- Quản lý trực tiếp nguồn vốn nhà nƣớc trong các dự án;
4.2.6. Nâng cao năng lực thẩm định dự án, hoàn thiện chế tài xử lý vi phạm của nhà đầu tư FD
vi phạm của nhà đầu tư FDI
Nhằm hạn chế những tiêu cực phát sinh trong quản lý các dự án FDI thuộc lĩnh vực kết cấu hạ tầng nói chung, các dự án của nhà đầu tƣ Trung Quốc nói riêng, việc chấn chỉnh công tác quản lý, triển khai dự án đầu tƣ; phải bảo đảm hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trƣờng, phù hợp quy hoạch, theo đúng các tiêu chí lựa chọn, sàng lọc dự án... là vô cùng cần thiết. Bảo đảm chặt chẽ về quy trình, thủ tục cấp, điều chỉnh, thu hồi, chấm dứt hoạt động của dự án đầu tƣ nƣớc ngoài theo đúng quy định pháp luật. Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra gắn với nâng cao trách nhiệm của chính quyền địa phƣơng và ngƣời đứng đầu trong chấp hành chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc liên quan tới đầu tƣ nƣớc ngoài. Kết quả khảo sát cho thấy, nâng cao năng lực thẩm định dự án, hoàn thiện chế tài xử lý vi phạm là vấn đề cấp bách cần làm ngay trong giai đoạn hiện nay, với số ngƣời lựa chọn giải pháp này lên tới 62%. Sở dĩ biện pháp này cần thực hiện ngay bởi hậu quả từ những vi phạm của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, trong đó có nhà đầu tƣ Trung Quốc đã hết sức rõ ràng.
Bên cạnh đó, cần nâng cao hơn nữa năng lực thẩm định dự án, hoàn thiện chế tài xử lý vi phạm; đồng thời hạn chế những khoảng trống, kẽ hở về
chính sách, pháp luật tạo điều kiện cho nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, trong đó có nhà đầu tƣ Trung Quốc vi phạm. Việc xem xét kỹ lƣỡng, thận trọng các nguồn vốn đầu tƣ, đặc biệt là nguồn vốn của Trung Quốc phải đƣợc đặt lên hàng đầu và là yêu cầu bắt buộc. Để sử dụng tốt nguồn vốn đầu tƣ của Trung Quốc vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng, công tác thẩm định, kiểm tra, giám sát phải thực hiện nghiêm túc. Các cơ quan chức năng cần tiếp tục rà soát, điều chỉnh các quy định pháp luật, quản lý hiệu quả quá trình đầu tƣ, nhận thầu và triển khai các dự án của doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam, hạn chế các dự án ngắn hạn, quy mô nhỏ, sử dụng nhiều lao động Trung Quốc, công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trƣờng… Đặc biệt, phải xử lý dứt điểm các dự án gây ô nhiễm môi trƣờng, sử dụng đất không hiệu quả, kinh doanh thua lỗ nhiều năm, dự án không thực hiện đúng cam kết. Phòng ngừa, giải quyết sớm, có hiệu quả các tranh chấp liên quan đến doanh nghiệp FDI nói chung, doanh nghiệp FDI của Trung Quốc nói riêng đầu tƣ vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng.
Cùng với đó, cần tăng cƣờng kiểm tra, giám sát các dự án FDI vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, trong đó có nhà đầu tƣ Trung Quốc tại Việt Nam nhằm đảm bảo các nhà đầu tƣ thi hành đúng pháp luật, kịp thời phát hiện, xử lý các trƣờng hợp vi phạm, nhất là về môi trƣờng và việc sử dụng lao động Trung Quốc trái phép, thƣờng xuyên đánh giá, kiểm tra, giám sát hoạt động tài chính của doanh nghiệp Trung Quốc nhằm đảo bảo nguồn thu ngân sách và hạn chế khả năng trốn nợ thuế. Các bộ, ngành chức năng cũng cần rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến năng lực, điều kiện hoạt động của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, khắc phục tình trạng dự án "treo", nhà đầu tƣ nƣớc ngoài thâu tóm, chuyển nhƣợng dự án trái phép... Đồng thời, cần tăng cƣờng nắm tình hình hoạt động đầu tƣ của các doanh nghiệp nƣớc ngoài nói chung, doanh nghiệp Trung Quốc nói riêng, kịp thời phát hiện các vi phạm về hợp đồng, tiêu chuẩn kỹ thuật, không đảm bảo yêu cầu về môi
trƣờng, sử dụng lao động trái phép... để đề xuất biện pháp xử lý; nâng cao hiệu quả quản lý xuất nhập cảnh, cƣ trú, đi lại đối với ngƣời nƣớc ngoài tại Việt Nam...
Mặt khác, để kiểm soát tốt hơn vấn đề đầu tƣ “núp bóng” của tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài (chủ yếu là doanh nghiệp FDI), cần ban hành ngay các quy định cấm các tổ chức, cá nhân Việt Nam đứng tên hộ trong các giao dịch về đất đai, bất động sản. Đồng thời, tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát sau cấp phép nhằm đảm bảo nhà đầu tƣ thực hiện đúng các cam kết về yêu cầu, tiến độ triển khai đã đƣợc quy định trong giấy chứng nhận đầu tƣ. Bổ sung các điều kiện chặt chẽ hơn đối với hoạt động đầu tƣ theo hƣớng góp vốn, mua cổ phần, thậm chí có thể bổ sung thêm các quy định về điều kiện an ninh quốc phòng đối với một số địa bàn, lĩnh vực đầu tƣ FDI có điều kiện.
KẾT LUẬN
Có thể khẳng định, FDI trong thời gian tới sẽ tiếp tục duy trì vị thế là nguồn đầu tƣ quan trọng, tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Nhu cầu thu hút vốn FDI để thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, cải thiện cơ sở hạ tầng, tạo việc làm cho ngƣời lao động… sẽ tiếp tục gia tăng mạnh mẽ. Trong bối cảnh chung đó, lĩnh vực kết cấu hạ tầng sẽ còn nhiều tiềm năng để thu hút FDI, nhất là khi đầu tƣ ngân sách Nhà nƣớc vào lĩnh vực này ngày càng giảm đi, trong khi đầu tƣ tƣ nhân lại đƣợc khuyến khích và có xu hƣớng ngày càng tăng lên. Tuy nhiên, những hạn chế, tiêu cực phát sinh trong hoạt động FDI của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài trên lãnh thổ Việt Nam nói chung, FDI của Trung Quốc vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng nói riêng là không thể tránh khỏi, đòi hỏi các nhà quản lý phải quan tâm giải quyết.
Với lợi thế về tiềm lực kinh tế và mối quan hệ chính trị tốt đẹp với Việt Nam, Trung Quốc sẽ giữ vững vị thế là một trong những nhà đầu tƣ lớn của Việt Nam trên mọi lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực kết cấu hạ tầng. Theo xu hƣớng những năm gần đây thì phƣơng thức đầu tƣ của Trung Quốc đã dần có sự chuyển biến, từ đầu tƣ gián tiếp thông qua các khoản vay chuyển sang hình thức đầu tƣ FDI ngày càng phổ biến. Cùng với việc Chính phủ Việt Nam khuyến khích đầu tƣ tƣ nhân vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng, dòng vốn FDI vào lĩnh vực này của các nƣớc nói chung, Trung Quốc nói riêng đƣợc dự báo sẽ tiếp tục gia tăng mạnh mẽ.
Xuất phát từ thực tế trên, việc hoàn thiện và nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý Nhà nƣớc đối với hoạt động FDI của Trung Quốc vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng ở Việt Nam là nhu cầu tất yếu hiện nay, nhằm tiếp tục phát huy tiềm năng to lớn của dòng vốn này, đồng thời hạn chế tối đa những hệ lụy tiêu cực mà nhà đầu tƣ Trung Quốc gây ra trong quá trình thực hiện các
dự án FDI thuộc lĩnh vực này trên lãnh thổ Việt Nam. Trong khuôn khổ đề tài, tác giả đã đề xuất sáu nhóm giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đối với lĩnh vực này gồm: Phát huy hiệu quả các chính sách, biện pháp cải thiện môi trƣờng và thủ tục đầu tƣ; nâng cao năng lực xây dựng văn bản pháp luật về đầu tƣ; xây dựng quy trình tuyển dụng, đào tạo, sử dụng, quản lý chặt chẽ và cải thiện chế độ đãi ngộ đối với cán bộ quản lý đầu tƣ; hoàn thiện cơ chế quản lý vốn nhà nƣớc trong các dự án FDI vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng; hoàn thiện tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật đối với FDI vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng; nâng cao năng lực thẩm định dự án, hoàn thiện chế tài xử lý vi phạm của nhà đầu tƣ. Trong bối cảnh công tác quản lý trên lĩnh vực này còn nhiều hạn chế và khó khăn, các giải pháp cần phải tiếp tục tiến hành đồng bộ nhƣng có trình tự nhất định, và kiên trì thực hiện lâu dài mới đảm bảo đem lại hiệu quả, tác dụng tích cực. Đặc biệt, vấn đề mấu chốt vẫn là tiếp tục thúc đẩy thực hiện các chính sách, biện pháp xúc tiến đầu tƣ; đồng thời hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, quy định điều chỉnh lĩnh vực này, bởi chỉ có một hệ thống pháp luật chặt chẽ, minh bạch, cụ thể mới trở thành công cụ quản lý có hiệu lực mạnh, tạo điều kiện cho việc tổ chức, triển khai các hoạt động quản lý, giám sát đầu tƣ, xử lý vi phạm đƣợc tiến hành thuận lợi.