tại tỉnh Thái Nguyên
Loại hình Số lượng DN Số DN điều tra Tỷ trọng (%)
Công ty TNHH 12 6 50
Công ty cổ phần 29 16 55
Doanh nghiệp tư nhân 117 58 99
(Nguồn: Cục Thuế Thái Nguyên - từ Hệ thống Quản lý Thanh tra, kiểm tra TTR)
- Đối với việc thu thập thông tin từ các công chức quản lý thuế:
Tổng số cán bộ làm công tác quản lý doang nghiệp tại văn phòng Cục Thuế và Chi cục thuế là 100 cán bộ. Tác giả thực hiện phát phiếu điều tra đến 50 chuyên viên, kiểm tra viên thuế đang trực tiếp làm công tác quản lý thuế tại văn phòng Cục Thuế theo tỉ lệ chọn mẫu là 50% cán bộ công chức đang thực hiện công tác quản lý thuế thuộc Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên.
d. Nội dung phiếu điều tra:
Phiếu điều tra được chia thành 2 loại, 1 loại danh cho các doanh nghiệp nông nghiệp (phụ lục 01 – Phiếu điều tra về quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp nông nghiệp), 1 loại dành cho công chức quản lý thuế (phụ lục 02). Bảng câu hỏi điều tra sẽđược chia thành hai phần chính:
Phần I: Thông tin cá nhân (đơn vị) của người (đơn vị) tham gia trả lời bảng câu hỏi điều tra như: Tên, tuổi, giới tính, đơn vị công tác, chức vụ, ...
Phần II: Các câu hỏi điều tra cụ thể nhằm đánh giá thực trạng việc thực hiện chính sách thuế đối với các doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, bao gồm: Đánh giá của các doanh nghiệp về quy trình quản lý thuế (nộp thuế, các hồ sơ thủ tục nộp thuế, các quy định pháp luật về hoạt động nộp thuế, mức thuế, chính sách thuế....) đối với các doanh nghiệp nông nghiệp…
d. Phương thức tiến hành thu thập dữ liệu.
Đề tài tiến hành điều tra bằng các câu hỏi đã chuẩn hóa trên phiếu điều tra liên quan đến công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp nông nghiệp.
Người thu thập thông tin sơ cấp gồm 2 nhóm:
Thứ nhất: Công chức quản lý thuế tại Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên. Thứ hai: Doanh nghiệp nông nghiệp do Cục Thuế Thái Nguyên quản lý. Việc lập phiếu điều tra đối với các doanh nghiệp đang hoạt động nhằm đánh giá nhận thức của chủ doanh nghiệp về vai trò của thuế đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, những ý kiến về chính sách thuế hiện
nay và đánh giá đáp ứng của cơ quan thuế trong công tác quản lý thuế.
Thời gian thu thập số liệu sơ cấp: Các mẫu điều tra này gửi đến các doanh nghiệp nông nghiệp, công chức làm công tác quản lý thuế tại văn phòng Cục Thuế, các Chi cục Thuế trực thuộc Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên và thu về trong vòng 2 tháng từ ngày 30/6/2020 đến đến ngày 30/8/2020.
2.3.1.2. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Là những số liệu liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình nghiên cứu của đề tài đã được công bố chính thức ở các cấp, các ngành nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài. Nguồn số liệu được lấy từ các chương trình phần mềm ứng dụng của cơ quan thuế như:
- TMS: Chương trình quản lý thuế tập trung. - TPH: Chương trình tổng hợp dữ liệu toàn ngành - BCTC: Chương trình tổng hợp báo cáo tài chính - THUEDIENTU: Hệ thống quản lý người nộp thuế - TTR: Ứng dụng hỗ trợ thanh tra, kiểm tra người nộp thuế
Ngoài ra, tác giả thu thập số liệu qua các công trình khoa học của tập thể và cá nhân đã công bố, các báo cáo tổng kết, các bài viết có liên quan đến đề tài luận văn của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, các Cục Thuế của các địa phương, Cục Thuế và các Chi cục Thuế thuộc tỉnh Thái Nguyên. Các báo cáo của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, …, các tạp chí, internet, …
2.3.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Để tổng hợp số liệu phục vụ nghiên cứu đề tài sử dụng phương pháp chủ yếu là phương pháp thống kê mô tả:
Thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế; bao gồm giá trị trung bình, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất và mốt; phân tích tần số xuất hiện của các đối tượng nghiên cứu.
Thống kê mô tả để phân tích nguồn dữ liệu thứ cấp thu thập từ các báo cáo tổng kết hàng năm của Cục Thuế nhằm phản ánh thực trạng về chấp hành
luật thuế của các doanh nghiệp nông nghiệp do Cục Thuế Thái Nguyên quản lý. Thông tin và các số liệu sau khi thu thập được, sẽ được loại bỏ những thông tin sai lệch, thiếu chính xác sau đó tiến hành phân loại và tổng hợp theo phương pháp thống kê để phục vụ cho việc phân tích đánh giá.
Thông tin sơ cấp và các số liệu sau khi thu thập được sẽđược cập nhật và tính toán tùy theo mục đích nghiên cứu, phân tích của đề tài trên chương trình Excel 2016 của Microsoft Office.
Các tài liệu, số liệu sau khi thu thập sẽ được phân loại, tính toán và tổng hợp vào các bảng biểu thống kê để phục vụ cho việc phân tích đánh giá của luận văn.
Các thông tin, số liệu sau khi được xử lý sẽđược sử dụng đểđể so sánh đối chiếu các chỉ tiêu thống kê, so sánh sự khác nhau về tình hình tuân thủ các quy định về quản lý thuế. Trên cơ sở các chỉ tiêu đã được tính toán, tiến hành so sánh các chỉ tiêu có mối quan hệ tương quan như kết quả thực hiện so kế hoạch... và các chỉ tiêu tương ứng qua đó giúp phát hiện những sự khác biệt, những bất cập trong công tác quản lý thuế, đánh giá những ưu, khuyết điểm, khó khăn, thuận lợi làm cơ sở đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp nông nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên.
2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
+ Về tuyên truyền hỗ trợ
Chỉ số tuyên truyền hỗ trợ phản ánh chất lượng, hiệu quả của công tác tuyên truyền hỗ trợ đối với người nộp nộp thuế. Bao gồm một số chỉ số như:
-Tỷ lệ văn bản trả lời NNT đúng hạn
-Số cuộc đối thoại, lớp tập huấn đã tổ chức trên số cán bộ của bộ phận tuyên truyền hỗ trợ.
+ Về kê khai thuế
-Tỷ lệ doanh nghiệp khai thuế qua mạng trên số doanh nghiệp đang hoạt động: Phản ánh tình hình tiếp cận và ứng dụng công nghệ của doanh nghiệp trong công tác kê khai thuế.
Công thức tính:
Tỷ lệ doanh nghiệp
khai thuế qua mạng =
Số lượng doanh nghiệp khai thuế
qua mạng
x 100
Số lượng doanh nghiệp đang hoạt
động
- Tỷ lệ nộp tờ khai thuế: Phản ánh mức độ chấp hành nghĩa vụ nộp tờ khai thuế của các doanh nghiệp:
Công thức tính: Tỷ lệ nộp tờ khai thuế = Số tờ khai phải nộp x 100 Số tờ khai đã nộp - Tỷ lệ nộp tờ khai đúng hạn: Phản ánh mức độ tuân thủ thời hạn nộp tờ khai thuế của đơn vị.
Công thức tính: Tỷ lệ nộp tờ khai đúng hạn = Số tờ khai nộp đúng hạn x 100 Số tờ khai đã nộp + Về quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế
-Tỷ lệ tiền nợ thuế với số thực hiện thu của ngành thuế: Phản ảnh hiệu quả công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế. Chỉ số này càng thấp chứng tỏ công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế thực hiện tốt và ngược lại. Thông thường, tỷ lệ nợ ở mức cho phép phải dưới 5%.
Công thức tính:
Tỷ lệ nợ thuế =
Số tiền nợ thuế tại thời điểm 31/12 năm
x 100
Tổng thu nội địa do ngành thuế quản lý
+ Về thanh tra, kiểm tra
- Tỷ lệ doanh nghiệp đã thanh tra, kiểm tra: Phản ánh mức độ kiểm tra, giám sát tình hình chấp hành pháp luật thuế trong quản lý thuế đối với các
doanh nghiệp. Công thức tính: Tỷ lệ doanh nghiệp đã thanh tra, kiểm tra =
Số doanh nghiệp đã kiểm tra trong năm
x 100
Số doanh nghiệp đang hoạt động
-Tỷ lệ doanh nghiệp thanh tra, kiểm tra phát hiện có sai phạm: Phản ánh tình hình tuân thủ pháp luật về thuế của các doanh nghiệp qua thanh tra, kiểm tra.
Công thức tính: Tỷ lệ DN thanh tra, kiểm tra phát hiện có sai phạm Số DN kiểm tra phát hiện có sai phạm = x 100
Số doanh nghiệp đã kiểm tra trong năm
- Số thuế truy thu bình quân một cuộc thanh tra, kiểm tra: Phản ảnh chất lượng thực hiện một cuộc thanh tra, kiểm tra của công chức thuế làm nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra.
Công thức tính:
Số thuế truy thu bình quân
1 cuộc thanh tra, kiểm tra =
Tổng số thuế truy thu sau kiểm tra
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, THẢO LUẬN
3.1. Đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp nông nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên nông nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên
3.1.1. Khái quát về Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên
3.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên
Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên được thành lập theo quyết định số 314/QĐ- TCCB ngày 21/08/1990 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc thành lập Cục Thuế Nhà nước tỉnh Thái Nguyên và các Chi cục Thuế trực thuộc.
Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên là tổ chức trực thuộc Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính, có chức năng thực hiện công tác quản lý thu thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là thuế) thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn theo quy định. Trải qua hơn 30 năm xây dựng và phát triển, Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên luôn là một tổ chức đoàn kết, thống nhất, hoàn thành tốt nhiệm vụ thu ngân sách được Đảng, nhà nước giao góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.
3.1.1.2. Cơ cấu, tổ chức, bộ máy hoạt động của Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên
Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên theo cơ cấu tổ chức có 12 Phòng chức năng, 01 Chi cục Thuế Thành phố và 04 Chi cục Thuế khu vực. Các phòng tại văn phòng Cục Thuế có chức năng và nhiệm vụ theo quy đinh tại Quyết định số 502/QĐ-TCT ngày 29/3/2010 và Quyết định số 211/QĐ-TCT ngày 12/3/2019 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng, văn phòng thuộc Cục Thuế, cụ thể như sau:
+ Phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế: Giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền về chính sách, pháp luật thuế, hỗ trợ người nộp thuế trong phạm vi Cục Thuế quản lý.
+ Phòng Kê khai và Kế toán thuế: Giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức thực hiện công tác đăng ký thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, kế toán thuế, thống kê
thuế trong phạm vi Cục Thuế quản lý như: Xây dựng chương trình, nội dung, kế hoạch thực hiện công tác kê khai, kế toán thuế và thống kê thuế trên địa bàn, thực hiện chếđộ báo cáo kế toán thuế, thống kê thuế theo quy định...
+ Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế: Giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức thực hiện công tác quản lý nợ thuế, đôn đốc thu tiền thuế nợ và cưỡng chế thu tiền thuế nợ, tiền phạt trong phạm vi quản lý.
+ Phòng Thanh tra-Kiểm tra số 1,2,3: Giúp Cục trưởng Cục Thuế Thanh tra, kiểm tra, giám sát kê khai người nộp thuế trong việc chấp hành pháp luật thuế; giải quyết tố cáo về hành vi trốn lậu thuế, gian lận thuế liên quan đến người nộp thuế thuộc phạm vi Cục Thuế quản lý; chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý trực tiếp của Cục Thuế, bao gồm các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thu phí và lệ phí của các đơn vị sự nghiệp có thu.
+ Phòng Nghiệp vụ - Dự toán - Pháp chế: Giúp Cục trưởng Cục thuế trong việc chỉđạo, hướng dẫn nghiệp vụ quản lý thuế, chính sách, pháp luật thuế; xây dựng và thực hiện dự toán thu Ngân sách Nhà nước thuộc phạm vi Cục Thuế quản lý
+ Phòng Quản lý hộ kinh doanh, cá nhân và thu khác: Giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức triển khai thực hiện thống nhất chính sách liên quan đến các khoản thu về đất, cá nhân kinh doanh và thuế thu nhập cá nhân; kiểm tra, giám sát kê khai thuế thu nhập cá nhân; tổ chức thực hiện dự toán thu thuế thu nhập cá nhân đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế.
+ Phòng Kiểm tra nội bộ: Giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác kiểm tra việc tuân thủ pháp luật, tính liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế; giải quyết khiếu nại (bao gồm cả khiếu nại các quyết định xử lý về thuế của cơ quan thuế và khiếu nại liên quan trong nội bộ cơ quan thuế, công chức thuế), tố cáo liên quan đến việc chấp hành công vụ và bảo vệ sự liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế trong phạm vi quản lý của Cục trưởng Cục Thuế.
+ Phòng Công nghệ thông tin: Giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức quản lý và vận hành hệ thống trang thiết bị tin học ngành thuế; triển khai các phần mềm ứng dụng tin học phục vụ công tác quản lý thuế và hỗ trợ hướng dẫn, đào tạo cán bộ thuế trong việc sử dụng ứng dụng tin học trong công tác quản lý. Thực hiện việc bảo quản và lưu trữ hồ sơ mạng và kỹ thuật, tài liệu và các văn bản pháp quy của Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của phòng theo quy định...
+ Phòng Tổ chức cán bộ: Giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện về công tác tổ chức bộ máy, quản lý cán bộ, biên chế, tiền lương, đào tạo cán bộ và thực hiện công tác thi đua khen thưởng trong nội bộ Cục Thuế. Tham mưu cho Cục trưởng Cục Thuế sắp xếp tổ chức bộ máy Cục Thuế và Chi cục Thuế theo đúng chiến lược cải cách hệ thống thuế; tinh giảm tổ chức bộ máy gọn nhẹ, nâng cao hiệu quả quản lý thuế, ...
+ Văn phòng: Giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện các công tác hành chính, văn thư, lưu trữ; công tác quản lý tài chính, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, quản trị, quản lý ấn chỉ thuế trong toàn Cục Thuế.
Các Chi cục Thuế trực thuộc Cục Thuế có chức năng và nhiệm vụ theo quy định tại Quyết định số 503/QĐ-TCT ngày 29/3/2010 và Quyết định số 110/QĐ-TCT ngày 14/01/2019 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế quận, huyện, thị xã, thành phố và Chi cục Thuế khu vực trực thuộc Cục Thuế tỉnh, thành phố, cụ thể như sau:
Tổ chức triển khai thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, quản lý thuế và các văn bản quy định của pháp luật khác có liên quan; quy trình, biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế trên địa bàn.
Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế hàng năm được giao; tổng hợp, phân tích, đánh giá công tác quản lý thuế; tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương về công tác lập và chấp hành dự toán thu ngân sách nhà nước, về công tác quản lý thuế trên địa bàn; chủ trì và phối hợp chặt chẽ với các ngành, cơ quan, đơn vị liên quan để thực hiện nhiệm vụđược giao.
Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích chính sách thuế của Nhà nước; hỗ trợ người nộp thuế trên địa bàn thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật.
Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đối với người nộp thuế thuộc