CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, THẢO LUẬN
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thuế đối với các doanh nghiệp
3.2.2. Yếu tố chủ quan
Thứ nhất, tổ chức bộ máy quản lý thuế: Hiện nay, Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên tổ chức bộ máy quản lý thuế theo mô hình chức năng kết hợp với quản lý theo sắc thuế nhằm đảm bảo có thể thực hiện các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan thuế một cách đầy đủ để các doanh nghiệp có thể thực hiện có thể thực hiện tự khai và tự nộp thuế vào NSNN. Kết quả điều tra cho thấy 100% doanh nghiệp nông nghiệp đánh giá tổ chức bộ máy quản lý thuế theo mô hình chức năng kết hợp với quản lý theo sắc thuế tại Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên và các Chi cục Thuế trực thuộc là phù hợp, thuận lợi cho người nộp thuế.
Cục Thuế Thái Nguyên đã xây dựng cơ cấu cán bộ thuế theo chức năng tại từng cấp cơ quan thuế và chính sách phát triển cán bộđảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn lực cho công tác quản lý thuế của ngành. Tuy nhiên, số lượng công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra hiện còn ít, lực lượng khá mỏng khi phải bao quát một địa bàn rộng lớn, doanh nghiệp phân tán rải rác, giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn như tỉnh Thái Nguyên. Điều này khiến cho công tác thanh tra, kiểm tra còn hạn chế, chưa mang lại hiệu quả cao.
Thứ hai, cơ sở vật chất của cơ quan thuế: Hầu hết các trụ sở cơ quan thuế tại tỉnh Thái Nguyên đều được xây dựng đã lâu, một số hạng mục có dấu hiệu xuống cấp, ảnh hưởng đến quá trình làm việc của cán bộ công chức. Hiện nay, ngành thuế Thái Nguyên đang từng bước nâng cấp nhiều trụ sở cơ quan thuế, lắp đặt trang thiết bị hiện đại phục vụ kịp thời công tác quản lý thu thuế.
Trình độ, năng lực cán bộ thuế đóng vai trò quan trọng quyết định đến hiệu quả quản lý thu thuế. Nhìn chung, đội ngũ cán bộ công chức ngành thuế Thái Nguyên đang dần được trẻ hóa, có trình độ năng lực, có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp tốt. Tuy nhiên, quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế.
Ví dụ: Công tác thu thập thông tin, phân tích, đánh giá rủi ro của đội ngũ công chức làm công tác thanh tra kiểm tra chưa mang lại hiệu quả cao. Công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế chưa được chú trọng, còn mang tính hình thức. Từ năm 2017 đến năm 2019, 100% số hồ sơ khai thuế kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế của các doanh nghiệp nông nghiệp đều được chấp nhận và không có điều chỉnh.
Thứ tư, công tác tin học: Cục Thuế đã triển khai kịp thời các ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý thuế, quản lý nội bộ ngành và hỗ trợ người nộp thuế theo chỉ đạo của Tổng cục Thuế. Duy trì hệ thống máy chủ hoạt động tốt, đảm bảo an toàn về bảo mật, duy trì hệ thống đường truyền thông suốt từ Tổng cục - Cục thuế - Chi cục thuế. Khắc phục kịp thời sự cố về mạng cho các Chi cục Thuế; Cập nhật đầy đủ các phiên bản Virus mới; Kiểm tra cài đặt bổ sung phần mềm diệt virus của ngành cho tất cả các máy trạm tại các phòng, các Chi cục Thuế.
Thực hiện nâng cấp các ứng dụng: Quản lý thuế tập trung (TMS); Hỗ trợ kê khai thuế; Khai thuế qua mạng; Hỗ trợ đọc tờ khai định dạng XML; Nhận tờ khai mã vạch tập trung; Ứng dụng quản lý tài sản…. và hỗ trợ các ứng dụng, hỗ trợ xử lý kịp thời các vướng mắc trong quá trình sử dụng ứng dụng. Tổ chức thực hiện việc kiểm tra, đánh giá tình hình sử dụng các ứng dụng tại các Chi cục Thuế, hỗ trợ các Chi cục xử lý dứt điểm những vướng mắc, tồn tại liên quan đến sử dụng ứng dụng và cơ sở dữ liệu trên ứng dụng.
Tuy nhiên, việc sử dụng và khai thác dữ liệu trên các ứng dụng, nhất là hệ thống quản lý thuế tập trung TMS còn gặp khó khăn, chưa đạt yêu cầu do chức năng của ứng dụng khá phức tạp, khó tra cứu, đòi hỏi phải tuân thủ chặt chẽ quy trình nên còn có cán bộ tiếp cận chưa được kịp thời nên khó khăn trong khai
thác dữ liệu phục vụ công tác nhất là cán bộ cao tuổi, cán bộ chuyển đổi vị trí công tác.