Kinh nghiệm quản lý thuế đối với các doanh nghiệp nông nghiệp

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp nông nghiệp tại tỉnh thái nguyên (Trang 41 - 43)

1.2.1.1. Kinh nghiệm quản lý thuếđối với các doanh nghiệp nông nghiệp của

Cục Thuế Tuyên Quang

Tuyên Quang có diện tích tự nhiên 5.867,3km2, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp 81.633 ha, chiếm 13,91%, diện tích đất lâm nghiệp 446.641 ha chiếm 76,12%. Đất màu mỡ, phù hợp với nhiều loại cây trồng và có khả năng hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung như chè, mía, lạc, đậu tương, cây ăn quả...

Khí hậu tỉnh Tuyên Quang có hai mùa rõ rệt, mùa đông lạnh – khô hanh và mùa hè. Lượng mưa trung bình hằng năm đạt 1.295 – 2.266 mm. Nhiệt độ trung bình 220 – 230C. Độẩm bình quân năm là 85%. Khí hậu Tuyên Quang rất thuận lợi cho việc phát triển cây trồng, vật nuôi, đặc biệt là cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô lớn.

Dân số trung bình 753.763 người; mật độ dân số 128 người/km2. Tỉnh có 22 dân tộc (trong đó dân tộc Kinh 46%, Tày 26%, Dao 13%, Sán Cháy 8%, còn lại là các dân tộc khác). Toàn tỉnh có 6 huyện, 1 thành phố với 141 xã, phường, thị trấn; 2.090 thôn, bản. Về tổng thu ngân sách do cục thuế tuyên quang tính đến 31/12/2019 thực hiện đạt 2.057,6 tỷđồng, đạt 103,9% dự toán UBND tỉnh giao, tương ứng số tiền vượt dự toán là 77,6 tỷđồng, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2018.

Trong những năm qua, Cục Thuế Tuyên Quang được coi là “điểm sáng” trong công tác thu NSNN. Mặc dù số tỷ trọng số thu NSNN từ các doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn không lớn trong tổng thu NSNN của tỉnh, Nhưng Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang đã thực hiện triển khai đồng bộ nhiều giải pháp trong công tác quản lý thuếđối với các doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn:

Thứ nhất, Cục thuế luôn chú trọng đẩy mạnh thực hiện tốt công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế.

Thứ hai, ngành Thuế còn tích cực triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình cải cách hành chính thuế và hiện đại hóa nội bộ, coi đây là nhiệm vụ cơ bản của Ngành thuế trong những năm gần đây góp phần thu đúng, thu đủ cho NSNN.

Thứ ba, công tác kê khai và kế toán thuế cũng được Cục Thuế Tuyên Quang quan tâm. Công chức thuế thường xuyên đôn đốc các doanh nghiệp kê khai, nộp tờ khai thuế, đúng thời hạn. Đồng thời cũng chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin vào kê khai thuế, áp dụng kê khai thuế qua mạng Internet và nộp thuế điện tử, giúp giảm chi phí và thời gian đáng kể cho doanh nghiệp.

Thứ tư, đối với công tác quản lý thu nợ, Cục thuế thường xuyên tiến hành rà soát, phân loại tất cả các khoản nợ thuế, phí của từng doanh nghiệp, trên cơ sởđó đưa ra các biện pháp thu nợ hồi theo quy định của ngành. Việc làm này đã giúp giảm số nợ thuế và đảm bảo tỷ lệ nợ thuế trên tổng thu ngân sách luôn thấp hơn 5%.

Thứ năm, Cục Thuế thường xuyên phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan trong tỉnh như Sở NN&PTNT, Sở Tài nguyên và Môi trường… để trao đổi thông tin, nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, từ đó đưa ra các phương án quản lý thuế phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị.

Có thể nói Thái Nguyên và Tuyên Quang là 2 tỉnh có nhiều điểm chung về truyền thống, văn hóa, điều kiện phát triển kinh tế xã hội. Cục Thuế Thái Nguyên có thể coi những giải pháp mà Cục Thuế Tuyên Quang đã và đang triển khai thực hiện làm bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý đối với các doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

1.2.1.2. Kinh nghiệm quản lý thuếđối với các doanh nghiệp nông nghiệp của

Cục thuế Phú Thọ

Phú Thọ là tỉnh miền núi trung du thuộc vùng Tây Bắc Việt Nam. Tỉnh Phú Thọ được thành lập vào năm 1997 từ việc tách tỉnh Vĩnh Phú thành 2 tỉnh

Phú Thọ và Vĩnh Phúc. Cùng được tái lập vào năm 1997 nhưng trải qua 20 năm xây dựng phát triển, Phú Thọ đã có sự phát triển tương đối nhanh so với tỉnh Thái Nguyên. Công tác thu NSNN có sự vươn lên vượt bậc. Số thu NSNN năm 1997 là 246,8 tỷđồng, đến năm 2011, đạt 2.256 tỷđồng, đạt 143% dự toán Bộ Tài chính giao. Năm 2017, số thu NSNN của tỉnh đạt 5.982 tỷ đồng, bằng 127,6% dự toán pháp lệnh, cao gấp 2,65 lần so với năm 2011 và gấp 24,2 lần so với ngày mới thành lập. Trong những năm gần đây, số thu NSNN từ các doanh nghiệp luôn chiếm tỷ trọng trên 30% tổng thu NSNN của tỉnh Phú Thọ. Số thu từ các doanh nghiệp nông nghiệp chiếm tỷ trọng không lớn trong cơ cấu nhưng vẫn tăng dần qua các năm.

Để đạt được những kết quả trên, Cục Thuế Phú Thọđã kịp thời chỉ đạo toàn ngành triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp thu trọng tâm, phù hợp với điều kiện thực tế:

Thứ nhất, Cục Thuế Phú Thọđặc biệt quan tâm đến công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế, kịp thời đưa các văn bản pháp luật, chính sách thuế đến người nộp thuế; giải đáp thấu đáo vướng mắc cho người nộp thuế, tạo thuận lợi nhất để người nộp thuế sản xuất, kinh doanh.

Thứ hai, công tác thanh tra, kiểm tra thuế được Cục Thuế Phú Thọ đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, trong đó đặc biệt chú trọng đến công tác đánh giá, phân tích rủi ro và kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế

1.2.2. Bài hc kinh nghim cho Cc Thuế tnh Thái Nguyên trong công tác qun lý thuếđối vi các Doanh nghip nông nghip ca địa phương.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp nông nghiệp tại tỉnh thái nguyên (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)