Về kiện toàn bộ máy tổ chức, xây dựng chính sách cán bộ thuộc lĩnh vực kết cấu hạ tầng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối vơi hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của trung quốc vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng ở việt nam (Trang 67 - 69)

- Quản lý trực tiếp nguồn vốn nhà nƣớc trong các dự án;

3.2.5. Về kiện toàn bộ máy tổ chức, xây dựng chính sách cán bộ thuộc lĩnh vực kết cấu hạ tầng

thuộc lĩnh vực kết cấu hạ tầng

Thời gian qua, bộ máy quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ nƣớc ngoài đã từng bƣớc đƣợc kiện toàn theo hƣớng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả và thống nhất một đầu mối tại các bộ, ngành, địa phƣơng, đáp ứng yêu cầu quản lý liên ngành, liên vùng tại địa phƣơng và trong phạm vi cả nƣớc. Đẩy mạnh phân công, phân cấp, phối hợp giữa các bộ, ngành và các địa phƣơng gắn với tăng cƣờng kiểm tra, giám sát. Hiện Cục Đầu tƣ nƣớc ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ là đơn vị thống nhất quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ nƣớc ngoài nói chung ở cấp Trung ƣơng, trong đó có FDI vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng; Vụ Quản lý các khu kinh tế, Vụ Giám sát và Thẩm định đầu tƣ, Cục Quản lý đấu thầu chịu trách nhiệm về các công việc liên quan nhƣ thẩm định, giám sát, quản lý dự án đầu tƣ tại một số địa bàn trọng điểm... Ở cấp địa phƣơng, các Sở Kế hoạch và Đầu tƣ chịu trách nhiệm chính về vấn đề này. Các Ban Quản lý Dự

quy hoạch phát triển của địa phƣơng, doanh nghiệp, kế hoạch đầu tƣ công trung hạn, chủ trƣơng đầu tƣ và yêu cầu về tái cơ cấu đầu tƣ công, tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nƣớc; phù hợp với chủ trƣơng đầu tƣ, kế hoạch đầu tƣ công trung hạn, số lƣợng các dự án đang triển khai...

Việc xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý đầu tƣ luôn đƣợc Nhà nƣớc quan tâm, tuy nhiên công tác này hiện vẫn còn nhiều hạn chế. Đội ngũ cán bộ quản lý đầu tƣ ở Trung ƣơng và địa phƣơng thiếu hụt về số lƣợng và chƣa đáp ứng yêu cầu về năng lực trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Theo thống kê, Cục Đầu tƣ Nƣớc ngoài chỉ có khoảng 54 - 65 cán bộ, với ngân sách 1 - 2 triệu USD/năm; trong đó, chỉ có khoảng 20% nhân sự của Cục có kinh nghiệm về khối kinh tế tƣ nhân, 10% có kinh nghiệm về một trong những lĩnh vực ƣu tiên, 40% sử dụng đƣợc một ngoại ngữ (Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, 2018). Số lƣợng và trình độ công chức nhƣ vậy chƣa thể đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ. Mặt khác, việc bố trí sử dụng cán bộ chƣa hợp lý, chƣa phát huy đƣợc năng lực, sở trƣờng của từng cá nhân. Bên cạnh đó, nhiều cán bộ lãnh đạo, quản lý đầu tƣ năng lực còn hạn chế, thiếu tính chuyên nghiệp, trình độ ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp và khả năng làm việc trong môi trƣờng quốc tế còn thiếu và yếu. Một số cán bộ lãnh đạo, quản lý thiếu am hiểu luật pháp quốc tế, nên hạn chế trong khả năng tham mƣu chính sách, đàm phán xúc tiến đầu tƣ hay tƣ vấn, hỗ trợ doanh nghiệp. Số cán bộ đƣợc đào tạo bài bản ở nƣớc ngoài có những thuận lợi cơ bản nhƣ giỏi ngoại ngữ, tin học, am hiểu văn hóa, luật pháp quốc tế, thích ứng tốt với môi trƣờng làm việc có yếu tố nƣớc ngoài; nhƣng lại thiếu kinh nghiệm thực tiễn về tổ chức quản lý hoạt động FDI phù hợp với điều kiện hạ tầng kinh tế - xã hội của Việt Nam. Ngoài ra, công tác quản lý cán bộ thuộc lĩnh vực đầu tƣ còn chƣa chặt chẽ, dẫn đến tình trạng tiêu cực, tham nhũng, móc ngoặc, "đi đêm" với nhà đầu tƣ…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối vơi hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của trung quốc vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng ở việt nam (Trang 67 - 69)