trang 45 - 49)