Quản lý công tác thực hiện dự án

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước tại Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Trang 62 - 66)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2 Hoạt động quản lý dự án đầu tƣ xây dựng cơ bản bằng ngân sách Nhà nƣớc

3.2.4 Quản lý công tác thực hiện dự án

3.2.4.1 Công tác thẩm định thiết kế kỹ thuật- tổng dự toán

Trong những năm qua, công tác thiết kế kỹ thuật tổng dự toán đã đƣợc chỉ đạo sát sao hơn, tuy nhiên trong quá trình thực hiện còn một số hạn chế:

- Một số nội dung liên quan đến công tác thẩm định công nghệ, thiết bị chuyên ngành chƣa đƣợc chỉ đạo cụ thể, còn có sự đùn đẩy giữa các cơ quan gây chậm chễ, kéo dài việc tổ chức đấu thầu thực hiện dự án.

- Nhà nƣớc thay đổi một số văn bản hƣớng dẫn về chi phí nhân công và chi phí khác trong dự toán xây dựng cơ bản làm cho nhiều dự án chuẩn bị đầu tƣ phải điều chỉnh lại giá mới nên tiến độ thực hiện dự án bị chậm lại ít nhất vài tháng.

- Một số chủ đầu tƣ chƣa khẩn trƣơng hoàn thiện kỹ thuật- tổng dự toán của cả dự án ảnh hƣởng đến việc bổ sung điều chỉnh dự án cũng nhƣ thanh quyết toán vốn đầu tƣ.

3.2.4.2 Công tác giải phóng mặt bằng

Trong những năm trở lại đây, Liên hiệp Hữu nghị đã chú trọng đến công tác giải phóng mặt bằng và coi đây là nguyên nhân chủ yếu làm chậm trễ tiến độ thi công của các công trình có giải phóng mặt bằng. Các dự án do Liên hiệp Hữu nghị

triển khai giải phóng mặt bằng cơ bản đều đƣợc bàn giao kịp thời cho các nhà thầu. Đối với dự án Xây dựng Cung hữu nghị Việt Trung, công tác đền bù, giải phóng mặt bằng do UBND thành phố Hà Nội triển khai thực hiện. Do đó Liên hiệp Hữu nghị đã bị động trong việc bàn giao mặt bằng để thi công xây dựng và đã ảnh hƣởng lớn đến tiến độ dự án. Hậu quả là Dự án khởi công từ năm 2001 nhƣng đến năm 2010 mới hoàn thiện công tác giải phóng mặt bằng, bàn giao mặt băng cho đơn vị thi công xây dựng)

3.2.4.3 Công tác lập kế hoạch đấu thầu và tổ chức đấu thầu

Trong nhiều năm qua, Ban Đầu tƣ xây dựng cơ bản đƣợc giao nhiệm vụ đã cơ bản làm tốt công tác đấu thầu, chỉ định thầu tuân thủ các quy định của Luật và Nghị định của Chính Phủ. Thông tin công khai đúng luật trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng theo đúng trình tự, thủ tục của luật đấu thầu, xét thầu công khai và chặt chẽ. Trong những năm qua, hình thức tổ chức đấu thầu rộng rãi đƣợc áp dụng nhiều. Tuy nhiên trong thực tế, số lƣợng các gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi chiếm tỷ trọng không cao. Hình thức chỉ định thầu vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng số các gói thầu (chiếm khoảng 55%), tuy nhiên giá trị các gói thầu nhỏ, chỉ chiếm khoảng 6-7% giá trị trúng thầu.

Sang năm 2012, các dự án sử dụng nguồn vốn nhà nƣớc đã chủ yếu thực hiện hình thức đấu thầu rộng rãi nên tỷ trọng các dự án áp dụng hình thức chỉ định thầu giảm đáng kể (chỉ còn khoảng 20%). Để hạn chế việc thực hiện sai quy chế đấu thầu cần triển khai triệt để việc tổ chức đấu thầu rộng rãi, tổ chức công tác tƣ vấn trong việc tổ chức đấu thầu nghiêm túc sẽ tạo điều kiện cho dự án thực hiện đạt hiệu quả những bƣớc tiếp theo. Mặt khác chất lƣợng một số công việc liên quan đến đấu thầu có tác động rất lớn đến hiệu quả của công tác này nhƣ báo cáo đầu tƣ, thiết kế, tổng dự toán hoặc dự toán.

3.2.4.4 Công tác triển khai tổ chức thi công, giám sát trong quá trình thi công. * Đối với Ban quản lý dự án và các Ban, đơn vị chuyên môn.

Mặc dù với lực lƣợng cán bộ công chức hạn chế (Ban Quản lý các dự án đầu tƣ XDCB chỉ có 8 ngƣời, Ban quản lý dự án đƣợc thành lập cho từng dự án và phần

lớn cán bộ là kiêm nhiệm nhƣng trong 3 năm qua công tác tổ chức thực hiện dự án, quản lý, giám sát chất lƣợng công trình đã có nhiều nỗ lực, cố gắng, chất lƣợng các dự án đều đạt từ khá trở lên, hiệu quả đầu tƣ cao. Trong chỉ đạo thi công, đã rất kiên quyết yêu cầu các nhà thầu nào vi phạm về vấn đề đƣa vật tƣ không đúng chủng loại vào công trình, thi công không đảm bảo chất lƣợng đều phải phá đi làm lại từ đầu. Đã có công trình nhà thầu phải dỡ bỏ, thi công lại những hạng mục, phần việc không đúng thiết kế.

Tuy nhiên trong công tác giám sát còn bộc lộ một số tồn tại:

- Lãnh đạo chƣa đi sâu, đi sát để chỉ đạo, uốn nắn kịp thời những tồn tại trong quá trình thi công của nhà thầu và đôn đốc cán bộ giám sát bám hiện trƣờng, nhiều khi còn phó mặc cho cán bộ giám sát.

- Cán bộ giám sát chƣa kiên quyết với những nhà thầu, vẫn thiếu nghiêm túc từ việc để vật tƣ không đúng chủng loại vào công trình, thi công bớt xén khối lƣợng, thi công ẩu, kém chất lƣợng

- Còn tình trạng cán bộ giám sát ngại va chạm, không kiên quyết trong giám sát, trốn tránh trách nhiệm.

- Việc kiểm tra, xử lý trách nhiệm của nhà thầu sau khi công trình đã bàn giao (đang trong thời gian bảo hành chƣa đƣợc chú trọng, dẫn đến chậm chễ trong khắc phục tồn tại các công trình, gây bức xúc trong các đơn vị sử dụng của Liên hiệp Hữu nghị.

* Về phía các nhà thầu thi công xây dựng

Trong những năm qua đã có số lƣợng lớn nhà thầu tham gia đấu thầu, chỉ định thầu thi công các dự án của Liên hiệp Hữu nghị. Kết quả hoạt động của các nhà thầu đã góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - đối ngoại, làm thay đổi bộ mặt Liên hiệp Hữu nghị.

Kết quả đạt đƣợc của các nhà thầu rất đáng khích lệ nhƣng cũng cần phải nghiêm túc rút kinh nghiệm trong quá trình thi công của một số nhà thầu đã và đang thực hiện các gói thầu của Liên hiệp Hữu nghị:

- Về năng lực, một số nhà thầu chỉ có năng lực trên hồ sơ còn thực tế trong quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng rất lúng túng, tổ chức công trình rất kém, không gọn gàng để xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trƣờng, lực lƣợng cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề quá mỏng, chủ đầu tƣ phải hƣớng dẫn từ khâu lập ban chỉ huy công trƣờng cho đến tổ chức thi công.

- Thứ hai, về tuân thủ các cam kết trong hồ sơ dự thầu, còn có nhà thầu tuân thủ không nghiêm túc.

- Đối với vật tƣ còn một số nhà thầu đƣa vật tƣ kém chất lƣợng hoặc không đúng chủng loại vào công trình nhƣ gạch, thép, xi măng, cát sỏi...

- Về chất lƣợng trong thi công: nhiều nhà thầu không tuân thủ quy trình, vi phạm trong thi công, vật tƣ không đúng vẫn thi công, dẫn tới nhiều công trình bị chủ đầu tƣ lập biên bản đình chỉ thi công, phải làm lại hay phải giảm trừ trong khi quyết toán

3.2.4.5 Công tác thanh, quyết toán vốn đầu tư

Công tác thanh quyết toán vốn đầu tƣ là một khâu không thể thiếu của quá trình thực hiện dự án, đảm bảo hoàn thành trọn vẹn dự án. Trong những năm qua việc thanh toán khối lƣợng cho các nhà thầu của Ban quản lý dự án rất kịp thời, việc giải ngân của Liên hiệp Hữu nghị cuối các năm đều hoàn thành đúng kế họach đƣợc giao. Do Liên hiệp triển khai giao kế hoạch vốn đầu tƣ ngân sách từ đầu năm tạo điều kiện cho các đơn vị chủ động triển khai sớm việc thực hiện dự án, góp phần cho cơ quan thẩm định thanh toán vốn đầu tƣ lên kế hoạch hƣớng dẫn việc cấp phát từng quý đƣợc chuẩn xác. Hầu hết tiến độ quyết toán các dự án đều đảm bảo tiến độ tất toán tài khoản kịp thời. Kho bạc nhà nƣớc đã tập trung chỉ đạo việc thanh toán vốn, quy trình, chất lƣợng trong kiểm soát thẩm định và thanh quyết toán vốn từng bƣớc đƣợc nâng cao, cải tiến thủ tục hồ sơ, giảm thời gian giải quyết khi tạm ứng vốn, các cơ quan tổng hợp (tài chính, kho bạc, kế hoạch, xây dựng) đã có sự phối hợp trong việc đôn đốc công tác thanh quyết toán vốn đầu tƣ các dự án tồn động trên tài khoản kho bạc.

Tuy nhiên, công tác này cũng còn một số thiếu sót, hạn chế:

- Về hồ sơ pháp lý, hồ sơ thanh toán, quyết toán: còn nhiều nhà thầu hồ sơ rất luộm thuộm nhất là hồ sơ nghiệm thu, quyết toán, hoàn công, chủ đầu tƣ phải đôn

đốc và làm hộ rất nhiều lần nhƣng vẫn không rút đƣợc kinh nghiệm. Thủ tục nghiệm thu thanh quyết toán còn làm rất chậm, ảnh hƣởng cả đến tiến độ giải ngân của dự án. Thời gian làm quyết toán kể từ khi bàn giao công trình nhóm C trƣớc 3 tháng, nhóm B trƣớc 6 tháng song nhiều nhà thầu không tuân thủ quy định trên của Nhà nƣớc, thƣờng dây dƣa kéo dài thời gian quyết toán ảnh hƣởng đến chủ đầu tƣ.

- Các dự án đầu tƣ đƣợc giao kế hoạch đầu tƣ vốn đầu năm nhƣng không đảm bảo đầy đủ các điều kiện để ghi kế hoạch vốn theo quy định.

- Số lƣợng các dự án có nhu cầu về vốn ngày càng tăng trong khi nguồn vốn ngân sách có hạn dẫn đến công tác triển khai gặp nhiều khó khăn. Nguồn vốn ngân sách cho đầu tƣ phát triển nhất là các dự án lớn còn nhiều khó khăn cần đƣợc tập trung tháo gỡ.

Tóm lại với những kết quả thành tích đạt đƣợc trong những năm qua, công tác quản lý nhà nƣớc về dự án đầu tƣ bằng nguồn ngân sách đã đóng vai trò hết sức quan trọng, góp phần to lớn vào thúc đẩy phát triển kinh tế- đối ngoại tại Liên hiệp Hữu nghị, giúp Liên hiệp đạt đƣợc những thành tựu quan trọng: Cơ sở vật chất, kỹ thuât phục vụ công tác đối ngoại đƣợc cải thiện, môi trƣờng cho hoạt động thúc đẩy giao lƣu hợp tác với các tổ chức quốc tế đƣợc tăng cƣờng, vận động phi chỉnh phủ nƣớc ngoài đáp ứng đƣợc mục tiêu đề ra.

Tuy nhiên, nhƣ đánh giá, chất lƣợng công tác quản lý dự án đầu tƣ tại Liên hiệp còn bộc lộ nhiều khiếm khuyết, yếu kém đòi hỏi Liên hiệp Hữu nghị, chủ đầu tƣ, các Ban, đơn vị, đại diện chủ đầu tƣ làm nhiệm vụ quản lý về đầu tƣ, xây dựng cơ bản đến các nhà tƣ vấn, các nhà thầu đều phải tự hoàn thiện, nâng cao năng lực, trình độ để đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý đầu tƣ trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước tại Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Trang 62 - 66)