Công tác xây dựng, điều chỉnh và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối vơi hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của trung quốc vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng ở việt nam (Trang 54 - 58)

- Quản lý trực tiếp nguồn vốn nhà nƣớc trong các dự án;

3.2.1. Công tác xây dựng, điều chỉnh và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật

pháp luật

Từ năm 2015 đến nay, pháp luật về đầu tƣ tiếp tục có những điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung kịp thời để phù hợp với nhu cầu thu hút đầu tƣ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc cũng nhƣ xu hƣớng đầu tƣ quốc tế. Hệ thống văn bản pháp luật liên quan tới đầu tƣ trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng tiếp tục đƣợc củng cố và hoàn thiện. Quốc hội đã điều chỉnh, sửa đổi bổ sung Luật Đầu tƣ 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2018), Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2018), Luật Doanh nghiệp, Luật Kinh doanh Bất động sản... Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định về đầu tƣ theo hình thức PPP. Trong

đó, những lĩnh vực hạ tầng đƣợc đặc biệt khuyến khích đầu tƣ bao gồm xây dựng công trình kết cấu hạ tầng mới hoặc mở rộng, cải tạo, hiện đại hóa công trình đƣờng bộ, cầu, hầm và các công trình tiện ích có liên quan; đƣờng sắt, đƣờng xe điện; cảng hàng không, cảng biển, cảng sông, bến phà; nhà máy cung cấp nƣớc, hệ thống thoát nƣớc, xử lý nƣớc thải, chất thải; nhà máy điện, đƣờng dây tải điện và các công trình kết cấu hạ tầng khác. Việc bổ sung, sửa đổi kịp thời các văn bản pháp luật về đầu tƣ giúp nhà đầu tƣ các nƣớc nói chung, nhà đầu tƣ Trung Quốc nói riêng ngày càng thuận lợi hơn trong tiếp cận các dự án kết cấu hạ tầng của Việt Nam.

Hiện nay, Luật Đầu tƣ 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2018) là luật chung điều chỉnh hoạt động đầu tƣ ở Việt Nam, trong đó có hoạt động FDI vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng. Luật quy định 4 hình thức đầu tƣ chủ yếu: (i) Đầu tƣ thành lập tổ chức kinh tế; (ii) Góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế; (iii) Hợp đồng đối tác công - tƣ (PPP); (iv) Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC). Với việc quy định đầy đủ 4 hình thức đầu tƣ này, luật đã tạo hành lang thông thoáng cho nhà đầu tƣ nƣớc ngoài thực hiện đầu tƣ theo hình thức hợp đồng PPP hoặc BCC đang ngày càng phổ biến. Luật cũng quy định cụ thể về thẩm quyền quyết định chủ trƣơng đầu tƣ của các cơ quan quản lý đầu tƣ từ Trung ƣơng đến địa phƣơng, vấn đề bảo đảm thực hiện dự án đầu tƣ, bảo đảm chuyển tài sản của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài ra nƣớc ngoài... Nhiều ngành nghề đƣợc ƣu đãi và hỗ trợ đầu tƣ liên quan đến kết cấu hạ tầng công nghiệp và dịch vụ: (i) Hoạt động công nghệ cao và công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao (nhóm hạ tầng khoa học - công nghệ); (ii) Sản xuất sản phẩm điện tử, cơ khí trọng điểm (nhóm hạ tầng công nghiệp); (iii) Sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin, phần mềm, nội dung số (nhóm hạ tầng viễn thông); (iv) Đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng và vận tải hành khách công cộng tại các đô thị (nhóm hạ tầng dịch vụ) (Điều 16 Luật Đầu tƣ 2014). Về địa bàn, luật nêu rõ

các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao (nơi tập trung nhiều công trình kết cấu hạ tầng) là địa bàn ƣu đãi đầu tƣ.

Bên cạnh việc chịu sự điều chỉnh của Luật Đầu tƣ, hoạt động FDI vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng do gắn liền với hoạt động xây dựng, nên còn chịu sự điều chỉnh trực tiếp của Luật Xây dựng. Luật quy định công trình kết cấu hạ tầng gồm hai loại là công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình hạ tầng xã hội: (i) Công trình hạ tầng kỹ thuật gồm công trình giao thông, thông tin, năng lƣợng, chiếu sáng công cộng, cấp nƣớc, thu gom và xử lý chất thải, nghĩa trang và công trình khác; (ii) Công trình hạ tầng xã hội gồm công trình y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao, thƣơng mại, dịch vụ công cộng, cây xanh, công viên và công trình khác (Khoản 22 và 23, Điều 3 Luật Xây dựng 2014). Luật đƣa ra khái niệm nhà thầu trong hoạt động đầu tƣ xây dựng là cá nhân, tổ chức có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng khi tham gia quan hệ hợp đồng trong hoạt động đầu tƣ xây dựng. Luật chỉ ra các nguyên tắc cơ bản trong đầu tƣ xây dựng công trình kết cấu hạ tầng: Bảo đảm đầu tƣ xây dựng công trình theo quy hoạch, bảo vệ môi trƣờng; kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh và ứng phó với biến đổi khí hậu; sử dụng hợp lý nguồn lực, tài nguyên tại khu vực có dự án... Những nguyên tắc này đóng vai trò vô cùng quan trọng, định hƣớng hoạt động đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng nói chung, cũng nhƣ hoạt động FDI vào lĩnh vực này nói riêng. Cùng với đó, Luật cũng đƣa ra nhiều quy định cụ thể về giám sát, đánh giá, thẩm định dự án đầu tƣ xây dựng…

Nhà nƣớc còn ban hành các văn bản quy phạm pháp luật khác nhằm điều chỉnh hoạt động FDI vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng nhƣ: Luật Quy hoạch 2017 là khung pháp lý quan trọng để các cơ quan chức năng ban hành các quy hoạch về đầu tƣ phù hợp, đảm bảo an ninh và phát triển kinh tế - xã hội; Luật

Đất đai 2013 (sửa đổi, bổ sung năm 2018) quy định nhiều điều khoản cụ thể liên quan đến cơ chế thuê đất, thuê mặt nƣớc để thực hiện các dự án đầu tƣ... Về các văn bản dƣới luật đáng chú ý có: Nghị định 118/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tƣ; Thông tƣ 83/2016/TT-BTC của Bộ trƣởng Bộ Tài chính hƣớng dẫn thực hiện ƣu đãi đầu tƣ theo quy định của Luật đầu tƣ; Thông tƣ 09/2016/TT- BKHĐT của Bộ trƣởng Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ hƣớng dẫn về công tác theo dõi, kiểm tra và đánh giá đầu tƣ đối với hoạt động đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam... Các văn bản này đƣợc ban hành nhằm hƣớng dẫn chi tiết, cụ thể hóa một số quy định của Luật Đầu tƣ, Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch, Luật Đất đai… đã nêu ở trên.

Bên cạnh đó, hoạt động FDI của Trung Quốc trên lãnh thổ Việt Nam nói chung, FDI Trung Quốc vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng nói riêng tiếp tục chịu sự điều chỉnh của các hiệp định đầu tƣ song phƣơng do Chính phủ hai nƣớc ký kết, đáng chú ý là Hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tƣ giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ CHND Trung Hoa (1992). Hiệp định có nhiều điều khoản tạo thuận lợi cho hoạt động xúc tiến đầu tƣ song phƣơng. Về khuyến khích đầu tƣ, Hiệp định quy định mỗi Bên ký kết sẽ khuyến khích các nhà đầu tƣ của Bên ký kết kia đầu tƣ trên lãnh thổ của mình và chấp nhận những đầu tƣ đó phù hợp với luật và quy định của mình (Điều 2). Về bảo hộ đầu tƣ, những đầu tƣ và các hoạt động liên quan đến đầu tƣ của các nhà đầu tƣ của mỗi Bên ký kết sẽ đƣợc đối xử công bằng, thoả đáng và đƣợc bảo hộ trên lãnh thổ của Bên ký kết kia (Điều 3). Mỗi Bên ký kết theo luật và quy định của mình sẽ đƣợc bảo đảm cho các nhà đầu tƣ của Bên ký kết kia trên lãnh thổ của mình việc chuyển những đầu tƣ và thu nhập của họ, bao gồm: (i) Lợi nhuận, lãi cổ phần, lãi và thu nhập hợp pháp khác; (ii) Các khoản

toán theo hiệp định vay nợ liên quan đến đầu tƣ; (iv) Tiền bản quyền; (v) Các khoản thanh toán về giúp đỡ kỹ thuật hoặc phí dịch vụ kỹ thuật, phí quản lý; (vi) Các khoản thanh toán về các dự án ký kết liên quan đến đầu tƣ; (vii) Các thu nhập liên quan đến việc đầu tƣ của công dân Bên ký kết kia làm việc trên lãnh thổ của bên ký kết này (Điều 5). Tuy nhiên, điểm hạn chế là Hiệp định này đến nay đã thực hiện hơn 20 năm mà hai bên chƣa có sự điều chỉnh hoặc xúc tiến ký kết Hiệp định đầu tƣ mới, do đó một số quy định về khuyến khích và bảo hộ đầu tƣ chƣa thực sự phù hợp với tình hình hiện nay.

Ngoài ra, pháp luật về đầu tƣ của Việt Nam nói chung, liên quan đến hoạt động FDI trên lĩnh vực kết cấu hạ tầng nói riêng còn chịu sự điều chỉnh bởi các hiệp định hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN mà Việt Nam là thành viên đƣợc ký kết, nhất là Hiệp định về Đầu tƣ (có hiệu lực từ tháng 2/2010). Các hiệp định nêu trên cũng là nhân tố quan trọng thu hút FDI của Trung Quốc vào Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng. Một số quy định của các Hiệp định này còn tạo thuận lợi cho nhà đầu tƣ Trung Quốc. Ví dụ: Theo biểu cam kết cụ thể về dịch vụ của Việt Nam trong Hiệp định về Thƣơng mại dịch vụ giữa ASEAN và Trung Quốc, nhà đầu tƣ Trung Quốc hoạt động trong lĩnh vực “Dịch vụ xây dựng và dịch vụ kỹ thuật liên quan” ở Việt Nam đƣợc phép thành lập công ty 100% vốn Trung Quốc; đối với lĩnh vực “Dịch vụ vận tải biển quốc tế”, nhà đầu tƣ Trung Quốc có thể thành lập liên doanh với đối tác Việt Nam, trong đó tỷ lệ vốn góp của phía Trung Quốc không quá 51%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối vơi hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của trung quốc vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng ở việt nam (Trang 54 - 58)