Công tác xây dựng chiến lược, kế hoạch, quy hoạch về đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối vơi hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của trung quốc vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng ở việt nam (Trang 58 - 61)

- Quản lý trực tiếp nguồn vốn nhà nƣớc trong các dự án;

3.2.2. Công tác xây dựng chiến lược, kế hoạch, quy hoạch về đầu tư

Cùng với việc củng cố, hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tƣ, Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam luôn chú trọng xây dựng các chiến lƣợc, kế hoạch, quy hoạch về đầu tƣ nhằm thu hút và quản lý hiệu quả các nguồn đầu tƣ nƣớc

ngoài phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Mặc khác, trong chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội, chúng ta cũng thừa nhận vai trò quan trọng của kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đặc biệt là các nguồn vốn FDI.

Đối với lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng, chiến lƣợc thu hút FDI vào lĩnh vực này đã dần đƣợc hình thành. Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 xác định phát triển kết cấu hạ tầng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm phát triển đất nƣớc, là một trong ba đột phá chiến lƣợc nhằm mục tiêu "Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, với một số công trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn". Chính phủ cũng ban hành Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 08/6/2012 đề cập đến nhiều vấn đề cụ thể về phát triển các loại hình kết cấu hạ tầng nhƣ hạ tầng giao thông; hạ tầng cung cấp điện; hạ tầng các KKT, KCN; hạ tầng thƣơng mại; hạ tầng thông tin, giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ; hạ tầng y tế, văn hóa, thể thao, du lịch; thủy lợi và ứng phó với biến đổi khí hậu... Đặc biệt, Nghị quyết nhấn mạnh việc thu hút các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tham gia đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng và chú trọng việc huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách theo hình thức BOT, PPP... Tháng 3/2018, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ tiếp tục đƣa ra dự thảo Chiến lƣợc và Định hƣớng chiến lƣợc thu hút FDI thế hệ mới, đề cập đến nhiều điểm mới nhƣ tăng cƣờng thu hút FDI vào các dự án công nghệ cao, thân thiện với môi trƣờng và tiêu thụ ít năng lƣợng, phát triển và sử dụng năng lƣợng sạch và năng lƣợng tái tạo… Đối với vấn đề quy hoạch về đầu tƣ, Chính phủ tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các quy hoạch về KKT, KCN, KCX, nhiều địa phƣơng đã lập quy hoạch chi tiết các khu đô thị, khu dân cƣ để đón dòng vốn đầu tƣ mới.

Sự chuyển dịch về chiến lƣợc, kế hoạch thu hút đầu tƣ của Việt Nam nhanh chóng thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tƣ Trung Quốc. Điển hình

đã thể hiện sự quan tâm với một số dự án hạ tầng giao thông theo hình thức PPP của Việt Nam: (i) Lãnh đạo Tập đoàn Thái Bình Dƣơng (Trung Quốc) đã đề xuất với lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải để đƣợc tham gia đầu tƣ dự án đƣờng bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, với nguyện vọng đầu tƣ toàn tuyến theo hai hình thức EPC (hợp đồng thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình) và BTO (hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh); (ii) Công ty TNHH Tập đoàn Viện Khảo sát thiết kế số 5 Đƣờng sắt Trung Quốc đề nghị chọn tƣ vấn thiết kế tuyến đƣờng sắt mới kết nối Hà Khẩu (Trung Quốc) với Hải Phòng (Việt Nam), với tổng vốn đầu tƣ khoảng 6 - 8 tỷ USD. Ngoài ra trong bối cảnh các công ty Trung Quốc đang cảm thấy bất an trƣớc cuộc chiến thƣơng mại Trung - Mỹ, những ƣu đãi từ phía Việt Nam đã khuyến khích họ dịch chuyển hệ thống dây chuyền sản xuất vào Việt Nam nhằm tiếp cận tới các nguồn nguyên liệu rẻ hơn, giảm chi phí lao động cũng nhƣ tránh đƣợc hàng rào thuế quan...

Bảng 3.3. Một số dự án đầu tư lớn liên quan lĩnh vực kết cấu hạ tầng của Trung Quốc trên lãnh thổ Việt Nam

Dự án Tổng vốn đầu tƣ tính đến năm 2018 (triệu USD)

Địa bàn

Dự án xây dựng nhà máy khai thác và luyện kim Việt Nam- Trung Quốc

337,5 Lào Cai

Dự án xây dựng nhà máy dệt của Tập đoàn Texhong

300 Quảng Ninh

Dự án xây dựng nhà máy chế biến cao su Tân Cao Thắm

Dự án mở rộng nhà máy sắt thép 340 Thái Nguyên Dự án xây dựng nhà máy luyện

và cán thép

33 Thái Bình

Dự án xây dựng nhà máy điện Vĩnh Tân 1

1760 Bình Thuận

(Nguồn: Lam Thanh Ha, 2019)

Tuy nhiên, việc xây dựng các chiến lƣợc, quy hoạch để hƣớng nhà đầu tƣ nƣớc ngoài vào các dự án công nghệ cao, trong đó có nhà đầu tƣ Trung Quốc còn hạn chế. Bảng 3.3 cho thấy, các dự án kết cấu hạ tầng với nguồn vốn lớn (trên 300 triệu USD) đã đƣợc doanh nghiệp Trung Quốc tích cực đăng ký đầu tƣ trong năm 2018 (5/6 dự án), trong đó chủ yếu vẫn là dự án hạ tầng công nghiệp và năng lƣợng, thâm dụng nhiều lao động và khai thác nguồn lực tài nguyên, đất đai... Xu hƣớng này sẽ tiếp diễn trong thời gian tới do hệ quả từ sự dịch chuyển dòng vốn của Trung Quốc cũng nhƣ chiến lƣợc, chính sách thu hút FDI vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối vơi hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của trung quốc vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng ở việt nam (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)