Ban hành chủ trương, chính sách cải thiện môi trường, thủ tục đầu tư nhằm thu hút FDI vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối vơi hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của trung quốc vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng ở việt nam (Trang 61 - 66)

- Quản lý trực tiếp nguồn vốn nhà nƣớc trong các dự án;

3.2.3. Ban hành chủ trương, chính sách cải thiện môi trường, thủ tục đầu tư nhằm thu hút FDI vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng

đầu tư nhằm thu hút FDI vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng

Việt Nam đã liên tục hoàn thiện thể chế, chính sách ƣu đãi về tài chính để thu hút và quản lý tốt hơn nguồn lực đầu tƣ nƣớc ngoài. Trong đó, nhiều chính sách ƣu đãi về thuế, sử dụng đất, và các hình thức hỗ trợ của Chính phủ đang đƣợc áp dụng nhằm khuyến khích nhà đầu tƣ nƣớc ngoài nói chung, nhà đầu tƣ Trung Quốc nói riêng đầu tƣ vào các dự án kết cấu hạ tầng. Cụ thể là:

- Về thuế thu nhập doanh nghiệp: Doanh nghiệp đầu tƣ phát triển nhà máy nƣớc, nhà máy điện, hệ thống cấp thoát nƣớc; cầu, đƣờng bộ, đƣờng sắt; cảng hàng không, cảng biển, cảng sông; sân bay, nhà ga và công trình hạ tầng

đặc biệt quan trọng khác do Thủ tƣớng Chính phủ quyết định đƣợc hƣởng mức thuế suất ƣu đãi 10% trong 15 năm. Dự án có quy mô lớn, công nghệ cao hoặc dự án mới cần đặc biệt thu hút đầu tƣ thì có thể kéo dài thời gian áp dụng thuế suất ƣu đãi, nhƣng tổng thời gian áp dụng mức thuế suất 10% theo quy định không vƣợt quá 30 năm.

- Về ƣu đãi tiền sử dụng đất, tiền thuê đất: Theo Nghị định số 46/2014/NĐ-CP của Chính phủ về việc thu tiền thuê đất, thuê mặt nƣớc thì có hai trƣờng hợp là miễn tiền thuê đất suốt thời hạn dự án và miễn tiền thuê đất có thời hạn.

+ Miễn tiền thuê đất suốt thời hạn dự án đối với: (i) Dự án đầu tƣ thuộc lĩnh vực đặc biệt ƣu đãi đầu tƣ tại địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; (ii) Đất xây dựng cơ sở, công trình cung cấp dịch vụ hàng không; (iii) Đất xây dựng công trình khai thác, xử lý nƣớc, đƣờng ống cấp nƣớc và các công trình hỗ trợ quản lý, vận hành hệ thống cấp nƣớc (nhà hành chính, nhà quản lý, điều hành, nhà xƣởng, kho bãi vật tƣ, thiết bị); (iv) Đất xây dựng kết cấu hạ tầng sử dụng chung trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất theo quy hoạch đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt quy định.

+ Miễn tiền thuê đất có thời hạn đối với: (i) Tất cả các dự án đầu tƣ trong giai đoạn xây dựng cơ bản, nhƣng không quá 03 năm kể từ ngày có quyết định cho thuê đất, thuê mặt nƣớc; (ii) 3 năm đối với dự án thuộc Danh mục lĩnh vực ƣu đãi đầu tƣ, cơ sở sản xuất kinh doanh mới thực hiện di dời theo quy hoạch, di dời do ô nhiễm môi trƣờng; (iii) 7 năm đối với dự án đầu tƣ vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; (iv) 11 năm đối với dự án đầu tƣ tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, dự án đầu tƣ thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt ƣu đãi đầu tƣ hoặc Danh mục lĩnh vực ƣu đãi đầu tƣ tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

- Về chính sách ngoại hối ngân hàng: Nhằm đáp ứng các giao dịch vãng lai, doanh nghiệp trong nƣớc cũng nhƣ nƣớc ngoài đều đƣợc phép mua bán ngoại tệ ở các ngân hàng thƣơng mại. Đối với những dự án quan trọng, có tính chất quyết định đến việc phát triển kinh tế, Nhà nƣớc đảm bảo cân đối đủ ngoại tệ cho doanh nghiệp hoạt động. Doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc thế chấp giá trị tài sản, giá trị quyền sử dụng đất tại các ngân hàng hoạt động tại Việt Nam để vay vốn.

- Về các hỗ trợ khác của Chính phủ trong chính sách xúc tiến phát triển kết cấu hạ tầng: Trong các dự án kết cấu hạ tầng, mặt bằng dự án sẽ đƣợc chuyển giao cho các nhà đầu tƣ sau khi đã đƣợc giải phóng hoặc hỗ trợ chi phí phát sinh cho việc giải phóng mặt bằng, đền bù và tái định cƣ. Hỗ trợ phí sö dụng trong những vùng có điều kiện khó khăn đối với nhà đầu tƣ để rút vốn. Hỗ trợ các chi phí liên quan tới việc thiết kế, khảo sát và tiến hành nghiên cƣu khả thi dự án. Miễn các loại thuế có liên quan đến chuyển giao công nghệ cho các đối tƣợng sở hữu công nghiệp đang trong thời hạn bảo hộ, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật để thực hiện dự án đầu tƣ; đồng thời các đối tƣợng này cũng nhận đƣợc thu nhập từ tiền bản quyền. Ngoài ra, trong trƣờng hợp cần thiết, tùy theo tính chất dự án, Chính phủ có thể chỉ định cơ quan có thẩm quyền thay mặt Chính phủ bảo lãnh về vốn, tiêu thụ sản phẩm và các nghĩa vụ hợp đồng khác cho nhà đầu tƣ hoặc các doanh nghiệp khác tham gia thực hiện dự án. Các hình thức hỗ trợ khác nhƣ: hỗ trợ thu phí dịch vụ, bảo đảm cân đối hoặc hỗ trợ cân đối ngoại tệ,... cũng đƣợc Chính phủ bảo đảm cho nhà đầu tƣ trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng.

Bên cạnh đó, để tạo thuận lợi cho nhà đầu tƣ nƣớc ngoài (trong đó có nhà đầu tƣ Trung Quốc) trong việc tiếp cận với các cơ hội đầu tƣ trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, Chính phủ và các cơ quan trung ƣơng và địa phƣơng đã

về các dự án này. Ngày 29/4/2014, Thủ tƣớng Chính phủ đã ký quyết định ban hành Danh mục 127 dự án quốc gia kêu gọi đầu tƣ nƣớc ngoài đến năm 2020. Trong đó, nhóm dự án về kết cấu hạ tầng kỹ thuật gồm 51 dự án thuộc các lĩnh vực: Hạ tầng giao thông (đƣờng bộ, đƣờng sắt, cảng hàng không, cảng biển); hạ tầng năng lƣợng; hạ tầng đô thị (gồm giao thông, cấp nƣớc, xử lý chất thải rắn đô thị) và hạ tầng khu công nghiệp đƣợc kêu gọi đầu tƣ nƣớc ngoài. Về kết cấu hạ tầng xã hội có 20 dự án thuộc các lĩnh vực: Hạ tầng giáo dục và đào tạo; hạ tầng y tế; hạ tầng văn hóa, thể thao và du lịch.

Đặc biệt, Chính phủ có nhiều đổi mới trong quản lý KKT và KCN, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tƣ: Chính phủ đã ban hành Nghị định số 82/2018/NĐ-CP quy định về quản lý KCN và KKT, trong đó có nhiều chính sách mới đối với KCN, KKT. Nghị định nêu rõ, KCN và KKT đều là địa bàn ƣu đãi đầu tƣ. Đáng chú ý, các dự án kết cấu hạ tầng đƣợc hƣởng chế độ ƣu đãi đặc biệt: (i) Dự án đầu tƣ xây dựng nhà ở, công trình văn hóa, thể thao, công trình kết cấu hạ tầng xã hội phục vụ công nhân làm việc tại KCN, KKT đƣợc hƣởng ƣu đãi theo quy định pháp luật; (ii) Nhà đầu tƣ, doanh nghiệp có dự án đầu tƣ vào KCN, KKT đƣợc cơ quan có thẩm quyền hỗ trợ thực hiện các thủ tục hành chính về đầu tƣ, doanh nghiệp, đất đai, xây dựng, môi trƣờng, lao động, thƣơng mại theo cơ chế “một cửa, tại chỗ”, hỗ trợ về tuyển dụng lao động và các vấn đề liên quan khác trong triển khai thực hiện dự án; (iii) Dự án đầu tƣ xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng các khu chức năng trong KKT đƣợc huy động vốn thông qua việc cho nhà đầu tƣ có khả năng về tài chính và kinh nghiệm thuê lại một phần hoặc toàn bộ diện tích đất chƣa cho thuê để đầu tƣ và cho thuê lại dất theo quy định của pháp luật; (iv) Dự án đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội phục vụ chung trong KKT đƣợc huy động vốn từ quỹ đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

Quá trình cải cách hành chính của Việt Nam, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính thuế và hải quan tác động tích cực đến việc thu hút và giải ngân vốn FDI. Dịch vụ khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế điện tử đƣợc mở rộng trên 63 tỉnh, thành; hệ thống cấp hóa đơn điện tử có xác thực của cơ quan thuế đƣợc thí điểm tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh; nghiên cứu triển khai thực hiện phƣơng thức điện tử đối với dịch vụ nộp thuế đất đai, hộ cá nhân ... Hải quan tiếp tục duy trì, đảm bảo vận hành thông suốt ổn định 24/7 Hệ thống thông quan hàng hóa tự động và Hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin nghiệp vụ; triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN điện tử.

Ngoài ra, cơ chế phân cấp quản lý đầu tƣ nƣớc ngoài đã có sự cải thiện rõ rệt, đƣợc thực hiện nhanh ở cả bề rộng và bề sâu trong quản lý nhà nƣớc các cấp. UBND các cấp đã đƣợc giao thêm quyền trong việc quyết định quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng, các dự án đầu tƣ nƣớc ngoài, quản lý đất đai, tài nguyên và doanh nghiệp... Tính chủ động trong phân cấp quản lý đầu tƣ nƣớc ngoài góp phần phát huy tính sáng tạo của địa phƣơng, tăng cƣờng khai thác các nguồn lực một cách hiệu quả để phục vụ tốt cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng. Đồng thời, việc phân cấp này tạo thuận lợi hơn cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài bởi các nút thắt trong cấp phép đầu tƣ và quản lý dự án đầu tƣ sau cấp phép ở cấp trung ƣơng đã hoàn toàn đƣợc tháo gỡ. Các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài nói chung, nhà đầu tƣ Trung Quốc nói riêng chỉ cần đến "một cửa" là chính quyền địa phƣơng để đƣợc cấp phép và triển khai dự án một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, việc đẩy mạnh phân cấp quản lý đầu tƣ cho các địa phƣơng cũng dẫn đến hiện tƣợng quy hoạch đầu tƣ thiếu đồng bộ, thống nhất ở các địa phƣơng khác nhau, chẳng hạn hiện tƣợng vốn FDI của Trung Quốc đổ vảo lĩnh vực kết cấu hạ tầng rất lớn tại các vị trí xung yếu về an ninh - quốc phòng ở một số địa phƣơng nhƣ Đà Nẵng, Khánh Hòa, Tây Ninh….

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối vơi hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của trung quốc vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng ở việt nam (Trang 61 - 66)