- Quản lý trực tiếp nguồn vốn nhà nƣớc trong các dự án;
3.2.4. Về việc ban hành các tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật cho FDI vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng
cho FDI vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng
Trƣớc thực trạng các dự án FDI liên quan đến lĩnh vực kết cấu hạ tầng sử dụng công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trƣờng và dẫn đến bức xúc trong dƣ luận, các cơ quan chức năng ở Trung ƣơng và địa phƣơng bắt đầu quan tâm xây dựng các tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật nhằm bảo vệ môi trƣờng và tài nguyên thiên nhiên. Văn kiện Đại hội lần thứ XII của Đảng đã định hƣớng vấn đề này nhƣ sau: (i) Rà soát, sửa đổi pháp luật, chính sách để thu hút mạnh FDI, nhất là các dự án có công nghệ cao, thân thiện môi trƣờng, sản phẩm có giá trị gia tăng và tỷ lệ nội địa hóa cao, tham gia mạng lƣới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế; (ii) Tăng cƣờng thu hút FDI có công nghệ cao, thân thiện môi trƣờng, sử dụng nhiều lao động; (iii) Khuyến khích đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng và các ngành công nghiệp hỗ trợ, năng lƣợng tái tạo, vật liệu mới, điện tử, công nghệ thông tin, giống cây trồng, vật nuôi, đào tạo nhân lực và chăm sóc sức khỏe chất lƣợng cao… có cơ chế linh hoạt đối với các dự án đặc thù. Đây là cơ sở quan trọng để Nhà nƣớc xây dựng, ban hành, hoàn thiện các tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật với vai trò "bộ lọc" cho dòng vốn FDI trong thời gian tới.
Để đón dòng vốn “xanh”, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ đang xây dựng công cụ quản lý FDI bằng bộ chỉ số cụ thể để căn cứ vào đó, các địa phƣơng dễ dàng hơn trong việc đƣa ra quyết định chấp thuận hoặc từ chối dự án, cấp ƣu đãi đầu tƣ, đánh giá hiệu quả thu hút và sử dụng vốn FDI (Tô Hà, 2019). Điều này nhằm hạn chế một số nhà đầu tƣ, trong đó có nhà đầu tƣ Trung Quốc không đáp ứng đƣợc tiêu chuẩn về môi trƣờng hoặc có ý đồ đem công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm đầu tƣ vào các dự án của Việt Nam. Trên cơ sở xây dựng bộ tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật phù hợp cho các dự án FDI,
ô nhiễm. Theo GS.TSKH Nguyễn Mại - Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài, gần đây TP Hồ Chí Minh, Bình Dƣơng, Đà Nẵng và một số địa phƣơng đã từ chối các dự án dệt nhuộm; những địa phƣơng khác cũng không còn duy trì cơ chế ƣu đãi đối với các dự án này (Tô Hà, 2019). Điển hình là việc UBND tỉnh Vĩnh Phúc từ chối dự án dệt nhuộm 350 triệu USD của Tập đoàn sản xuất hàng may mặc TAL (Hồng Công, Trung Quốc) vào Khu công nghiệp Bá Thiện II, Vĩnh Phúc. Lĩnh vực nhiệt điện than cũng nhận đƣợc những phản ứng tƣơng tự với việc Bạc Liêu, Long An… từ chối xây dựng các dự án nhiệt điện than đã đƣợc quy hoạch có sự góp vốn của nhà đầu tƣ Trung Quốc. Việc những địa phƣơng trong tốp đầu cả nƣớc về thu hút vốn FDI từ chối những dự án có khả năng gây ô nhiễm là tín hiệu tốt sau giai đoạn “cạnh tranh xuống đáy” để thu hút FDI bằng mọi giá.