Tình hình thu hút FDI của Trung Quốc vào Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối vơi hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của trung quốc vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng ở việt nam (Trang 51 - 54)

- Quản lý trực tiếp nguồn vốn nhà nƣớc trong các dự án;

3.1. Tình hình thu hút FDI của Trung Quốc vào Việt Nam

Kể từ khi Việt Nam và Trung Quốc bình thƣờng hóa quan hệ ngoại giao (năm 1991), dòng vốn FDI từ Trung Quốc bắt đầu đổ vào Việt Nam. Trải qua gần 30 năm, vốn FDI của Trung Quốc tại Việt Nam liên tục tăng về số lƣợng, quy mô, thay đổi về hình thức, lĩnh vực, mở rộng về địa bàn, giúp Trung Quốc trở thành một trong những nhà đầu tƣ nƣớc ngoài lớn nhất đầu tƣ vào Việt Nam hiện nay.

Về quy mô, nếu nhƣ trƣớc đây FDI của Trung Quốc vào Việt Nam còn ở mức thấp, thì những năm gần đây đã có sự thay đổi rõ rệt. Từ năm 2014 đến nay, Trung Quốc luôn duy trì vị thế trong Top 10 quốc gia đầu tƣ FDI nhiều nhất vào Việt Nam, đồng thời những dự án đầu tƣ lớn đã bắt đầu xuất hiện: 8,5% số dự án có quy mô trên 10 triệu USD, nâng mức bình quân các dự án của Trung Quốc lên 7,1 triệu USD/dự án. Xu hƣớng tăng mạnh của FDI từ Trung Quốc vào Việt Nam vẫn tiếp diễn: Tính đến tháng 6/2019, Trung Quốc tiếp tục là nhà đầu tƣ lớn nhất vào Việt Nam (xét trên phƣơng diện vốn đăng ký cấp mới) với số vốn đăng ký cấp mới là 1,68 tỷ USD, chiếm 22,6% tổng vốn đăng ký cấp mới của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam (Tổng cục Thống kê, 2019). Còn tính lũy kế đến tháng 6/2019, Trung Quốc đứng thứ 7 trong số các nƣớc đầu tƣ trực tiếp tại Việt Nam, với 2.461 dự án còn hiệu lực và tổng số vốn là 15,45 tỷ USD (Cục Đầu tƣ nƣớc ngoài, 2019).

Bảng 3.1. FDI của Trung Quốc vào Việt Nam giai đoạn 2011 - 2019

FDI của Trung

Quốc Năm

Đăng ký theo năm Lũy kế Tổng số vốn (triệu USD) Số dự án cấp mới Xếp hạng Tổng số vốn (triệu USD) Số dự án còn hiệu lực Xếp hạng 2011 - - - 4.338 833 14 2012 302 69 6 - - - 2013 2.276 110 3 - - - 2014 427 99 7 8.719 1.271 9 2015 744 175 10 10.174 1.296 9 2016 1.875 278 4 10.522 1.555 8 2017 2.168 284 4 12.084 1.812 8 2018 2.465 389 5 13.349 2.149 7 6/2019 2.286 303 3 15.452 2.461 7

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ số liệu của Tổng cục Thống kê và Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Về lĩnh vực đầu tƣ, thời gian gần đây đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ. Theo thống kê của Cục Đầu tƣ nƣớc ngoài, tính lũy kế đến tháng 3/2017, trong tổng số 1.616 dự án FDI của Trung Quốc còn hiệu lực ở Việt Nam, lĩnh vực công nghiệp chế biến - chế tạo đứng đầu với 1.072 dự án, vốn đăng ký 6,87 tỷ USD (chiếm 61,4% tổng vốn đầu tƣ đăng ký của Trung Quốc tại Việt Nam); lĩnh vực sản xuất, phân phối điện, khí, nƣớc, điều hòa xếp thứ hai với 4 dự án, vốn đăng ký 2,04 tỷ USD (chiếm 18,2% tổng vốn đầu tƣ); xếp thứ ba là lĩnh vực bất động sản với 24 dự án, vốn đăng ký 631,2 triệu USD (chiếm 5,6% tổng vốn đầu tƣ). Nhƣ vậy, ba lĩnh vực này đã chiếm tới 85,2% tổng số vốn FDI của Trung Quốc tại Việt Nam tại thời điểm đó. Thống kê cũng cho thấy, lĩnh vực công nghiệp chế biến - chế tạo, bất động sản và xây dựng, năng

lƣợng - những lĩnh vực liên quan đến kết cấu hạ tầng luôn đƣợc các doanh nghiệp FDI Trung Quốc quan tâm đầu tƣ và chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn FDI của Trung Quốc vào Việt Nam.

Về hình thức đầu tƣ, theo thống kê của Cục Đầu tƣ nƣớc ngoài (tháng 3/2017), hình thức 100% vốn nƣớc ngoài chiếm tới 66,5% tổng vốn FDI đăng ký của Trung Quốc tại Việt Nam, hình thức hợp đồng BOT, BT, BTO chiếm 18,4%; còn lại là hình thức liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh, công ty cổ phần. Đặc biệt, Trung Quốc đầu tƣ khá nhiều vào loại hình BOT, BT, BTO: Từ năm 2014 đến nay, hình thức BOT, BT và BTO luôn chiếm khoảng 18 - 30% tổng số vốn FDI của Trung Quốc vào Việt Nam, trong khi mức trung bình của các nƣớc chỉ khoảng 3 - 4%). Tuy nhiên, bảng 3.2 cho thấy, xu hƣớng dịch chuyển hình thức đầu tƣ của Trung Quốc vẫn là tƣơng đối tích cực khi tỷ trọng doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tăng lên rõ rệt (từ 49,8% năm 2014 lên 66,5% năm 2017), trong khi các hình thức đầu tƣ khác đều có tỷ trọng giảm, điều này cho thấy tác động tích cực từ các chính sách định hƣớng đầu tƣ của Việt Nam.

Bảng 3.2. Chuyển dịch cơ cấu đầu tư FDI của Trung Quốc vào Việt Nam theo hình thức đầu tư

Tỷ lệ (%) Hình thức đầu tƣ

Tháng 5/2014 Tháng 3/2017

Doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài 49,8 66,5

Hợp đồng BOT, BT, BTO 29,7 18,4

Liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh

doanh, công ty cổ phần 20,5 15,1

Về địa bàn đầu tƣ, FDI của Trung Quốc đã hiện diện tại 54/63 địa phƣơng, trong đó Bình Thuận thu hút nhiều vốn đầu tƣ của Trung Quốc nhất, chỉ với 7 dự án nhƣng tổng vốn đầu tƣ đăng ký lên tới 2,03 tỷ USD (chiếm 18,1% tổng vốn đầu tƣ đăng ký của Trung Quốc tại Việt Nam); thứ hai là Tây Ninh với 46 dự án, tổng vốn đầu tƣ đăng ký đạt 1,65 tỷ USD (chiếm 14,8% tổng vốn đầu tƣ đăng ký của Trung Quốc tại Việt Nam); Bắc Giang đứng thứ ba với 61 dự án, tổng vốn đầu tƣ đạt 957,56 triệu USD (chiếm hơn 8,5% tổng vốn đầu tƣ đăng ký của Trung Quốc tại Việt Nam (Cục Đầu tƣ nƣớc ngoài, 2017). Ngoài ra, FDI của Trung Quốc cũng đã hƣớng tới một số tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam tiếp giáp Trung Quốc có hạ tầng kém, trình độ phát triển thấp, khó thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài nhƣ Lào Cai, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lai Châu... với một số dự án khai thác khoáng sản, nguyên vật liệu nhƣ: Dự án xây dựng nhà máy khai thác và chế biến antimon và tuyển quặng ở Hà Giang; dự án khai thác khoáng sản và sản xuất than cốc ở Cao Bằng...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối vơi hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của trung quốc vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng ở việt nam (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)