Định hƣớng thu hút FDI vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối vơi hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của trung quốc vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng ở việt nam (Trang 85 - 88)

- Quản lý trực tiếp nguồn vốn nhà nƣớc trong các dự án;

4.1. Định hƣớng thu hút FDI vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng

Thực tiễn thu hút FDI thời gian qua cho thấy, lĩnh vực kết cấu hạ tầng của Việt Nam đang đứng trƣớc những cơ hội và thách thức lớn trong cuộc cạnh tranh thu hút dòng vốn FDI. Nguồn vốn FDI vẫn tiếp tục là “chất xúc tác” quan trọng của Việt Nam trong quá trình đẩy mạnh hội nhập và phát triển trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt, nhu cầu "hình thành hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tƣơng đối đồng bộ" (Văn kiện Đại hội XII, 2016) tiếp tục là nhân tố thúc đẩy dòng vốn FDI đổ mạnh vào lĩnh vực này. Tuy nhiên, Việt Nam cũng cần quan tâm chú ý đến vấn đề để sử dụng và minh bạch nguồn vốn này trong quá trình sử dụng để thúc đẩy xây dựng cơ sở hạ tầng.

Thời gian tới, sự dịch chuyển của dòng vốn FDI quốc tế là xu hƣớng đƣợc quan tâm. Theo báo cáo “Xu hƣớng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang các nƣớc Đông Nam Á”, CBRE (2019) ghi nhận sự gia tăng chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc sang Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, trong bối cảnh chi phí sản xuất tại Trung Quốc tiếp tục tăng, khiến việc di dời trở thành một lựa chọn khả thi về mặt tài chính đối với nhiều nhà sản xuất. Việt Nam có thể đƣợc hƣởng lợi từ sự dịch chuyển sản xuất này do các chỉ số kinh tế quan trọng của Việt Nam nhƣ tăng trƣởng GDP, vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, lạm phát vẫn duy trì ở mức tích cực, trong khi Chính phủ tiếp tục đầu tƣ mạnh vào kết cấu hạ tầng, Việt Nam tham gia nhiều hiệp định thƣơng mại song phƣơng và đa phƣơng... Mặt khác, việc Trung Quốc thúc

đẩy mạnh mẽ các sáng kiến liên kết kinh tế khu vực, nhất là BRI sẽ tiếp tục tạo cơ hội cho Việt Nam tiếp cận các nguồn vốn đầu tƣ của nƣớc này.

Việc thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài có giá trị gia tăng cao, tìm kiếm thị trƣờng và tìm kiếm hiệu quả có thể sẽ tiếp tục là một nguồn quan trọng để xây dựng năng lực cạnh tranh, đa dạng hoá và tăng trƣởng cho Việt Nam. Theo Dự thảo Chiến lƣợc thu hút FDI giai đoạn 2018 - 2030, một số ngành nghề thuộc lĩnh vực kết cấu hạ tầng cần đƣợc ƣu tiên đầu tƣ trong thời gian tới là:

- Sản xuất máy móc và thiết bị công nghiệp: Việt Nam có thể tận dụng việc thu hút đƣợc lƣợng vốn FDI kỷ lục để trở thành một điểm đến cạnh tranh cho các công ty sản xuất thiết bị chế tạo, chế biến và các loại máy công cụ mà các doanh nghiệp chế tạo, chế biến sử dụng.

- Dịch vụ hậu cần và công nghiệp vật tƣ phụ tùng thay thế, sửa chữa cần thiết trong quá trình vận hành của các nhà máy, hệ thống công nghiệp sản xuất (MRO).

- Sản xuất thiết bị gốc và nhà cung cấp thiết bị vận tải và ô tô.

Thời gian tới, vấn đề thu hút FDI vào hạ tầng giao thông cũng rất đƣợc quan tâm, coi trọng. Giai đoạn 2016 - 2020, phát triển hạ tầng giao thông cần số vốn khoảng gần 1 triệu tỷ đồng; trong đó khoảng 60% đƣợc cân đối từ ngân sách (vốn ngân sách nhà nƣớc và vốn ODA) và 40% từ nguồn vốn huy động ngoài ngân sách nhà nƣớc. Tuy nhiên, hiện nay trong khi nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc còn khó khăn, thì khả năng huy động thêm vốn ODA cũng hạn chế dần. Do vậy, để có thể đạt đƣợc các mục tiêu phát triển hạ tầng giao thông, việc tiếp tục xã hội hóa đầu tƣ, huy động vốn đầu tƣ ngoài ngân sách đƣợc coi là giải pháp chủ đạo.

Theo các chuyên gia kinh tế, FDI tham gia đầu tƣ trong lĩnh vực giao thông vận tải sẽ giúp giảm bớt một phần gánh nặng đầu tƣ công và quan trọng hơn là tăng tính hiệu quả quản lý, tiếp cận thị trƣờng quốc tế và chuyển giao công nghệ. Do đó, những "đòn bẩy chính sách" cần đƣợc tăng cƣờng hơn nữa để có thể khơi mở dòng vốn FDI vào các dự án hạ tầng giao thông lớn nhƣ dự án đƣờng cao tốc Bắc - Nam phía Đông, Sân bay quốc tế Long Thành, Đƣờng sắt tốc độ cao Bắc - Nam...

Bên cạnh đó, Việt Nam có thể tiếp tục tận dụng một số lợi thế sau đây để tăng cƣờng thu hút FDI vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng: (i) Quy mô và tăng trƣởng thị trƣờng: Với dân số gần 100 triệu dân và thu nhập đang tăng nhanh, thị trƣờng Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì sức hấp dẫn đặc biệt đối với các nhà đầu tƣ bất động sản, dịch vụ hạ tầng... Việt Nam cũng có lợi thế với vị trí trung tâm của một khu vực đang tăng trƣởng nhanh nhất thế giới. (ii) Khả năng cạnh tranh về chi phí: Chi phí nhân công của Việt Nam dù đang tăng, nhƣng vẫn còn ở mức rất cạnh tranh so với thế giới, đồng thời chi phí năng lƣợng và nhiên liệu của Việt Nam vẫn ở mức thấp nhất trong khu vực. Chính sách ƣu đãi thuế cao cũng là một yếu tố nữa làm tăng sự hấp dẫn của Việt Nam trong vai trò điểm đến đầu tƣ. (iii) Môi trƣờng kinh doanh: Hệ thống hạ tầng của Việt Nam đang cải thiện nhanh chóng và hiện đã tốt hơn phần lớn các quốc gia“có chi phí thấp” khác ở ASEAN và khu vực Nam Á, đồng thời Việt Nam đã có một môi trƣờng kinh doanh khá thông thoáng đối với các nhà đầu tƣ trong nƣớc và quốc tế.

Về định hƣớng chính sách, thời gian tới cần tiếp tục có định hƣớng chiến lƣợc đúng đắn về phát triển hạ tầng các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, để các nhà đầu tƣ xác định đƣợc phƣơng hƣớng phát triển của ngành trong thời gian tới và có những quyết định đầu tƣ hợp lý. Cần tăng

tăng thêm tính hấp dẫn về lợi nhuận kỳ vọng của nhà đầu tƣ. Mặt khác, những chính sách này cũng cần đáp ứng nguồn thu cho ngân sách, đồng thời khuyến khích phát triển kinh tế ở các khu vực mà điều kiện phát triển còn hạn chế. Đa dạng hóa và mở rộng các hình thức đầu tƣ, các chủ đầu tƣ, thông qua đó tận dụng thế mạnh của từng loại hình đầu tƣ, từng chủ đầu tƣ; kết hợp với những chính sách ƣu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu, thuế sử dụng đất… Bên cạnh đó, đối với các dự án đầu tƣ nƣớc ngoài liên quan đến an ninh quốc gia, môi trƣờng sinh thái..., nhất thiết phải có những chính sách, văn bản pháp luật quy định một số hạn chế nhất định về đầu tƣ. Khi ra quyết định đầu tƣ đối với những ngành nghề giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế, chúng ta phải nghiên cứu, cân nhắc kỹ lƣỡng trong trƣờng hợp cần thiết có thể đóng cửa đầu tƣ để đảm bảo lợi ích quốc gia. Ngoài ra, Việt Nam cũng cần nghiên cứu sâu hơn những mặt trái, bất cập trong thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, nhất là khi nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng và chịu ảnh hƣởng sâu sắc hơn từ những biến động của kinh tế thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối vơi hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của trung quốc vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng ở việt nam (Trang 85 - 88)