CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, THẢO LUẬN
3.4. Giải pháp hoàn thiện quản lý thuế đối với các doanh nghiệp
3.4.1. Quan điểm, định hướng
Giai đoạn 2021-2025 là thời kỳ Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Thái Nguyên chủ trương thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp nhằm
khuyến khích người dân tham gia liên doanh, liên kết, hình thành các tổ hợp tác, hợp tác xã (HTX), các doanh nghiệp để phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp theo hướng canh tác hữu cơ, sản xuất hàng hóa, từng bước xây dựng các sản phẩm có thương hiệu của địa phương. Chính vì vậy, quan điểm, định hướng quản lý đối với các doanh nghiệp nông nghiệp luôn được Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên xác định và xây dựng rõ ràng gắn với quan điểm định hướng phát triển chung của ngành nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên.
Về quan điểm quản lý:
Thứ nhất, hoàn thiện công tác quản lý phải theo nguyên tắc vừa quản lý chặt chẽ tình hình chấp hành nghĩa vụ NSNN của người nộp thuế thông qua việc tự khai, tự tính, tự nộp vừa tạo điều kiện tốt nhất hỗ trợ người nộp thuế hoàn thành nghĩa vụ thuế vào NSNN.
Thứ hai, các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp nông nghiệp phải phù hợp với thực tiễn và tiến trình cải cách hành chính thuế theo lộ trình của ngành thuế Việt Nam.
Thứ ba, hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp nông nghiệp phải dựa trên cơ sở giải quyết các hạn chế về mặt chủ quan trong quản lý thuế tại Cục Thuế trong thời gian qua. Cơ sở của quan điểm này là mỗi kết quả hạn chế đều có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân gây ra và một nguyên nhân có thể dẫn đến nhiều kết quả; trong số các nguyên nhân thì có nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Với những nguyên nhân khách quan thì cơ quan thuế không thể tự chi phối được. Nhưng với những nguyên nhân chủ quan, tức là những nguyên nhân thuộc về Cục Thuế Thái Nguyên thì có thể khắc phục và điều chỉnh được, nguyên nhân chủ quan luôn có tác động chủ yếu đến những hạn chế trong quản lý, bởi vậy, muốn khắc phục hạn chế phải giải quyết dứt điểm những nguyên nhân chủ quan của hạn chế.
Thứ tư, các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp nông nghiệp phải phù hợp với điều kiện thực tiễn khách quan của địa phương và điều kiện cụ thể Cục Thuế Thái Nguyên.
Cuối cùng, quản lý thuế đối với các doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên cần đảm bảo đúng theo các quy định của Nhà nước về chính sách pháp luật thuế đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để người nộp thuế kinh doanh và phát triển ngành nông nghiệp tại địa phương theo đúng định hướng phát triển của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Thái Nguyên đưa ra.
Về định hướng phát triển:
Với phương châm: “Đơn giản hoá, hiện đại hoá, đảm bảo thu đúng, thu đủ, công khai, minh bạch.”, Cục Thuế Thái Nguyên đã đề ra mục tiêu, định hướng phát triển cụ thể trong công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp nông nghiệp như sau:
Một là, quản lý thuế phải gắn với cải cách hệ thống thuế thuế. Xây dựng hệ thống chính sách thuếđồng bộ, có cơ cấu hợp lý phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và chủđộng hội nhập kinh tế quốc tế đồng thời với hiện đại hoá công tác quản lý thuế nhằm đảm bảo chính sách động viên thu nhập quốc dân của Đảng và Nhà nước, đảm bảo nguồn lực tài chính phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước; góp phần thực hiện bình đẳng, công bằng xã hội. Hệ thống chính sách thuế phải tạo điều kiện thúc đẩy cải cách hành chính và hiện đại hóa công tác quản lý thuế. Đặc biệt, các qui định về thủ tục hành chính thuế phải đảm bảo phù hợp với yêu cầu cải cách hành chính của Nhà nước, vừa đáp ứng các yêu cầu quản lý thuế của Nhà nước, vừa không gây phiền hà, tốn kém cho cả tổ chức, cá nhân nộp thuế và cơ quan thuế. Tất cả quy định, quy trình quản lý thuếđều phải phù hợp với các quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về đổi mới quản lý thuế, phát triển DN, các quy trình được xây dựng chi tiết cụ thể, rõ ràng đến từng khâu công việc và luôn được bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với thực tế.
Hai là, quản lý thuế phải gắn với cải cách hành chính về thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế. Quản lý thuế là một bộ phận của quản lý hành chính Nhà nước, vì vậy các quy trình quản lý thuế phải gắn với chương
trình tổng thể về cải cách hành chính Nhà nước đặc biệt là vấn đề cải cách thủ tục hành chính thực hiện tốt cơ chế "một cửa" giải quyết các thủ tục hành chính. Kê khai thuế và nộp thuế hiện đại, chính xác, kịp thời.
Ba là, quản lý thuế theo hướng nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý. Tất cả các khâu, từ tổ chức bộ máy, cán bộ tới cơ chế quản lý thu, qui trình, thủ tục quản lý thuế cần phải được tiến hành đồng bộ. Tổ chức bộ máy phải hợp lý, gọn nhẹ, thực hiện chủ yếu theo mô hình chức năng, đảm bảo thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thuế, nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý và năng lực chỉđạo của cơ quan thuế từ Trung ương đến địa phương. Mô hình chức năng là mô hình lấy chức năng quản lý thuế làm nguyên tắc bao trùm. Theo đó, cơ cấu tổ chức bao gồm các bộ phận thực hiện một hoặc một số chức năng nhất định trong quy trình quản lý thuế như: Phòng Tuyên truyền và hỗ trợĐTNT, Phòng Quản lý tờ khai và kế toán thuế, Phòng Cưỡng chế và quản lý thu nợ, Phòng Thanh tra thuế...). Cơ chế "tự khai, tự nộp", trong đó người nộp thuế tự giác tuân thủ thực hiện các nghĩa vụ về thuế: người nộp thuế căn cứ các quy định tại các luật thuế để xác định nghĩa vụ thuế của mình, kê khai chính xác, nộp tờ khai thuế và nộp thuế đúng thời hạn. Cơ quan thuế không can thiệp vào việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế nếu người nộp thuế tự giác tuân thủ nghĩa vụ. Cơ quan thuế có trách nhiệm tuyên truyền, hỗ trợ, hướng dẫn để người nộp thuế hiểu rõ và tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế, đồng thời giám sát chặt chẽ việc tuân thủ nghĩa vụ thuế của người nộp thuế và thông qua công tác kiểm tra, thanh tra để phát hiện, xử lý kịp thời, đúng đắn những hành vi gian lận, trốn thuế của người nộp thuế. Quy trình nghiệp vụ, quy trình xử lý các thủ tục hành chính thuế sẽ phải được chuẩn hoá, công khai, minh bạch theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Bốn là, quản lý thuế đối với doanh nghiệp theo hướng hiện đại hoá. Việt Nam đang thực hiện sự nghiệp CNH, HĐH có tác động sâu rộng đến tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Do vậy, quản lý thuếđược hoàn thiện theo hướng hiện đại hoá.
Quản lý thuế trong điều kiện hiện nay sẽ phải gắn chặt với ứng dụng công nghệ thông tin - nội dung trung tâm của hiện đại hoá. Xây dựng hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu về tổ chức, cá nhân nộp thuế từ các nguồn thông tin trong và ngoài ngành thuế, phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu về tổ chức cá nhân nộp thuế phải đầy đủ các thông tin đáp ứng yêu cầu quản lý thuế và được cập nhật, xử lý, lưu trữđầy đủ, chính xác, kịp thời.