Định hướng phát triển kinh tế đối ngoại của Liên hiệp Hữu nghị đến năm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước tại Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Trang 77 - 78)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1.2 Định hướng phát triển kinh tế đối ngoại của Liên hiệp Hữu nghị đến năm

Phát huy tính chủ động , sáng tạo, ƣu thế và tính linh hoạt của đối ngoại nhân dân để hậu thuẫn cho đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nƣớc nhằm huy động tinh thần đoàn kết quốc tế, quan hệ hữu nghị và hợp tác ủng hộ Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ tổ quốc; đấu tranh hiệu quả trên các lĩnh vực nhạy cảm nhƣ dân chủ, tôn giáo, nhân quyền và chủ quyền biển đảo.

Tiếp tục duy trì, củng cố phát triển và làm sâu sắc hơn quan hệ với các đối tác ở các nƣớc láng giềng, thành viên ASEAN..vv

Cải tiến phƣơng thức tổ chức và nội dung nhằm nâng cao hiệu quả thiết thực của các hoạt động đối ngoại.

Chú trọng nâng cao hiệu quả chính trị và đẩy mạnh các hoạt động hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học, giáo dục....Tăng cƣờng kết hợp hoạt động hữu nghị với vận động viện trợ phi chính phủ nƣớc ngoài.

Hình thành cơ chế phối hợp các tổ chức nhân dân Việt Nam trong các hoạt động đối ngoại nhân dân, nhằm đảm bảo sự thống nhất và phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức nhân dân. Tăng cƣờng huy động các nguồn lực về trí tuệ và vật chất trong xã hội để đẩy mạnh các mặt công tác của Liên hiệp Hữu nghị.

Củng cố và phát triển tổ chức Liên hiệp Hữu nghị vững mạnh thông qua việc khẳng định rõ tính chất, vị trí, vai trò, chức năng và nhiệm vụ của Liên hiệp Hữu nghị và đảm bảo các chế độ chính sách cho Liên hiêp Hữu nghị. Củng cố, phát triển tổ chức; thống nhất mô hình tổ chức của các tổ chức thành viên ở các tỉnh, thành phố trực thuộc TW theo hƣớng đảm bảo vai trò là tổ chức chuyên trách về đối ngoại nhân dân, làm công tác chính trị đối ngoại và là bộ phận cấu thành của lực lƣợng đối ngoại chuyên trách của nƣớc ta; tăng cƣờng sự gắn kết của Liên hiệp Hữu nghị và các tổ chức thành viên; bồi dƣỡng, đào tạo nhằm nâng cao năng lực của cán bộ chuyên trách và các lực lƣợng tham gia công tác đối ngoại nhân dân.

Tích cực vận động viện trợ phi chính phủ phục vụ các mục tiêu xây dựng và phát triển đất nƣớc và làm tốt công tác quản lý phi chính phủ nƣớc ngoài thông qua việc hƣớng dẫn và triển khai thực hiện các văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nƣớc ngoài.

Tổ chức lại để nâng cao tầm công tác nghiên cứu; nâng cao chất lƣợng công tác thông tin đối ngoại và tuyên truyền có chiều sâu về hoạt động của Liên hiệp Hữu nghị nói riêng và về đối ngoại nhân dân nói chung đến các tầng lớp nhân dân trong và ngoài nƣớc.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước tại Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Trang 77 - 78)