Bài học kinh nghiệm cho Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên trong công tác

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp nông nghiệp tại tỉnh thái nguyên (Trang 43 - 45)

Một là: Chú trọng hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp nông nghiệp theo bốn chức năng cơ bản là: Kê khai, kế toán thuế; Tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế; Thanh tra, kiểm tra thuế.

Hai là: Đẩy mạnh công tác cải cách, hiện đại hóa ngành thuế từ cơ sở tới trung ương, từ cơ sở hạ tầng đến trang thiết bị hỗ trợ, thủ tục hành chính nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý thuế nói chung và quản lý thuế đối với doanh nghiệp nông nghiệp nói riêng. Thực hiện triển khai đồng bộ dịch vụ kê khai, nộp thuê

điện tử tạo thuận lợi và giảm chi phí thực hiện nghĩa vụ thuế cho NNT.

Ba là: Tăng cường công tác phối hợp, trao đổi thông tin với các sở, ban, ngành liên quan như Sở NN&PTNT, Sở Tài nguyên Môi trường, Sở Khoa học công nghệ… trong công tác quản lý đối với các doanh nghiệp nông nghiệp.

Bốn là: Tăng cường công tác quản lý nợ chỉ đạo sát sao Phòng Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ đánh giá tình hình nợ thuế, phân loại nợ thuế của đơn vị, lập danh sách các doanh nghiệp nợ thuế lớn có điều kiện nộp thuế hoặc có khả năng về tài chính nhưng không nộp thuếđể phối hợp với các ban, ngành nhất là ngân hàng, kho bạc để có biện pháp thu nợ thuế; kiên quyết áp dụng các biện pháp cưỡng chế nợ thuế với 100% doanh nghiệp có nợ thuế đến hạn cưỡng chế theo quy định bằng các biện pháp như phong tỏa tài khoản của doanh nghiệp nợ thuế, đình chỉ sử dụng hóa đơn đối với những doanh nghiệp cố tình không nộp thuế nhằm đảm bảo thu ngân sách.

Năm là: Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong việc thực thi công vụđối với cán bộ công chức thuế, nhất là đối với các bộ phận phải thường xuyên tiếp xúc với người nộp thuế.

CHƯƠNG 2

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp nông nghiệp tại tỉnh thái nguyên (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)