Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn nhà nước trong các dự án FDI vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng và đảm bảo hiệu quả triển khai thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối vơi hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của trung quốc vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng ở việt nam (Trang 93 - 95)

- Quản lý trực tiếp nguồn vốn nhà nƣớc trong các dự án;

4.2.4. Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn nhà nước trong các dự án FDI vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng và đảm bảo hiệu quả triển khai thực hiện

vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng và đảm bảo hiệu quả triển khai thực hiện

Cơ chế quản lý vốn nhà nƣớc trong các dự án FDI của Trung Quốc vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng của Việt Nam thời gian qua bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế, do đó cần sớm hoàn thiện cơ chế này để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động FDI của Trung Quốc vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng của Việt Nam. Về nguyên tắc, quản lý vốn nhà nƣớc trong các dự án FDI vào lĩnh vực kết cấu hạ

tầng phải đảm bảo tuân theo các nguyên tắc sau: (i) Tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tƣ, quản lý và sử dụng vốn của nhà nƣớc tại doanh nghiệp; (ii) Phù hợp với chiến lƣợc, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành; (iii) Cơ quan đại diện chủ sở hữu, cơ quan quản lý nhà nƣớc không can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, hoạt động quản lý, điều hành của ngƣời quản lý doanh nghiệp; (iv) Quá trình quản lý phải thông qua ngƣời đại diện chủ sở hữu trực tiếp hoặc ngƣời đại diện phần vốn nhà nƣớc; bảo đảm doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh theo cơ chế thị trƣờng bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật; (v) Cơ quan đại diện chủ sở hữu, ngƣời đại diện chủ sở hữu trực tiếp, ngƣời đại diện phần vốn nhà nƣớc chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng vốn nhà nƣớc tại doanh nghiệp nhằm đảm bảo hiệu quả, bảo toàn và gia tăng giá trị vốn nhà nƣớc đầu tƣ vào doanh nghiệp; chống lãng phí, thất thoát vốn, tài sản của Nhà nƣớc và doanh nghiệp; (vi) Công khai, minh bạch trong đầu tƣ, quản lý, sử dụng vốn nhà nƣớc tại doanh nghiệp; (vii) Phù hợp với điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý vốn nhà nƣớc tại các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp FDI nói riêng, Chính phủ đã thành lập cơ quan chuyên trách là Ủy ban Quản lý vốn nhà nƣớc tại doanh nghiệp. Với điều kiện thuận lợi đó, Chính phủ cần sớm kiện toàn cơ chế tổ chức hoạt động của Ủy ban này; chú trọng xây dựng bộ máy tổ chức tinh gọn, hiệu quả; tuyển dụng và bố trí đúng những cán bộ có phẩm chất, năng lực. Bên cạnh đó, cần xây dựng mục tiêu, chỉ số đánh giá hiệu quả của từng bộ phận, từng cán bộ, từng quy chế nội bộ, không để kẽ hở cho tham nhũng, tiêu cực.

Đồng thời, cơ quan quản lý vốn nhà nƣớc phải là một nhà đầu tƣ chủ động, nắm chắc số vốn và tài sản nhà nƣớc trong các dự án và hiệu quả sử

quản lý thống nhất nhƣ vậy, thời gian tới công tác kiểm tra, giám sát tình trạng thất thoát vốn nhà nƣớc, tham nhũng, lãng phí trong hoạt động của các dự án FDI thuộc lĩnh vực kết cấu hạ tầng cần đƣợc tăng cƣờng và đảm bảo hiệu quả thực chất. Đối với nhà đầu tƣ Trung Quốc, cần thỏa thuận rõ ràng tỷ lệ cụ thể giữa vốn FDI và vốn đối ứng trong khuôn khổ dự án, có những ràng buộc cụ thể về trách nhiệm của cả hai bên nếu để xảy ra tình trạng dự án đội vốn, chậm tiến độ hoặc thất thoát, lãng phí nguồn vốn đầu tƣ…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối vơi hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của trung quốc vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng ở việt nam (Trang 93 - 95)