Phương hướng nhiệm vụ

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp nông nghiệp tại tỉnh thái nguyên (Trang 90 - 101)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, THẢO LUẬN

3.4. Giải pháp hoàn thiện quản lý thuế đối với các doanh nghiệp

3.4.2. Phương hướng nhiệm vụ

Trên cơ sở quan điểm định hướng quản lý đã xác định rõ ràng, Cục Thuế Thái Nguyên đã xây dựng cụ thể phương hướng nhiệm vụ quản lý thuế đối với các doanh nghiệp nông nghiệp bao gồm các nhiệm vụ trong tâm sau:

-Thực hiện các chính sách của Chính phủ về những giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát đồng thời tranh thủ thuận lợi, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh.

-Tổ chức triển khai thực hiện tốt Luật sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Luật thuế GTGT và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TNDN. Tiếp tục thực hiện tốt Luật sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý thuế.

-Đẩy mạnh tiến trình cải cách hiện đại hoá theo đúng kế hoạch đã được Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt.

-Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh thường xuyên công tác tuyên truyền về thuế và thuế GTGT. Rà soát lại các đối tượng đã được cấp mã số thuế nhưng chưa gửi tờ khai thuế theo quy định để nhắc nhở các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc quy định hiện hành về kê khai và nộp thuế GTGT.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ hoá đơn chứng từ và hạch toán kế toán, kê khai nộp thuế của các doanh nghiệp để phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm, tiếp tục theo dõi nắm bắt diễn biến trong quá trình thực hiện các Luật thuế, kịp thời phát hiện những vướng mắc phát sinh và đề xuất các biện pháp xử lý.

bộ thuế và trang bị thêm phương tiện kĩ thuật để hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao.

-Đẩy mạnh và chủ động phối hợp với các cơ quan Tài chính, Kho Bạc, Quản lý thị trường và các ngành liên quan khác trong việc thực hiện các Luật thuế. Phối hợp với cơ quan Kho bạc, ngân hàng để tổ chức việc thu thuế qua hệ thống Kho bạc Nhà nước, bảo đảm các thủ tục nộp thuế được nhanh chóng kịp thời cho đối tượng nộp thuế. Tiến hành việc nối mạng thông tin giữa Kho bạc Nhà nước với Cục Thuế và Chi cục Thuếđể thường xuyên đối chiếu kịp thời số thuế đã nộp.

Tăng cường đối thoại với các Doanh nghiệp để nắm được những khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp trong việc thực hiện chính sách pháp luật thuế và đề xuất các biện pháp tháo gỡ.

Thực hiện tốt phương châm: Khai thác, phát hiện nguồn thu, nuôi dưỡng nguồn thu để bảo đảm nguồn thu ổn định vững chắc, lâu dài.

3.4.2. Gii pháp hoàn thin qun lý thuế đối vi các doanh nghip nông nghip ti tnh Thái Nguyên nghip ti tnh Thái Nguyên

3.4.2.1. Các giải pháp liên quan đến công tác kê khai kế toán thuế

Có thể nói, kê khai kế toán thuế là một trong những chức năng quan trọng bậc nhất trong quản lý thuế. Đây được coi là đầu mối cho toàn bộ các dữ liệu thông tin đầu vào và đầu ra của người nộp thuế. Để nâng cao chất lượng quản lý kê khai kế toán thuế đối với các doanh nghiệp nông nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên, từ những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân đã phân tích ở trên, chúng ta cần phải có những giải pháp cụ thể sau:

Thứ nhất: Bản thân mỗi công chức thuế khi làm việc cần thực hiện đúng theo quy trình quản lý đăng ký thuế, quy trình quản lý khai thuế, nộp thuế, kế toán thuế, quy trình hoàn thuế và quy trình miễn thuế, giảm thuếđược Tổng cục Thuế ban hành.

Thứ hai: Là phải chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về thuế cho các doanh nghiệp. Làm cho doanh nghiệp hiểu và nắm được

quyền và nghĩa vụ về thuế của mình đối với nhà nước. Từ đó, bản thân mỗi người nộp thuế sẽ tự có ý thức trong việc thực hiện đăng ký thuế, nộp hồ sơ khai thuế đầy đủ, đúng hạn.

Thứ ba: Việc ngành Thuế thực hiện cơ chế một cửa liên thông với Sở Kế hoạch và Đầu tư trong việc cấp mã số thuế đã giúp doanh nghiệp giảm bớt thủ tục, thời gian đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thuế, thay đổi thông tin và chuyển địa điểm kinh doanh. Tuy nhiên, để công tác quản lý đăng ký thuế có chất lượng thì mỗi công chức được giao nhiệm vụ cần tập trung rà soát, thu thập để hiệu chỉnh thông tin đăng ký thuế của doanh nghiệp chính xác, kịp thời trên ứng dụng quản lý thuế, tránh tình trạng sai xót, chậm chễ xảy ra khi phát sinh các đơn vị mới hoặc doanh nghiệp có sự thay đổi thông tin đăng ký.

Thứ tư: Công chức Thuế thực hiện kiểm soát chặt chẽ việc kê khai của các tổ chức doanh nghiệp, đôn đốc, nhắc nhở doanh nghiệp kê khai sát số thuế phát sinh bằng hình thức gọi điện, gửi thư điện tử… khi đến hạn nộp tờ khai thuế nhằm hạn chế tình trạng đơn vị chậm nộp tờ khai thuế do quên hoặc yếu tố khách quan khác. Đồng thời, Cục Thuế Thái Nguyên phải kiên quyết lập biên bản và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với tất cả các trường hợp không nộp hồ sơ khai thuế, nộp hồ sơ khai thuế không đúng hạn… để tạo ra tính răn đe, nâng cao ý thức tự giác chấp hành của các doanh nghiệp.

Thứ năm: Việc triển khai ứng dụng khai và nộp thuế điện tử đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên bước đầu đã đem lại nhiều lợi ích tích cực. Tuy nhiên, do đặc điểm của các doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn là kém về khả năng tiếp cận công nghệ thông tin nên Cục Thuế Thái Nguyên cần thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn về cách khai thác, sử dụng ứng dụng; thành lập các tổ hỗ trợđầy đủ thành phần cần thiết để hỗ trợ về mặt tin học và nghiệp vụ khi doanh nghiệp gặp khó khăn, vướng mắc trong việc khai và nộp thuếđiện tử.

Thứ sáu: Do trình độ hiểu biết và khả năng còn hạn chế nên các doanh nghiệp nông nghiệp thường hay sai xót về mã chương, mã tiểu mục… khi thực

hiện nộp thuếđiện tử. Điều này khiến cho nghĩa vụ thuế mà đơn vịđã thực hiện không được cập nhập đúng lên hệ thống dữ liệu của ngân hàng, kho bạc và cơ quan thuế dẫn đến thừa sai hoặc nợảo tiền thuế… Chính vì vậy, trong công tác kế toán thuế, công chức thuế phải thường xuyên kiểm tra, cập nhật, đối chiếu chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước của người nộp thuế để kịp thời phát hiện sai xót và điều chỉnh một cách kịp thời.

Cuối cùng là triển khai hiệu quả hiện đại hóa công tác thu nộp NSNN, chuẩn bị điều kiện để tiếp tục mở rộng phạm vi trao đổi, kết nối thông tin qua mạng giữa cơ quan thuế với ngân hàng để phục vụ cho mục đích quản lý thuế (thông tin về tình hình thanh toán, giao dịch tài khoản tại ngân hàng) nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho NNT trong việc kê khai, nộp thuế.

3.4.2.2. Các giải pháp liên quan đến công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành

pháp luật thuế

Thanh tra, kiểm tra là một chức năng quan trọng và đặc biệt cần thiết trong điều kiện áp dụng cơ chế tự khai, tự tính, tự nộp thuếđối với doanh nghiệp như hiện nay. Để nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, Cục Thuế Thái Nguyên cần tập trung thực hiện một số giải pháp sau:

Thứ nhất là phải nâng cao chất lượng công tác phân tích rủi ro.

Thực tế đã chứng minh, thông tin là yếu tố quan trọng hàng đầu, quyết định tính hiệu quả trong mọi hoạt động quản lý. Vì vậy, để quá trình phân tích rủi ro đạt hiệu quả, Cục Thuế Thái Nguyên cần xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về các doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Cơ sở dữ liệu bao gồm các thông tin cơ bản về hoạt động của doanh nghiệp như: Tên doanh nghiệp, mã số thuế, địa chỉ, ngành nghề kinh doanh, mặt hàng kinh doanh, vốn, số lượng lao động, doanh thu, tình hình kê khai thuế hàng năm… Thông qua cơ sở dữ liệu thông tin, công chức thuế sẽ có cái nhìn tổng quan về các doanh nghiệp cần phân tích, đồng thời phát hiện ra những dấu hiệu bất thường đối với từng

doanh nghiệp cụ thể. Qua đó, công tác phân tích rủi ro đối với người nộp thuế sẽđem lại hiệu quả cao hơn.

Thứ hai là phải chú trọng công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế. Tất cả hồ sơ khai thuế doanh nghiệp gửi đến cơ quan thuế phải được kiểm tra thường xuyên, liên tục trừ các loại hồ sơ không phải kiểm tra theo quy định. Quá trình kiểm tra hồ sơ khai thuế cần kiểm tra các căn cứ tính thuếđể xác định số thuế phải nộp, số thuế được miễn giảm... theo phương pháp đối chiếu, cụ thể:

+ Đối chiếu với các quy định của các văn bản pháp luật thuế

+ Đối chiếu các chỉ tiêu trong tờ khai thuế với các tài liệu kèm theo (nếu có).

+ Đối chiếu các chỉ tiêu phản ánh trong tờ khai thuế, so sánh tờ khai giữa các tháng, quý, năm, báo cáo tài chính.

+ Đối chiếu với các dữ liệu của người nộp thuế có cùng ngành nghề, mặt hàng kinh doanh, quy mô tương đương.

+ Đối chiếu với các thông tin, tài liệu thu thập được từ nguồn khác (nếu có).

Thứ ba, đối với công tác thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế cần tập trung một vào số nội dung sau:

-Tăng cường phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan như Sở NN&PTNT, Sở Công thương… để thu thập số liệu về tình hình sản xuất, kinh doanh các mặt hàng, dịch vụ nông nghiệp của doanh nghiệp, từ đó có cơ sở để phân tích, đối chiếu với số liệu đơn vịđã kê khai thuế.

- Kết hợp việc kiểm tra sổ sách, chứng từ kế toán với kiểm tra thực tế kho bãi, nhà máy, cơ sở sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để xác định nguồn gốc hàng hóa, phân loại hàng hóa đúng theo quy định khi tính thuế GTGT, thuế TNDN. Kịp thời phát hiện và xử lý các trường hợp lợi dụng quy định về Thuế GTGT, thuế TNDN để giảm số thuế phải nộp.

Ví dụ: Doanh nghiệp bán nông sản chưa qua chế biến hoặc chỉ qua sơ chế có nguồn gốc là mua từ doanh nghiệp kinh doanh thương mại khác phải kê khai thuế suất thuế GTGT là 5% nhưng đơn vị lại kê khai theo trường hợp mặt hàng không chịu thuế GTGT và giải trình với đoàn kiểm tra rằng đây là sản phẩm do đơn vị trực tiếp sản xuất ra. Trong trường hợp này, việc kiểm tra thực tếđể tìm ra tài liệu, bằng chứng chứng minh nguồn gốc hàng hóa của doanh nghiệp là vô cùng quan trọng.

3.4.2.3. Các giải pháp liên quan đến công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế

Tình trạng nợ đọng thuế của các doanh nghiệp nông nghiệp tại tỉnh Thái Nguyên đang có xu hướng tăng trong thời gian gần đây. Chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế là hết sức cần thiết. Cục Thuế Thái Nguyên cần xác định nguyên nhân, tình trạng nợ của các doanh nghiệp nông nghiệp, từđó có kế hoạch, biện pháp thu nợ phù hợp, hiệu quả.

- Thứ nhất: Điều đầu tiên và rất quan trọng trong công tác quản lý nợ thuế đó là số tiền nợ thuế phải chính xác. Vì vậy, công chức thuế phải thường xuyên theo dõi, đối chiếu, cập nhập tình hình phát sinh và số thuế đã nộp của doanh nghiệp để xác định chính xác số tiền mà người nộp thuế còn nợ, còn phải nộp, kịp thời phát hiện những sai xót, kịp thời điều chỉnh nợ sai, nợảo để số thuế nợ luôn đảm bảo chính xác.

-Thứ hai, để giải quyết tình trạng nợ đọng thuế do một số chủ doanh nghiệp không nắm được tình hình việc thực hiện nghĩa vụ thuế với NSNN của đơn vị mình, hàng tháng công chức thuế phải gửi đầy đủ thông báo nợ thuế theo mẫu 07/QLN đến người nộp thuế. Đồng thời, phải gọi điện đôn đốc người nộp thuế, kịp thời giải đáp những vướng mắc về số tiền thuế nợđể các doanh nghiệp hiểu và nộp thuếđúng theo quy định của pháp luật.

- Thứ ba, đối với các doanh nghiệp nợ thuế do kinh doanh gặp nhiều khó khăn, Cục Thuế cần tổ chức các buổi làm việc, trao đổi để nắm được tình hình hoạt động của doanh nghiệp, xác định những vấn đề mà đơn vị đang gặp phải, từ đó có phương án phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan chức

năng tạo điều kiện giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp trong khuôn khổ pháp luật cho phép giúp doanh nghiệp ổn định hoạt động kinh doanh, nhanh chóng thực hiện nghĩa vụ thuế với NSNN theo quy định.

-Thứ tư, công chức thuế cần bám sát tình hình hoạt động của doanh nghiệp, thực hiện xác minh tình trạng hoạt động của doanh nghiệp tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký để làm thủ tục phân loại nợ khó thu đối với các doanh nghiệp bỏđịa chỉ kinh doanh. Qua đó làm giảm tỷ lệ nợ trên tổng số thu NSNN đã thực hiện.

-Thứ năm, Cục Thuế Thái Nguyên cần kiên quyết thực hiện cưỡng chế đối với 100% doanh nghiệp có nợ thuế trên 90 theo đúng quy trình cưỡng chế nợ thuế do Tổng cục Thuế ban hành nhằm nâng cao ý thức chấp hành và tạo sự răn đe đối với người nộp thuế.

-Thứ sáu: Tiếp tục triển khai các biện pháp thu hồi nợ đọng thuế, trong đó tập trung vào các đơn vị có số nợ kéo dài, số nợ lớn, những đơn vị khó khăn phải có cam kết, giảm dần số nợ trong năm và không phát sinh thêm nợ mới. Trong quá trình thu nợ, cần phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan áp dụng các biện pháp thu nợ thuế và cưỡng chế thuế như ngân hàng (chịu trách nhiệm phong toả tài khoản, trích tài khoản), công an, toà án (để kê biên, tịch thu)… để thực hiện công tác thu nợ một cách hiệu quả.

Để đánh giá được chất lượng và tính hiệu quả của công tác thu nợ, Cục Thuế Thái Nguyên cũng cần chủ động xây dựng các chuẩn mực đánh giá chất lượng công tác thu nợ và cưỡng chế thuế, xây dựng hệ thống hỗ trợ đồng thời theo dõi, giám sát việc thực hiện công tác thu nợ và cưỡng chế thuế của từng công chức được giao nhiệm vụ.

3.4.2.4. Các giải pháp liên quan đến công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế

Tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế là một chức năng quan trọng trong quản lý thuế, là cầu nối quan trọng giữa ngành Thuế với người nộp thuế. Để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuếđối với các doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn, Cục Thuế Thái Nguyên cần thực hiện một số

giải pháp cụ thể:

Thứ nhất: Như đã phân tích ở trên, một số doanh nghiệp nông nghiệp ở Thái Nguyên có xuất phát điểm là các hộ nông dân nên chỉ tập trung vào sản xuất, kinh doanh, ít tìm hiểu chính sách pháp luật và thường “ngại” hỏi khi có vướng mắc. Vì vậy, bản thân mỗi cán bộ công chức thuế phải luôn xác định là một “tuyên truyền viên” tích cực cho người nộp thuế, cần tạo ra một môi trường làm việc thân thiện, có sự kết nối chặt chẽ với doanh nghiệp nhằm tạo tâm lý thoải mái, sẵn sàng hỏi, sẵn sàng giải đáp giữa người nộp thuế với công chức thuế.

Thứ hai: Cục Thuế Thái Nguyên cần tiếp tục đổi mới, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế theo xu hướng tiếp nhận thông tin hiện nay:

Phối hợp với Báo Thái Nguyên, Đài Phát thanh truyền hình Thái Nguyên thực hiện các tin, bài, ảnh, phóng sự truyền hình, phát thanh về chính sách thuế,

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp nông nghiệp tại tỉnh thái nguyên (Trang 90 - 101)