Yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp nông nghiệp tại tỉnh thái nguyên (Trang 79 - 83)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, THẢO LUẬN

3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thuế đối với các doanh nghiệp

3.2.1. Yếu tố khách quan

Thứ nhất, tình hình hoạt động của doanh nghiệp:

tỉnh Thái Nguyên trong thời gian gần đây gặp nhiều khó khăn. Kết quả tổng hợp từ phiếu điều tra cho thấy có khoảng trên 32% doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh dẫn đến nợ thuế. Nhiều doanh nghiệp bỏđịa chỉ kinh doanh khiến cho tình trạng nợ khó thu tăng cao.

Thể chế, chính sách:

Nhìn chung hệ thống chính sách thuế hiện nay không ổn định, thường xuyên sửa đổi bổ sung khiến cho người nộp thuế gặp khó khăn và vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Mức tiền phạt vi phạm hành chính về thuế hiện nay chưa đủ tạo ra tính răn đe đối với người nộp thuế. Với câu hỏi đánh giá về mức xử phạt vi phạm hành chính về thuế hiện nay, kết quả trả lời từ phiếu điều tra doanh nghiệp như sau:

Bảng 3.10: Bảng tổng hợp kết quảđiều tra các doanh nghiệp nông nghiệp vềđánh giá mức xử phạt vi phạm hành chính về thuế hiện nay STT Câu trả lời Số lượng DN Tỷ lệ (%)

1 Cao 30 37,5

2 Trung bình 45 56,3

3 Thấp 5 6,2

Tổng 80 100

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra doanh nghiệp)

Từ bảng trên ta thấy số lượng doanh nghiệp đánh giá mức xử phạt hiện nay cao chỉ là 30 đơn vị, chiếm 37,5 % trong tổng số 80 đơn vị được hỏi. Còn lại 62,5% số doanh nghiệp đánh giá ở mức trung bình và thấp. Điều này cho thấy mức xử phạt vi phạm hành chính về thuế hiện hành chỉở mức trung bình, chưa tạo ra tính răn đe đối với các doanh nghiệp.

Đánh giá về thời gian 05 ngày làm việc thực tế khi thực hiện kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế, có 54% số lượng công chức thuế cho rằng thời gian 05 ngày làm việc còn chưa đủ dài. Vì vậy, các đoàn kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế mới chỉ tập trung vào số liệu trên sổ sách, chứng từ do doanh nghiệp xuất trình, chưa thể đi sâu đối chiếu xác minh số liệu từ các đối tác kinh doanh, bên

thứ ba, tình hình kho bãi thực tế... Điều này khiến cho công tác kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế chưa đạt hiệu quả cao.

Thứ ba, trình độ hiểu biết về thuế và ý thức chấp hành pháp luật của người nộp thuế.

Kết quảđiều tra về mức độ hiểu biết chính sách pháp luật và khả năng tiếp cận công nghệ thông tin của các doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên cho kết quả như sau:

Bảng 3.11: Kết quảđiều tra về mức độ hiểu biết chính sách pháp luật và khả năng tiếp cận công nghệ thông tin của các doanh nghiệp

nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

TT Chỉ tiêu Số DN điều tra Các ý kiến trả lời Số DN Tỷ lệ (%) 1

Ông/bà có nắm được những nghĩa vụ thuế mà doanh nghiệp của ông/bà phải thực hiện với nhà nước? 80 Nắm chắc 5 6,1 Nắm cơ bản 28 35,1 Không nắm được 47 58,8 Khả năng sử dụng máy tính và tiếp cận công 2

Công nghệ thông tin của doanh nghiệp theo đánh

giá của ông /bà ở mức độ nào? 80

Thành thạo 10 12,5

Trung bình 32 40

Kém 38 47,5

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra doanh nghiệp)

Từ bảng trên ta thấy số lượng doanh nghiệp không nắm được những nghĩa vụ thuế mà mình phải thực hiện với nhà nước là 47 đợn vị, chiếm 58,8% trong tổng số 80 doanh nghiệp được hỏi. Khả năng sử dụng máy tính, tiếp cận công nghệ thông tin của các doanh nghiệp nông nghiệp bị đánh giá ở mức độ kém chiếm đến 47,5% theo kết quảđiều tra.

Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên thường là các doanh nghiệp nhỏ, chủ doanh nghiệp thường chỉ tập trung vào sản xuất kinh doanh, khả năng nắm bắt và hiểu biết về thuế còn hạn chế, công tác kế toán thuế chưa được quan tâm dẫn đến tình trạng doanh nghiệp hoạt động nhưng không nắm được các loại tờ khai phải nộp, hạn nộp tờ khai cũng như quyền và nghĩa vụ về thuế của đơn vị đối với NSNN, nhiều đơn vị mới ra kinh doanh, chưa phát sinh doanh thu nên nghĩ rằng không cần phải nộp tờ khai thuế dẫn đến tình trạng không nộp hoặc nộp tờ khai thuế không đúng hạn. Nhiều doanh nghiệp không nắm được tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế với NSNN của đơn vị mình dẫn đến chậm nộp tiền thuế vào NSNN.

Việc triển khai hệ thống khai và nộp thuế điện tử bước đầu đã đem lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Tuy nhiện, đối với một số doanh nghiệp nông nghiệp thì đây lại là một khó khăn lớn. Do khả năng tiếp cận công nghệ thông tin của một sốđơn vị còn kém nên tỏ ra khá bỡ ngỡ trọng việc vận hành và sử dụng hệ thống. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp nông nghiệp đặt trụ sở tại những vùng khá xa trung tâm, mạng Internet chưa được ổn định nên cũng phát sinh nhiều vướng mắc trong quá trình khai và nộp thuế điện tử.

Ngoài các yếu tố về trình độ thì ý thức cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Tình trạng nộp chậm hồ sơ khai thuế xảy ra còn do một sốđơn vị cố tình không nộp hoặc nộp chậm hồ sơ khai thuế theo quy định. Nhiều doanh nghiệp bỏ địa chỉ kinh doanh nên không nộp hồ sơ khai thuế. Một số doanh nghiệp ý thức kém, cố tình không nộp thuế đúng hạn nhằm mục đích chiếm dụng vốn NSNN.

Thứ tư, sự phối kết hợp của các tổ chức, cá nhân hữu quan trong quản lý thuế đối với các DN: Hàng năm, ngành Thuế Thái Nguyên thường phối hợp với cơ quan công an, quản lý thị trường và chính quyền địa phương các cấp để thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành nhằm chống buôn lậu, gian lận thương mại, chống làm hàng giả, trốn thuế, chiếm đoạt tiền hoàn thuế... Bước đầu công tác

phối hợp đã đem lại kết quả tích cực, qua đó phát hiện, xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật thuế và chống thất thu cho NSNN.

Tuy nhiên, công tác phối hợp, trao đổi thông tin, số liệu với các ngành có liên quan đến các doanh nghiệp nông nghiệp như: Sở NN&PTNT, sở Tài nguyên và Môi trường... vẫn chưa được thực hiện thường xuyên, liên tục và chưa đạt hiệu quả.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp nông nghiệp tại tỉnh thái nguyên (Trang 79 - 83)