Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp nông nghiệp tại tỉnh thái nguyên (Trang 49 - 52)

CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Phương pháp thu thập thông tin

2.3.1.1. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

a. Mục đích

Số liệu sơ cấp là những dữ liệu chưa có sẵn, được thu thập lần đầu, do chính người nghiên cứu thu thập. Thu thập dữ liệu sơ cấp nhằm mục đích phục vụ quá trình tính toán, nghiên cứu, đánh giá thực trạng quản lý thuếđối với các doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

b. Đối tượng điều tra

Đối tượng điều tra của cuộc khảo sát bao gồm:

Các doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên do Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên quản lý (mẫu phiếu khảo sát theo phụ lục 01)

Công chức quản lý thuế tại văn phòng Cục Thuế và các Chi cục Thuế trực thuộc Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên (Mẫu phiếu khảo sát chi tiết theo phụ lục 02).

c. Phương thức tổ chức chọn mẫu.

- Đối với các doanh nghiệp nông nghiệp:

Số liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu đề tài dựa trên cơ sở điều tra đối với các doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên thuộc Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên quản lý. Tính đến hết ngày 31/12/2019, Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên quản lý 563 doanh nghiệp trong đó hiện có 158 doanh nghiệp nông nghiệp còn hoạt động. Tác giả chọn 80 doanh nghiệp ngẫu nghiên trong tổng thể 158 doanh nghiệp đang hoạt động (tỉ lệ là 50% doanh nghiệp) phát mẫu phiếu điều tra.

Các doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên chủ yếu là những doanh nghiệp nhỏ và vừa. Số lượng doanh nghiệp được chọn mẫu điều tra căn cứ theo các loại hình doanh nghiệp nông nghiệp hiện có do Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên quản lý. Việc chọn điểm mẫu nghiên cứu được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.3: Số lượng mẫu điều tra chia theo loại hình DNNN tại tỉnh Thái Nguyên tại tỉnh Thái Nguyên

Loại hình Số lượng DN Số DN điều tra Tỷ trọng (%)

Công ty TNHH 12 6 50

Công ty cổ phần 29 16 55

Doanh nghiệp tư nhân 117 58 99

(Nguồn: Cục Thuế Thái Nguyên - từ Hệ thống Quản lý Thanh tra, kiểm tra TTR)

- Đối với việc thu thập thông tin từ các công chức quản lý thuế:

Tổng số cán bộ làm công tác quản lý doang nghiệp tại văn phòng Cục Thuế và Chi cục thuế là 100 cán bộ. Tác giả thực hiện phát phiếu điều tra đến 50 chuyên viên, kiểm tra viên thuế đang trực tiếp làm công tác quản lý thuế tại văn phòng Cục Thuế theo tỉ lệ chọn mẫu là 50% cán bộ công chức đang thực hiện công tác quản lý thuế thuộc Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên.

d. Nội dung phiếu điều tra:

Phiếu điều tra được chia thành 2 loại, 1 loại danh cho các doanh nghiệp nông nghiệp (phụ lục 01 – Phiếu điều tra về quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp nông nghiệp), 1 loại dành cho công chức quản lý thuế (phụ lục 02). Bảng câu hỏi điều tra sẽđược chia thành hai phần chính:

Phần I: Thông tin cá nhân (đơn vị) của người (đơn vị) tham gia trả lời bảng câu hỏi điều tra như: Tên, tuổi, giới tính, đơn vị công tác, chức vụ, ...

Phần II: Các câu hỏi điều tra cụ thể nhằm đánh giá thực trạng việc thực hiện chính sách thuế đối với các doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, bao gồm: Đánh giá của các doanh nghiệp về quy trình quản lý thuế (nộp thuế, các hồ sơ thủ tục nộp thuế, các quy định pháp luật về hoạt động nộp thuế, mức thuế, chính sách thuế....) đối với các doanh nghiệp nông nghiệp…

d. Phương thức tiến hành thu thập dữ liệu.

Đề tài tiến hành điều tra bằng các câu hỏi đã chuẩn hóa trên phiếu điều tra liên quan đến công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp nông nghiệp.

Người thu thập thông tin sơ cấp gồm 2 nhóm:

Thứ nhất: Công chức quản lý thuế tại Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên. Thứ hai: Doanh nghiệp nông nghiệp do Cục Thuế Thái Nguyên quản lý. Việc lập phiếu điều tra đối với các doanh nghiệp đang hoạt động nhằm đánh giá nhận thức của chủ doanh nghiệp về vai trò của thuế đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, những ý kiến về chính sách thuế hiện

nay và đánh giá đáp ứng của cơ quan thuế trong công tác quản lý thuế.

Thời gian thu thập số liệu sơ cấp: Các mẫu điều tra này gửi đến các doanh nghiệp nông nghiệp, công chức làm công tác quản lý thuế tại văn phòng Cục Thuế, các Chi cục Thuế trực thuộc Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên và thu về trong vòng 2 tháng từ ngày 30/6/2020 đến đến ngày 30/8/2020.

2.3.1.2. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Là những số liệu liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình nghiên cứu của đề tài đã được công bố chính thức ở các cấp, các ngành nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài. Nguồn số liệu được lấy từ các chương trình phần mềm ứng dụng của cơ quan thuế như:

- TMS: Chương trình quản lý thuế tập trung. - TPH: Chương trình tổng hợp dữ liệu toàn ngành - BCTC: Chương trình tổng hợp báo cáo tài chính - THUEDIENTU: Hệ thống quản lý người nộp thuế - TTR: Ứng dụng hỗ trợ thanh tra, kiểm tra người nộp thuế

Ngoài ra, tác giả thu thập số liệu qua các công trình khoa học của tập thể và cá nhân đã công bố, các báo cáo tổng kết, các bài viết có liên quan đến đề tài luận văn của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, các Cục Thuế của các địa phương, Cục Thuế và các Chi cục Thuế thuộc tỉnh Thái Nguyên. Các báo cáo của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, …, các tạp chí, internet, …

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp nông nghiệp tại tỉnh thái nguyên (Trang 49 - 52)