Lý luận chung về quản lý thuế đối với các doanh nghiệp nông nghiệp

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp nông nghiệp tại tỉnh thái nguyên (Trang 32)

1.1.4.1. Khái niệm quản lý thuế

Quản lý thuế là hoạt động tổ chức điều hành và giám sát của cơ quan thuế nhằm đảm bảo người nộp thuế chấp hành nghĩa vụ nộp thuế vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

Quản lý thuế bao gồm các quy định về cách thức NNT, cơ quan thuế thực hiện các thủ tục hành chính để thực hiện việc thu nộp thuế vào NSNN; Chế tài xử lý khi có vi phạm, trách nhiệm, quyền hạn của các tổ chức, cá nhân có liên quan, tổ chức bộ máy thu thuế, quy trình nghiệp vụ quản lý thuế….

Quản lý thuế có vai trò bảo đảm cho chính sách thuếđược thực thi nghiêm chỉnh trong thực tiễn đời sống kinh tế xã hội. Chính sách thuế thường được xây dựng nhằm thực hiện các chức năng nhưđiều tiết vĩ mô nền kinh tế phục vụ mục tiêu tăng trưởng và phát triển của đất nước hay phân phối thu nhập nhằm đảm bảo sự công bằng giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội.

1.1.4.2. Các chức năng cơ bản của quản lý thuế

Để đạt được mục tiêu cao nhất của quản lý thuế là thực hiện pháp luật thuế thì quản lý thuế cần thực hiện 4 chức năng cơ bản sau:

-Tuyên truyền giáo dục pháp luật thuế và hỗ trợ NNT: Là việc thực hiện chuyển tải thông tin về chính sách, pháp luật thuế đến mọi người dân trong xã hội bằng những hình thức và biện pháp cụ thể; Hỗ trợ, tạo những điều kiện tốt nhất cho NNT thực hiện nghĩa vụ thuế và các thủ tục hành chính thuế.

-Xử lý tờ khai và kế toán thuế: Thực hiện công tác đăng ký thuế, trực tiếp tiếp nhận và xử lý hồ sơ khai thuế, hồ sơ hoàn thuế, các tài liệu chứng từ có liên quan đến nghĩa vụ thuế của người nộp thuế theo quy định; Nhập dữ liệu, hạch toán ghi chép toàn bộ các thông tin trên tờ khai, chứng từ nộp thuế và các tài liệu có liên

quan đến nghĩa vụ thuế của người nộp thuế; Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện công tác kê khai, kế toán thuế, thống kê thuế trên địa bàn.

-Quản lý nợ thuế và cưỡng chế thu nợ thuế: Là một chức năng quan trọng để đảm bảo thu đủ số thuế vào NSNN, tổ chức thực hiện công tác quản lý nợ thuế, đôn đốc thu tiền thuế nợ và cưỡng chế thu tiền thuế nợ, tiền phạt thông qua việc thực hiện các quyết định hành chính thuế.

-Thanh tra, kiểm tra thuế: Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra người nộp thuế trong việc chấp hành pháp luật thuế; giải quyết tố cáo về hành vi trốn lậu thuế, gian lận thuế liên quan đến người nộp thuế.

Ngoài các chức năng cơ bản trên, cơ cấu tổ chức còn gồm một số bộ phận thực hiện việc quản lý các sắc thuế đặc thù hoặc thực hiện các chức năng khác phục vụ cho quản lý thuế như quản lý thuế TNDN, Pháp chế, Chính sách, quản lý cán bộ, dự toán thu thuế, quản lý ấn chỉ, tài vụ, quản trị…

1.1.4.3. Yêu cầu của quản lý thuế đối với doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay

Doanh nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, số thuế thu từ khu vực này đóng một tỷ trọng lớn trong ngân sách nhà nước. Do đó việc việc quản lý thu thuế phải đảm bảo tiêu chí thu đúng, thu đủ, thu kịp thời vào NSNN đồng thời phải được cải cách theo các chuẩn mực quốc tế, phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế tiến tới trao đổi thông tin về quản lý thuế đa quốc gia.

Việc quản lý thuế cần phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:

Một là, việc quản lý thuế phải đảm bảo thực hiện theo đúng luật, đúng qui định. Quản lý thuế phải tuân thủ theo đúng trình tự, quy trình, thủ tục của Luật Quản lý thuếđồng thời phù hợp với những quy định, chuẩn mực chung do ngành Thuế ban hành.

Hai là, quản lý thuế phải giải quyết được đúng các yêu cầu thu đúng, thu đủ, đồng thời giải quyết tốt mọi chính sách ưu đãi, miễn, giảm, hoàn thuế, tháo gỡ khó khăn, tạo mọi điều kiện cho người nộp thuế duy trì tốc độ tăng trưởng trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Ba là, bảo đảm tính khoa học và khách quan trong quản lý thuế.

Bốn là, bảo đảm tính hiệu lực và hiệu quả trong quản lý thuế. Để quản lý thuế có hiệu quả thì phải cải cách các thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hoá, dễ thực hiện và cơ quan thuế phải tổ chức phù hợp để tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp chi phí cho việc đăng ký, kê khai, nộp thuế là ít nhất, đồng thời tránh mọi hành vi gây khó khăn, sách nhiễu, phiền hà cho người nộp thuế.

1.1.5. Công tác qun lý thuế đối vi doanh nghip nông nghip 1.1.5.1 Công tác qun lý kê khai và kế toán thuế

Quản lý việc thực hiện các thủ tục hành chính thuế về đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế, miễn giảm thuế và kế toán thuế theo quy trình được Tổng cục Thuế ban hành làm cơ sởđể các cơ quan thuế thực thi đúng nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Quản lý thuế, thống nhất trong toàn ngành trong việc theo dõi, quản lý NNT.

* Đăng ký thuế

Quản lý công tác đăng ký thuế đối với các doanh nghiệp là quản lý về đối tượng đăng ký theo thời hạn đăng ký giúp cán bộ thuế nắm rõ số lượng, loại hình doanh nghiệp tồn tại trên địa bàn từ đó đưa ra những biện pháp quản lý phù hợp nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý thuế;

Nội dung cụ thể bao gồm: Hướng dẫn lập hồ sơ; Nơi nộp hồ sơ; Tiếp nhận và kiểm tra thủ tục hồ sơ đăng ký thuế; Nhập và xử lý thông tin đăng ký thuế; Trả kết quả đăng ký thuế cho NNT; Nhận kết quả cấp MSDN từ Sở Kế hoạch và Đầu tư; Thay đổi thông tin, phục hồi MST, Chấm dứt hiệu lực MST/MSDN.

* Khai thuế, tính thuế:

-Người nộp thuế phải tính số tiền thuế phải nộp ngân sách nhà nước, trừ trường hợp cơ quan thuế ấn định thuế hoặc tính thuế theo quy định.

-Người nộp thuế phải khai chính xác, trung thực, đầy đủ các nội dung trong tờ khai thuế với cơ quan thuế theo mẫu do Bộ Tài chính quy định và nộp đủ các chứng từ, tài liệu quy định trong hồ sơ khai thuế.

-Hồ sơ khai thuế bao gồm tờ khai thuế và các tài liệu liên quan làm căn cứ để người nộp thuế khai thuế, tính thuế với cơ quan thuế. Người nộp thuế phải sử dụng đúng mẫu tờ khai thuế và các mẫu phụ lục kèm theo tờ khai thuế do Bộ Tài chính quy định, không được thay đổi khuôn dạng, thêm, bớt hoặc thay đổi vị trí của bất kỳ chỉ tiêu nào trong tờ khai thuế. Đối với một số loại giấy tờ trong hồ sơ thuế mà Bộ Tài chính không ban hành mẫu thì thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế:

+ Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế tháng chậm nhất là ngày thứ hai mươi của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế.

+ Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế quý chậm nhất là ngày thứ ba mươi của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.

+ Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo năm chậm nhất là ngày thứ ba mươi của tháng đầu tiên của năm dương lịch hoặc năm tài chính.

+ Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế chậm nhất là ngày thứ mười, kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế.

+ Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm chậm nhất là ngày thứ chín mươi, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.

+ Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế đối với trường hợp chấm dứt hoạt động, chấm dứt hợp đồng, chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp hoặc tổ chức lại doanh nghiệp chậm nhất là ngày thứ bốn mươi lăm, kể từ ngày phát sinh các trường hợp đó.

+ Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, thu khác liên quan đến sử dụng đất theo cơ chế một cửa liên thông thực hiện theo thời hạn quy định tại văn bản hướng dẫn liên ngành về cơ chế một cửa liên thông đó.

* Nộp thuế

-Người nộp thuế có nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, đúng thời hạn vào ngân sách nhà nước.

-Trường hợp người nộp thuế tính thuế, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế.

-Trường hợp cơ quan thuế tính thuế hoặc ấn định thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn ghi trên thông báo, quyết định của cơ quan thuế.

* Ấn định thuế

Cơ quan thuế có quyền ấn định số tiền thuế phải nộp nếu người nộp thuế vi phạm trong các trường hợp sau:

-Không đăng ký thuế theo quy định tại Điều 22 của Luật Quản lý thuế; -Không nộp hồ sơ khai thuế trong thời hạn 10 (mười) ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định;

-Không bổ sung hồ sơ khai thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế hoặc đã bổ sung hồ sơ khai thuế nhưng không đầy đủ, trung thực, chính xác các căn cứ tính thuếđể xác định số thuế phải nộp;

- Không xuất trình tài liệu kế toán, hóa đơn, chứng từ và các tài liệu liên quan đến việc xác định các yếu tố làm căn cứ tính thuế khi đã hết thời hạn kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế;

-Trường hợp kiểm tra thuế, thanh tra thuế, có căn cứ chứng minh người nộp thuế hạch toán kế toán không đúng quy định, số liệu trên sổ kế toán không đầy đủ, không chính xác, trung thực dẫn đến không xác định đúng các yếu tố làm căn cứ tính số thuế phải nộp;

-Có dấu hiệu bỏ trốn hoặc phát tán tài sản để không thực hiện nghĩa vụ thuế; -Đã nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan quản lý thuế nhưng không tự tính được số thuế phải nộp.

*Hoàn thuế

Hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng đối với trường hợp có số thuế đầu vào chưa được khấu trừ hết theo quy định của pháp luật về thuế GTGT, hoặc đối với trường hợp đang trong giai đoạn đầu tư chưa có thuế giá trị gia tăng đầu ra, hoặc bù trừ số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho dự án đầu tư cùng với việc kê khai thuế GTGT của hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ. Bước 2: Phân loại hồ sơ. Bước 3: Giải quyết hồ sơ:

+ Hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau. + Hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau. Bước 4: Thẩm định pháp chế.

Bước 5 - Quyết định hoàn thuế.

1.1.5.2. Qun lý công tác qun lý n và cưỡng chế n thuế.

Quy định trách nhiệm, nội dung, trình tự, thủ tục, thời gian để triển khai thực hiện thống nhất trong cơ quan thuế các cấp trong việc xây dựng và thực hiện chỉ tiêu, đôn đốc thu hồi và xử lý các khoản tiền thuế nợ của người nộp thuế có nghĩa vụ nộp thuế vào NSNN, đã được quy định tại Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn về thuế. Nội dung cụ thể:

- Xây dựng chỉ tiêu thu tiền thuế nợ:

+ Xác định số tiền thuế nợ năm thực hiện. + Lập chỉ tiêu thu tiền thuế nợ năm kế hoạch. + Báo cáo chỉ tiêu thu tiền thuế nợđã xác định. + Phê duyệt chỉ tiêu thu tiền thuế nợ.

+ Triển khai thực hiện chỉ tiêu thu tiền thuế nợ trên cơ sở phê duyệt. - Đôn đốc thu và xử lý tiền thuế nợ:

+ Phân công quản lý nợ thuế. + Phân loại tiền thuế nợ.

+ Lập nhật ký và sổ tổng hợp theo dõi tiền thuế nợ. + Đối chiếu số liệu.

+ Thực hiện các biện pháp đôn đốc thu nộp.

+ Xử lý các văn bản, hồ sơ đề nghị xóa nợ tiền thuế, gia hạn nộp thuế, hoàn kiêm bù trừ.

+ Xử lý tiền thuế đã nộp NSNN đang chờ điều chỉnh; khó thu và một số nguyên nhân gây chênh lệch tiền thuế nợ.

+ Báo cáo kết quả thực hiện và lưu trữ tài liệu về quản lý nợ.

1.1.5.3. Qun lý công tác thanh tra, kim tra thuế.

* Thanh tra thuế: Tạo sự thống nhất trong việc thực hiện công tác thanh tra trong toàn ngành thuế nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các tổ chức, cá nhân có hành vi gian lận, trốn thuế. Nội dung cụ thể:

- Lập kế hoạch thanh tra. - Xử lý kết quả sau thanh tra.

- Tổng hợp báo cáo và lưu trữ tài liệu thanh tra. * Kiểm tra thuế:

Tăng cường kiểm tra, giám sát hồ sơ khai thuế của người nộp thuế nhằm chống thất thu thuế qua việc kê khai thuế; ngăn chặn và xử lý kịp thời những vi phạm về thuế. Nâng cao tính tự giác tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế. Quản lý công tác kiểm tra thuế bao gồm kiểm tra tại bàn (trụ sở cơ quan thuế) và kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế.

-Kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế:

Công chức thuế làm nhiệm vụ kiểm tra tính đầy đủ trong hồ sơ khai thuế và kiểm tra để làm rõ nội dung cần bổ sung trong hồ sơ thuế.

Nội dung cụ thể:

+ Thu thập, khai thác thông tin để kiểm tra hồ sơ khai thuế.

+ Lựa chọn cơ sở kinh doanh để lập danh sách kiểm tra hồ sơ khai thuế. + Duyệt và giao nhiệm vụ kiểm tra hồ sơ khai thuế.

+ Nội dung kiểm tra hồ sơ thuế.

+ Xử lý kết quả kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan Thuế. - Kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế

+ Kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế trong trường hợp người nộp thuế không giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu theo thông báo của cơ quan thuế; không khai bổ sung hồ sơ thuế hoặc giải trình, khai bổ sung hồ sơ thuế nhưng không chứng minh được số thuế đã khai là đúng; hoặc cơ quan thuế không đủ

căn cứ để ấn định số thuế phải nộp theo hướng dẫn tại Điều 60 Thông tư số 156/2013/TT-BTC.

+ Kiểm tra đối với trường hợp qua phân tích, đánh giá việc chấp hành pháp luật thuế của người nộp thuế xác định có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

+ Kiểm tra đối với các trường hợp kiểm tra trước hoàn thuế sau và kiểm tra sau hoàn thuế theo quy định.

+ Kiểm tra đối với các trường hợp được lựa chọn theo kế hoạch, chuyên đề. + Kiểm tra đối với các đối tượng chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản, cổ phần hoá, đóng mã số thuế, chuyển địa điểm kinh doanh và các trường hợp kiểm tra đột xuất, kiểm tra theo chỉđạo của cấp có thẩm quyền được áp dụng linh hoạt các trường hợp kiểm tra theo quy định tại điều 61 Thông tư số156/2013/TT-BTC.

1.1.5.4. Qun lý công tác tuyên truyn và h tr người np thuế.

Quản lý việc triển khai chính sách pháp luật thuế thông qua tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế là một việc làm cần thiết và quan trọng của cơ quan thuế các cấp. Nó không chỉ giúp cho người nộp thuế có những hiểu biết về thuếđể thực hiện tốt nghĩa vụ thuế với NSNN mà còn góp phần xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

Việc tuyên truyền chính sách, pháp luật thuế không chỉ là nhiệm vụ của riêng ngành Thuế mà cần có sự phối hợp của các cấp, các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội trên toàn địa bàn triển khai các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn,

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp nông nghiệp tại tỉnh thái nguyên (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)