Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp nông nghiệp tại tỉnh thái nguyên (Trang 45 - 49)

CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1.Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên

2.1.1. V trí địa lý

Tỉnh Thái Nguyên, là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc là trung tâm của vùng trung du miền núi đông bắc, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ; có địa giới tiếp giáp với các tỉnh sau:

Phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía Đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Nam tiếp giáp với thủđô Hà Nội (cách 80 km); diện tích tự nhiên 3.562,82 km².

- Khí hậu, địa hình

Khí hậu Thái Nguyên chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5, nhiệt độ không khí trung bình là 24,5ºC, nhiệt độ chệnh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6: 29,6ºC) với tháng lạnh nhất (tháng 1: 17,2ºC) là 12,4ºC. Độẩm không khí trung bình là 82%, dao động giữa các tháng trong năm từ 78 – 90%. Nhìn chung, khí hậu tỉnh Thái Nguyên thuận lợi cho phát triển ngành nông, lâm nghiệp.

- Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên khoáng sản phong phú về chủng loại, là một lợi thế so sánh lớn trong việc phát triển các ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng. Tỉnh Thái Nguyên có trữ lượng than lớn thứ hai trong cả nước, than mỡ trữ lượng trên 15 triệu tấn, trong đó trữ lượng tìm kiếm thăm dò khoảng 8,5 triệu tấn, chất lượng tương đối tốt, tập trung ở các mỏ Phẫn Mễ, Làng Cẩm.

Khoáng sản kim loại có rất nhiều ở Thái Nguyên như quặng sắt có ở 47 mỏ và điểm quặng trong đó có 2 cụm mỏ lớn ở Trại Cau và Tiến Bộ với tổng trữ lượng khoảng 50 triệu tấn; thiếc có ở 3 mỏ thuộc huyện Đại Từ với tổng trữ

lượng khoảng 13.600 tấn; chì, kẽm tập trung nhiều ở huyện Đồng Hỷ, Võ Nhai; vàng có ở Võ Nhai, Đồng Hỷ, Phổ Yên; ngoài ra còn có đồng, niken, thủy ngân. Đó là vùng nguyên liệu sẵn có dồi dào, là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển doanh nghiệp công nghiệp của tỉnh, làm gia tăng giá trị sản phẩm, tạo việc làm, góp phần nâng cao thu nhập cho NLĐ.

2.1.2. Điu kin kinh tế - xã hi

Thái Nguyên là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Bộ cách trung tâm thủ đô Hà Nội 80 km. Thái Nguyên có diện tích tự nhiên là 3.562,82 Km2 với dân số là 1.286.751 người, mật độ dân số Thái Nguyên phân bố không đều, vùng cao và vùng núi dân cư rất thưa thớt, trong khi đó ở thành thị và đồng bằng dân cư lại dày đặc. Mật độ dân số thấp nhất là huyện Võ Nhai 72 người/km², cao nhất là TP Thái Nguyên với mật độ 1.903 người/km², đứng sau là thành phố Sông Công với mật độ 1.511 người/km². Trên địa bàn tỉnh hiện có 46 dân tộc trên tổng số 54 dân tộc tại Việt Nam sinh sống, trong đó 8 dân tộc đông dân nhất là Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay Dao, Mông và Hoa. Trong đó dân tộc Kinh chiếm chủ yếu với 73.1%. Sau khi tách tỉnh, tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên đã khới sắc.

Năm 2019, tình hình kinh tế xã hội của cả nước nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, tín dụng tiếp tục đà tăng trưởng. Thu nhập bình quân đầu người đạt 83,5 triệu đồng/năm, thu ngân sách đạt 15,5 nghìn tỷđồng, gấp hai lần so với năm 2015.

Năm 2019, tình hình kinh tế xã hội của cả nước nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, tín dụng tiếp tục đà tăng trưởng. Các cấp, các ngành quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành, tập trung tháo gỡ khó khăn, tạo mọi thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, triển khai các biện pháp tích cực phát triển các ngành kinh tế, tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh và tăng năng lực cạnh tranh, chú trọng thực hiện cải cách thủ tục hành chính, tăng cường kỷ luật và nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu.

Tổng giá trị gia tăng trên địa bàn tỉnh năm 2019 ước tính tăng 9% so với năm 2018, đạt kế hoạch đề ra.

Trong đó:

-Khu vực nông, lâm, nghiệp, thủy sản tăng 3,48% đóng góp 0,36 điểm phần trăm, trong tổng mức tăng trưởng chung

-Khu vực công nghiệp - Xây dựng tăng 10,94% đóng góp 6,86 điểm phần trăm, trong tổng mức tăng trưởng chung

-Khu vực dịch vụ - Thuế sản phẩm tăng6,62%, đóng góp 1,78 điểm phần trăm vào tốc độ tăng trưởng chung.

Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) bình quân đầu người năm 2019 ước đạt 83,5 triệu đồng\người\năm (tương đương 3.583 USD/người/năm), tăng gần 6 triệu đồng\người so với năm 2018, vượt kế hoạch đề ra;

b, Về cơ cấu kinh tế năm 2019 của tỉnh:

- Khu vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 34,22% giảm 1,22% so với năm 2018; Khu vực Công nghiệp - Xây dựng chiếm 12,88% giảm 0,33%; Khu vực dịch vụ chiếm 50,32%, tăng 1,34%; Thuế sản phẩm chiếm 2,57%.

* Về sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản

Gia trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản năm 2019 (theo giá so sánh năm 2010) ước đạt 13,54 nghìn tỷđồng, tăng 4% so với cùng kỳđạt kế hoạch đề ra; trong đó giá trị sản xuất khu vực nông, lâm nghiệp – Thủy sản ước đạt 12,57 nghìn tỷđồng tăng 3,4% so với cùng kỳ; giá trị sản xuất ngành lâm nghiệ là 510 tỷđồng, tăng 9,5% so với vùng kỳ; giá trị sản xuất ngành thủy sản là 461 tỷđồng tăng 15,4% so với cùng kỳ.

c, Chương trình xây dựng nông thôn mới

Công tác chỉđạo xây dựng nông thôn mới được triển khai quyết liệt ngay từ đầu năm. Các cơ quan truyền thông tăng cường công tác tuyên truyền nội dung Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, sản xuất và phát sóng các chuyên mục xây dựng nông thôn mới, đưa tin bài và ảnh về nông thôn

mới. Cơ quan tham mưu thực hiện xây dựng nông thôn mới ở cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã đã được kiện toàn.

Tỉnh đã giao chi tiết các nguồn vốn thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới được giao năm 2019 cho các đơn vị và 09 huyện, thành phố triển khai thực hiện. Tính đến tháng 10/2019 mới giải ngân được 60% tổng kế hoạch vốn. Tính đến cuối tháng 12 năm 2019, toàn tỉnh công nhận thêm 13 xã nông thôn mới theo Nghị quyết của Hội đồng Nhân dân tỉnh, đạt 87,5% kế hoạch. Năm 2019 tỉnh đã huy động được trên 2.604 tỷđồng cho xây dựng nông thôn mới.

d, Công nghiệp - Xây dựng cơ bản

* Sản xuất công nghiệp

Năm 2019, tỉnh thường xuyên chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tăng cường kiểm tra, tháo gỡ khó khăn và thực hiện các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh. UBND tỉnh đã ban hành đề án nâng cao hiệu quả sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh, tuy nhiên sản xuất công nghiệp năm 2019 tăng trưởng chậm và còn nhiều khó khăn. Giá trị công nghiệp ước đạt 743,80 tỷđồng, tăng 11,5% so với cùng kỳăm 2018.

đ, Hoạt động thương mại - du lịch - Xúc tiến đầu tư (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về thương mại - dịch vụ: Duy trì ổn định, phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng và sản xuất của nhân dân. Dịch vụ vận tải hành khách phát triển mạnh. Tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng ước đạt 37,4 nghìn tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2018.

Về du lịch: Các hoạt động tuyên truyền, quảng bá du lịch được thực hiện thường xuyên. Tổng lượt khách đến Thái Nguyên du lịch khoảng 1.302.106 lượt khách, đạt 110% kế hoạch, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2018; Tổng doanh thu đạt khoảng 420 tỷđồng.

Về xúc tiến đầu tư: Từ sau hội nghị Xúc tiến đầu từ năm 2018, hiện Thái Nguyên có 43 nhà đầu từ đang triển khai 61 dự án với tổng số vốn đăng ký thực

hiện là 115.545 tỷ đồng, trong đó có 03 dự án về nông nghiệp. UBND đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong quá trình triển khai dự án đến nay đã có 27/61 dự án hoàn thành các thủ tục đầu tư đạt 44,3%.

e, Phát triển doanh nghiệp

Về phát triển doanh nghiệp: Trong năm 2019, có 616 doanh nghiệp thành lập mới tăng 56,2% so với cùng kỳ, trong đo có 03 doanh nghiệp nông nghiệp, trong năm có 601 doanh nghiệp đóng mã số thuế, và 263 ngừng hoạt động; có 139 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động đã hoạt động quay trở lại. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 6.838 doanh nghiệp hoạt động, với tổng số vốn đăng ký là 87.237 tỷđộng.

Về phát triển Hợp tác xã: Trong năm 2019, có 14 hợp tác xã thành lập mới nâng tổng số hợp tác xã đang hoạt động theo Luật hợp tác xã năm 2012 lên 69 hợp tác xã, trong đó chủ yếu là các hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Tỉnh đã tổ chức thực hiện hỗ trợ các HTX về nhãn mác, bao bì sản phẩm, bồi dưỡng, đào tạo tập huấn cho các cán bộ HTX từ nguồn kinh phí cân đối ngân sách

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp nông nghiệp tại tỉnh thái nguyên (Trang 45 - 49)