- Quản lý trực tiếp nguồn vốn nhà nƣớc trong các dự án;
3.3.1. Một số thành tựu đạt được
- Ban hành các chủ trương, chính sách đúng đắn góp phần cải thiện môi trường đầu tư, gia tăng thu hút FDI của Trung Quốc vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng. Căn cứ vào các tiêu chí đánh giá, có thể thấy việc ban hành chủ trƣơng, chính sách cải thiện môi trƣờng đầu tƣ đạt hiệu quả cao do đạt đƣợc cả hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội, góp phần tăng cƣờng thu hút vốn đầu tƣ của Trung Quốc vào Việt Nam, cải thiện hạ tầng kinh tế - xã hội Việt Nam, trong khi chi phí và việc sử dụng các nguồn lực cho công tác này là tƣơng đối hợp lý, không có tình trạng lãng phí nguồn lực. Trong khu vực, Việt Nam là một trong những nƣớc thành công trong việc cải thiện môi trƣờng và thủ tục đầu tƣ. Việc kịp thời ban hành các chủ trƣơng, chính sách cải thiện môi trƣờng đầu tƣ đã góp phần làm tăng lƣợng vốn FDI của Trung Quốc vào Việt Nam trong mọi lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực kết cấu hạ tầng. Đáng chú ý, những chính sách mới về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế đã mở ra nhiều cơ hội phát triển với cả các nhà đầu tƣ hiện hữu và nhà đầu tƣ tiềm năng, do đó thu hút các doanh nghiệp nƣớc ngoài, trong đó có doanh nghiệp Trung Quốc đầu tƣ vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng, nhất là phát triển hạ tầng công nghiệp. Kết quả khảo sát của tác giả cũng cho thấy, cải thiện môi trƣờng, thủ tục đầu tƣ là vấn đề mà Nhà nƣớc nhận đƣợc những phản hồi khả quan hơn trong những năm gần đây, với 23% số ý kiến đánh giá ở mức từ "tốt" đến "rất tốt" và 62% đánh giá hoạt động quản lý này ở mức trung bình.
Cùng với lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng cũng là một trong những lĩnh vực thu hút nhiều vốn FDI từ Trung Quốc, với một số dự án hạ tầng công nghiệp nổi bật nhƣ: Dự án Nhà máy
Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 với số vốn khoảng 2 tỷ USD, nhà máy sản xuất thiết bị điện tử tại Bắc Ninh của Công ty Goertek (Hong Kong – Trung Quốc) với số vốn 260 triệu USD ... Đáng chú ý, dự án tăng vốn đầu tƣ lớn nhất tại Đồng Nai năm 2019 là của Công ty TNHH Hƣng Nghiệp Formosa (Đài Loan), với vốn đăng ký tăng thêm 92,7 triệu USD. Thực chất, những ngành nghề liên quan đến xây dựng kết cấu hạ tầng luôn chiếm tỷ trọng cao trong FDI của Trung Quốc vào Việt Nam. Ngành xây dựng, kinh doanh bất động sản luôn đứng trong top 3 nhóm ngành thu hút vốn đầu tƣ của Trung Quốc vào Việt Nam nhiều nhất: Thống kê tháng 3/2016, ngành kinh doanh bất động sản có 24 dự án mới, đạt 631,2 triệu USD, chiếm 5,6% tổng vốn đăng ký cấp mới của Trung Quốc; trong khi các ngành công nghiệp chế biến chế tạo, sản xuất phân phối điện, khí, nƣớc, điều hòa… mà Trung Quốc đầu tƣ lƣợng vốn FDI lớn vào Việt Nam đều phải trải qua khâu xây dựng hạ tầng công nghiệp. So sánh với các quốc gia khác đầu tƣ vào Việt Nam, Bảng 3.4 cho thấy Trung Quốc dẫn đầu về đầu tƣ FDI vào ngành cung cấp điện, nƣớc (hạ tầng công nghiệp), và chiếm thứ hạng cao trong các ngành xây dựng và bất động sản.
Bảng 3.4. So sánh FDI của Trung Quốc vào một số ngành nghề liên quan lĩnh vực kết cấu hạ tầng ở Việt Nam so với các nước và khu vực năm 2016
Đơn vị: Triệu USD
Quốc gia, khu vực Trung Quốc ASEAN EU Nhật Bản Hàn Quốc Đài Loan Cung cấp điện, nƣớc 5543,8 2438 2738,7 107,9 353,8 19,4 Xây dựng 655,3 2550,9 1760,2 996,9 1906 995,7 Bất động sản 2324,4 14473,5 8641,4 1817,1 5328,2 953,5
- Làm tốt công tác định hướng, xây dựng chiến lược, kế hoạch, quy hoạch nhằm thu hút và quản lý FDI vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng. Xét theo các tiêu chí đánh giá của quản lý nhà nƣớc đối với FDI vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng, công tác này đạt hiệu quả do cũng đem lại cả hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội, đồng thời các chiến lƣợc, kế hoạch thu hút FDI đƣợc thực hiện đúng định hƣớng đề ra, do đó cũng tiết kiệm chi phí quản lý. Với việc điều chỉnh phù hợp các chiến lƣợc về hội nhập kinh tế quốc tế, thƣơng mại và xúc tiến đầu tƣ, Nhà nƣớc đã đạt đƣợc thành công trong việc thu hút vốn FDI phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, nguồn vốn FDI vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng đã tăng lên rõ rệt những năm gần đây, góp phần thực hiện thành công những dự án lớn, cải thiện hạ tầng kinh tế - xã hội Việt Nam. Việc xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lƣợc, kế hoạch, quy hoạch về đầu tƣ ở cấp vĩ mô đã có sự nghiên cứu sâu sắc tình hình kinh tế - xã hội trong nƣớc và xu hƣớng đầu tƣ quốc tế, cũng nhƣ tham khảo kinh nghiệm của các nƣớc trên thế giới. Đối với nhà đầu tƣ Trung Quốc, chiến lƣợc hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam phù hợp với mục tiêu của họ. Các doanh nghiệp Trung Quốc lựa chọn Việt Nam là điểm đến đầu tƣ của họ nhƣ một phần trong chiến lƣợc dài hạn của Chính phủ Trung Quốc về hội nhập kinh tế với thế giới và các nƣớc láng giềng, đặc biệt là chiến lƣợc "Vành đai và Con đƣờng" (BRI) triển khai từ năm 2013 đến nay: Trong số các dự án nằm trong khuôn khổ BRI ở Việt Nam có cả dự án xây dựng tuyến đƣờng cao tốc kết nối các tỉnh phía Nam Trung Quốc với Hà Nội và các cảng phía Bắc Việt Nam và dự án nâng cấp hoặc xây dựng các cảng mới trong khu vực này.
Chiến lƣợc tạo lợi thế cạnh tranh trong thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài cũng phát huy tác dụng tích cực. Nguồn lao động tƣơng đối rẻ là một lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong việc thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, trong bối cảnh giá lao động ở Trung Quốc đang tăng lên: Giá lao động bình quân một tháng ở
Việt Nam hiện nằm trong khoảng từ 300-350 USD, bằng một nửa giá lao động ở Trung Quốc (Việt Hà, 2019). Việt Nam cũng khuyến khích các công ty nƣớc ngoài đến Việt Nam để giới thiệu các công nghệ mới và tiên tiến hơn cũng nhƣ các mô hình quản lý mới nhất.
Bên cạnh đó, do làm tốt công tác định hƣớng trong thu hút và quản lý FDI, nên nguồn vốn FDI của Trung Quốc trên các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực kết cấu hạ tầng đã có những đóng góp quan trọng, tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Nguồn FDI góp phần giúp hệ thống hạ tầng điện, viễn thông, giao thông vận tải của Việt Nam đƣợc cải thiện; so với các quốc gia có cùng mức độ phát triển kinh tế thì hệ thống kết cấu hạ tầng của Việt Nam nhìn chung có quy mô và chất lƣợng cao hơn (Ban Kinh tế Trung ƣơng, 2016). FDI từ Trung Quốc cũng góp phần tạo công ăn việc làm, tái cơ cấu lao động và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực. Hơn nữa, việc Trung Quốc ngày càng đóng vai trò là nguồn FDI then chốt vào Việt Nam trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng giúp Việt Nam nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thời đóng vai trò là chất xúc tác trong việc thu hút đầu tƣ từ các nƣớc khác vào Việt Nam. Ngoài ra, dòng vốn FDI của Trung Quốc cũng nhắm mục tiêu vào một số tỉnh biên giới Việt Nam, điển hình là Lào Cai (27 dự án), Lạng Sơn (20 dự án), Cao Bằng (7 dự án) và Lai Châu (2 dự án), trong khi các nƣớc khác bỏ qua do cơ sở hạ tầng nghèo nàn và trình độ phát triển kinh tế còn thấp. Dòng vốn chảy vào những khu vực này đã giúp đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa và hiện đại hóa, thu hẹp khoảng cách giữa các tỉnh kém phát triển ở phía Bắc với các khu vực khác của Việt Nam.