CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, THẢO LUẬN
3.1. Đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp
3.1.1. Khái quát về Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên
3.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên
Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên được thành lập theo quyết định số 314/QĐ- TCCB ngày 21/08/1990 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc thành lập Cục Thuế Nhà nước tỉnh Thái Nguyên và các Chi cục Thuế trực thuộc.
Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên là tổ chức trực thuộc Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính, có chức năng thực hiện công tác quản lý thu thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là thuế) thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn theo quy định. Trải qua hơn 30 năm xây dựng và phát triển, Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên luôn là một tổ chức đoàn kết, thống nhất, hoàn thành tốt nhiệm vụ thu ngân sách được Đảng, nhà nước giao góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.
3.1.1.2. Cơ cấu, tổ chức, bộ máy hoạt động của Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên
Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên theo cơ cấu tổ chức có 12 Phòng chức năng, 01 Chi cục Thuế Thành phố và 04 Chi cục Thuế khu vực. Các phòng tại văn phòng Cục Thuế có chức năng và nhiệm vụ theo quy đinh tại Quyết định số 502/QĐ-TCT ngày 29/3/2010 và Quyết định số 211/QĐ-TCT ngày 12/3/2019 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng, văn phòng thuộc Cục Thuế, cụ thể như sau:
+ Phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế: Giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền về chính sách, pháp luật thuế, hỗ trợ người nộp thuế trong phạm vi Cục Thuế quản lý.
+ Phòng Kê khai và Kế toán thuế: Giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức thực hiện công tác đăng ký thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, kế toán thuế, thống kê
thuế trong phạm vi Cục Thuế quản lý như: Xây dựng chương trình, nội dung, kế hoạch thực hiện công tác kê khai, kế toán thuế và thống kê thuế trên địa bàn, thực hiện chếđộ báo cáo kế toán thuế, thống kê thuế theo quy định...
+ Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế: Giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức thực hiện công tác quản lý nợ thuế, đôn đốc thu tiền thuế nợ và cưỡng chế thu tiền thuế nợ, tiền phạt trong phạm vi quản lý.
+ Phòng Thanh tra-Kiểm tra số 1,2,3: Giúp Cục trưởng Cục Thuế Thanh tra, kiểm tra, giám sát kê khai người nộp thuế trong việc chấp hành pháp luật thuế; giải quyết tố cáo về hành vi trốn lậu thuế, gian lận thuế liên quan đến người nộp thuế thuộc phạm vi Cục Thuế quản lý; chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý trực tiếp của Cục Thuế, bao gồm các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thu phí và lệ phí của các đơn vị sự nghiệp có thu.
+ Phòng Nghiệp vụ - Dự toán - Pháp chế: Giúp Cục trưởng Cục thuế trong việc chỉđạo, hướng dẫn nghiệp vụ quản lý thuế, chính sách, pháp luật thuế; xây dựng và thực hiện dự toán thu Ngân sách Nhà nước thuộc phạm vi Cục Thuế quản lý
+ Phòng Quản lý hộ kinh doanh, cá nhân và thu khác: Giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức triển khai thực hiện thống nhất chính sách liên quan đến các khoản thu về đất, cá nhân kinh doanh và thuế thu nhập cá nhân; kiểm tra, giám sát kê khai thuế thu nhập cá nhân; tổ chức thực hiện dự toán thu thuế thu nhập cá nhân đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế.
+ Phòng Kiểm tra nội bộ: Giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác kiểm tra việc tuân thủ pháp luật, tính liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế; giải quyết khiếu nại (bao gồm cả khiếu nại các quyết định xử lý về thuế của cơ quan thuế và khiếu nại liên quan trong nội bộ cơ quan thuế, công chức thuế), tố cáo liên quan đến việc chấp hành công vụ và bảo vệ sự liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế trong phạm vi quản lý của Cục trưởng Cục Thuế.
+ Phòng Công nghệ thông tin: Giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức quản lý và vận hành hệ thống trang thiết bị tin học ngành thuế; triển khai các phần mềm ứng dụng tin học phục vụ công tác quản lý thuế và hỗ trợ hướng dẫn, đào tạo cán bộ thuế trong việc sử dụng ứng dụng tin học trong công tác quản lý. Thực hiện việc bảo quản và lưu trữ hồ sơ mạng và kỹ thuật, tài liệu và các văn bản pháp quy của Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của phòng theo quy định...
+ Phòng Tổ chức cán bộ: Giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện về công tác tổ chức bộ máy, quản lý cán bộ, biên chế, tiền lương, đào tạo cán bộ và thực hiện công tác thi đua khen thưởng trong nội bộ Cục Thuế. Tham mưu cho Cục trưởng Cục Thuế sắp xếp tổ chức bộ máy Cục Thuế và Chi cục Thuế theo đúng chiến lược cải cách hệ thống thuế; tinh giảm tổ chức bộ máy gọn nhẹ, nâng cao hiệu quả quản lý thuế, ...
+ Văn phòng: Giúp Cục trưởng Cục Thuế tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện các công tác hành chính, văn thư, lưu trữ; công tác quản lý tài chính, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, quản trị, quản lý ấn chỉ thuế trong toàn Cục Thuế.
Các Chi cục Thuế trực thuộc Cục Thuế có chức năng và nhiệm vụ theo quy định tại Quyết định số 503/QĐ-TCT ngày 29/3/2010 và Quyết định số 110/QĐ-TCT ngày 14/01/2019 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế quận, huyện, thị xã, thành phố và Chi cục Thuế khu vực trực thuộc Cục Thuế tỉnh, thành phố, cụ thể như sau:
Tổ chức triển khai thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, quản lý thuế và các văn bản quy định của pháp luật khác có liên quan; quy trình, biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế trên địa bàn.
Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế hàng năm được giao; tổng hợp, phân tích, đánh giá công tác quản lý thuế; tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương về công tác lập và chấp hành dự toán thu ngân sách nhà nước, về công tác quản lý thuế trên địa bàn; chủ trì và phối hợp chặt chẽ với các ngành, cơ quan, đơn vị liên quan để thực hiện nhiệm vụđược giao.
Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích chính sách thuế của Nhà nước; hỗ trợ người nộp thuế trên địa bàn thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật.
Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế: đăng ký thuế; khai thuế; tính thuế; thông báo thuế; nộp thuế; hoàn thuế; khấu trừ thuế; miễn thuế, giảm thuế; xoá nợ tiền thuế, tiền phạt; kế toán thuếđối với người nộp thuế; đôn đốc người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuếđầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước.
Kiểm tra, giám sát việc kê khai thuế, hoàn thuế, khấu trừ thuế, miễn thuế, giảm thuế, nộp thuế và chấp hành chính sách, pháp luật thuế đối với người nộp thuế và các tổ chức, cá nhân được ủy nhiệm thu thuế theo phân cấp và thẩm quyền quản lý của Chi cục trưởng Chi cục Thuế.
3.1.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên
Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo quy định của Luật quản lý thuế, các luật thuế, các quy định pháp luật có liên quan khác và 22 nhiệm vụ quyền hạn cụ thể được quy định tại Quyết định số 1836/QĐ-BTC ngày 08/10/2018 của Bộ Tài chính, cụ thể:
(1) Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, quản lý thuế và các văn bản quy định của pháp luật khác có liên quan; các quy định, quy trình nghiệp vụ quản lý thuế do Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế ban hành trên địa bàn tỉnh, thành phố.
(2) Phân tích, tổng hợp, đánh giá công tác quản lý thuế; tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương về lập dự toán thu ngân sách nhà nước, về công tác quản lý thuế trên địa bàn; chủ trì và phối hợp chặt chẽ với các ngành, cơ quan, đơn vị liên quan để thực hiện nhiệm vụđược giao.
(3) Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thuếđối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế: đăng ký thuế; khai thuế; tính thuế, thông báo thuế; nộp thuế; hoàn thuế; khấu trừ thuế; miễn thuế, giảm thuế; xoá nợ tiền thuế, tiền phạt; kế toán thuếđối với người nộp thuế; đôn đốc người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước.
(4) Quản lý thông tin về người nộp thuế; xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về người nộp thuế.
(5) Thực hiện nhiệm vụ cải cách hệ thống thuế theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai hoá thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ quản lý thuế và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ cho người nộp thuế thực hiện chính sách, pháp luật về thuế.
(6) Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích chính sách thuế của Nhà nước; hỗ trợ người nộp thuế trên địa bàn thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật.
(7) Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế hàng năm được giao, các biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế trực tiếp thực hiện việc quản lý thuếđối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế theo quy định của pháp luật và các quy định, quy trình, biện pháp nghiệp vụ của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế.
(8) Hướng dẫn, chỉđạo, kiểm tra các Chi cục Thuế trong việc tổ chức triển khai nhiệm vụ quản lý thuế.
(9) Tổ chức các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro trong hoạt động quản lý thuế;
(10) Trực tiếp thanh tra chuyên ngành thuế, kiểm tra thuế, giám sát việc kê khai thuế, hoàn thuế, khấu trừ thuế, miễn thuế, giảm thuế, nộp thuế và chấp hành chính sách pháp luật về thuế đối với người nộp thuế; tổ chức và cá nhân quản lý thu thuế, tổ chức được ủy nhiệm thu thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Cục trưởng Cục Thuế.
(11) Tổ chức thực hiện kiểm tra việc chấp hành nhiệm vụ, công vụ của cơ quan thuế, của công chức thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Cục trưởng Cục Thuế.
(12) Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế, khiếu nại tố cáo liên quan đến việc chấp hành trách nhiệm công vụ của cơ quan thuế, công chức thuế thuộc quyền quản lý của Cục trưởng Cục Thuế theo quy định của pháp luật; xử lý vi
phạm hành chính về thuế, lập hồ sơđề nghị cơ quan có thẩm quyền khởi tố các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về thuế.
(13) Tổ chức thực hiện thống kê, kế toán thuế, quản lý biên lai, ấn chỉ thuế, lập báo cáo về tình hình kết quả thu thuế và báo cáo phục vụ cho việc chỉđạo, điều hành của cơ quan cấp trên, của Ủy ban nhân dân đồng cấp và các cơ quan có liên quan; tổng kết, đánh giá tình hình và kết quả công tác của Cục Thuế.
(14) Kiến nghị với Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế những vấn đề vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, các quy định của Tổng cục Thuế về chuyên môn nghiệp vụ và quản lý nội bộ; kịp thời báo cáo với Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về những vướng mắc phát sinh, những vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của Cục Thuế.
(15) Quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định miễn, giảm thuế, hoàn thuế, gia hạn nộp hồ sơ khai thuế, gia hạn nộp thuế, xoá nợ tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp; miễn xử phạt tiền thuế theo quy định của pháp luật.
(16) Được yêu cầu người nộp thuế, các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết cho việc quản lý thu thuế; đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các tổ chức, cá nhân không thực hiện trách nhiệm trong việc phối hợp với cơ quan thuếđể thu thuế vào ngân sách nhà nước.
(17) Được ấn định thuế, thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo quy định của pháp luật; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với người nộp thuế vi phạm pháp luật thuế.
(18) Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế; giữ bí mật thông tin của người nộp thuế; xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế khi có đề nghị theo quy định của pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế.
(19) Giám định để xác định số thuế phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
(20) Triển khai các phần mềm ứng dụng, hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa công tác quản lý thuế, công tác quản lý nội ngành vào các hoạt động của Cục Thuế;
(21) Quản lý bộ máy biên chế, công chức, viên chức, lao động và tổ chức đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức của Cục Thuế theo quy định của Nhà nước, Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế.
(22) Quản lý, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế và kinh phí, tài sản được giao theo quy định của pháp luật.
3.1.1.4. Kết quả thực hiện thu ngân sách Nhà nước giai đoạn 2017 -2019 của
Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên
Trong những năm qua, nền kinh tế của tỉnh Thái Nguyên phát triển nhanh. Lĩnh vực công nghiệp - xây dựng tăng trưởng nhanh, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp còn nhiều khó khăn, số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động còn cao, quy mô sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp thu hẹp ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn thu ngân sách trên địa bàn. Tuy nhiên, dưới sự chỉđạo điều hành sát sao của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, HĐND, UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ của các sở, ban, ngành và sự nỗ lực của toàn thể cán bộ, công chức ngành Thuế Thái Nguyên, công tác thu NSNN của địa phương đã đạt được một số kết quả nhất định.
Bảng 3.1: Kết quả thu NSNN của Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2017-2019
ĐVT: Tỷđồng
STT Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
1 Dự Toán BTC giao 6.610 9.912 11.602
2 Dự Toán UBND tỉnh giao 6.760 9.912 11.650
3 Tổng thu NSNN 9.865,3 11.842,7 12.894,1
4 Tỷ lệ đạt dự toán BTC giao (%) 149 119 111
5 Tỷ lệ đạt dự toán UBND tỉnh giao (%) 146 119 110
(Nguồn: Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên-Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2017,
Từ Bảng trên ta thấy tổng thu NSNN tại tỉnh Thái Nguyên tăng đều qua các năm. Số thu so với dự toán Bộ Tài chính giao luôn hoàn thành và hoàn thành vượt mức. Tuy nhiên, số thu NSNN năm 2019 của tỉnh mới chỉ đạt 110% dự toán UBND tỉnh giao.
Bảng 3.2: Kết quả thu NSNN theo khu vực kinh tế
tại Cục Thuế Thái Nguyên năm 2019
ĐVT: Triệu đồng TT Chỉ tiêu Dự toán Bộ giao ( Tr.đ) Dự toán tỉnh giao (Tr.đ) Lũy kế năm 2019 (Tr.đ) % so sánh số TH 2019 với Dự toán bộ giao Dự toán tỉnh giao
Tổng thu toàn tỉnh (A+B+C) 14.952.000 15.000.000 15.631.618 104,5 104,2
A Thu nội địa 11.602.000 11.650.000 12.894.178 111,1 110,7
A1 Thu Cân đối loại đất (A-A7) 10.102.000 10.102.000 10.675.562 105,7 105,7
1 DNNN Trung ương 920.000 920.000 1.133.872 123,2 123,2 2 DNNN địa phương 50.000 50.000 50.858 101,7 101,7 3 DN có vốn ĐTNN 4.190.000 4.190.000 4.074.732 97,2 97,2 4 Thuế CTN NQD 1.850.000 1.850.000 1.421.359 76,8 76,8 5 Thuế TN cá nhân 1.180.000 1.180.000 1.178.226 99,8 99,8 6 Thuế SDĐNN 0 41