Lưu chuyển thuần từ hoạt động đầu tư -2,707,428,815 -20.91 -28,527,761,386 329.66 -25,820,332,571 953.68 Tổng 12,946,877,20 3 100 -8,653,666,729 100 -21,600,543,932 -166.84
tiêu
Số tiền (đồng) Tỷ lệ (%)
EPS 1.296 1.271 -25 -1,93
P/E 6,2 7,6 1,4 22,58
(Nguồn: Tác giả tính toán trên cơ sở số liệu BCTC của các công ty)
Qua bảng trên ta thấy:
Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh đang có xu hướng giảm dần từ năm 2016 đến năm 2017 cả về số tiền và tỷ trọng. Trong năm 2016 dòng tiền này mang dấu dương và có tỷ trọng tương đối lớn so với năm 2017. Lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2017 giảm 24.438.698.085 đồng tương ứng giảm 140,97% so với năm 2016. Tỷ trọng lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh đều lớn hơn 80% chứng tỏ hoạt động kinh doanh của công ty tương đối tốt.
Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính đang có xu hướng tăng dần từ năm 2016 đến năm 2017 (Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính năm 2017 tăng 28.658.486.724 đồng tương ứng với 1704,16% so với năm 2016). Điều này chứng tỏ năm 2017 công ty tập trung đầu tư vào các hoạt động tài chính. Tuy nhiên tỷ trọng lưu chuyển thuần từ hoạt động tài chính năm 2017 tăng so với năm 2016 chứng tỏ nưm 2017 công ty đang đầu tư chưa đúng hướng nên cần chú ý chỉ tiêu này trong những năm tiếp theo.
99
Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư đang có xu hướng giảm dần từ năm
2016 đến năm 2017 (Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư năm 2017 giảm 25.820.332.571 đồng tương ứng với 953,68% so với năm 2016). Cả 2 năm chỉ tiêu này đều mang dấu (-) là do công ty đã tăng lượng vốn để đầu tư cho hoạt động đầu tư. Tuy nhiên có thể đây cũng là dấu hiệu tốt cho những năm tiếp theo.
Từ những sự phân tích trên ta có thể đánh giá khái quát rằng công ty đang gặp một số khó khăn trong kinh doanh mà công ty cần có biện pháp kịp thời để duy trì hoạt động kinh doanh.
3.1.10. Bổ sung nội dung phân tích các chỉ tiêu trong đầu tư chứng khoán
Công ty Cổ phần Ngân Sơn được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Vì vậy các nhà đầu tư rất quan tâm đến các chỉ tiêu trong đầu tư chứng khoán để có những quyết định đúng đắn xem có nên đầu tư vào Công ty hay không. Để phục vụ nhu cầu này của các nhà đầu tư tác giả đề xuất Công ty nên bổ sung nội dung phân tích các chỉ tiêu trong đầu tư chứng khoán như chỉ tiêu EPS, P/E của 2 năm 2016 và
2017 và so sánh các chỉ tiêu này giữa 2 năm. Qua thu thập số liệu 2 năm 2016 và 2017 ta có bảng so sánh sau:
(Nguồn: Phòng TC - KT Công ty Cổ phần Ngân Sơn)
Qua bảng trên ta có những nhận xét sau:
- Chỉ tiêu EPS là lợi nhuận sau thuế của 1 cổ phiếu. EPS đang có xu hướng giảm dần từ năm 2016 đến năm 2017 (EPS năm 2017 giảm 25 đồng so với năm 2016 tương ứng giảm 1,93%). Điều này cho thấy lợi nhuận sau thuế của 1 cổ phiếu đang giảm đi, ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp và quyết định của các nhà
đầu tư. Hiện tại EPS ở cả 2 năm đều nhỏ hơn 1.500 đồng nên Công ty được đánh giá làm ăn chưa tốt nên cần có các biện pháp để tăng chỉ tiêu này ở những năm tiếp theo, tạo sự tin tưởng cho các nhà đầu tư.
- Hệ số giá trên thu nhập (P/E) là một trong những chỉ số phân tích quan trọng trong quyết định đầu tư chứng khoán của các nhà đầu tư. Chỉ tiêu P/E tại Công ty đang có xu hướng tăng dần từ năm 2016 đến năm 2017 (P/E năm 2017 tăng 1,4 đồng tương ứng tăng 22,58% so với năm 2016). Điều này cho thấy năm 2017 giá cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó 7,6 lần cao hơn năm 2016. Tuy nhiên chỉ số này cả 2 năm vẫn còn thấp nên cổ phiếu có rủi ro cao, vì vậy các nàh đầu tư cần xem xét kỹ trước khi đầu tư. Mặt khác chỉ số này đang tăng dần nên tình hình tài chính của công ty trong tương lai đang có biểu hiện phát triển tốt.
3.2. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁOCÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NGÂN SƠN CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NGÂN SƠN
Để các giải pháp hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Công ty nêu trên được thực hiện đạt hiệu quả cao cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Công ty với Nhà nước. Tác giả xin đưa ra một số kiến nghị sau:
3.2.1. về phía Nhà nước
Để tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty thực hiện các giải pháp nhằm hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính và nâng cao hiệu quả kinh doanh, Nhà nước cần có những chính sách sau:
Nhà nước cần hoàn thiện hơn nữa hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đầy đủ và chính xác nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hiệu quả. Bên cạnh đó Nhà nước cũng đưa ra các chính sách mới như giảm các thủ tục hành chính cải tiến hơn nền hành chính quốc gia nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí cho cả Nhà nước và các doanh nghiệp.
Để các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, mở rộng vốn đầu tư, Nhà nước cần tạo điều kiện bằng các nguồn vốn vay ưu đãi và có những chính sách thuận lợi để khuyến khích các công ty đầu tư, nâng cao hoạt động sản
101 xuất kinh doanh.
Nhà nước cần tập trung hơn nữa trong công tác kiểm toán, tăng cường công tác kiểm toán nhằm tạo môi trường lành mạnh giữa các công ty cũng như cung cấp cho các đối tượng bên ngoài những thông tin chính xác nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Thắt chặt công tác kiểm toán cũng giúp các công ty thực hiện nghiêm túc và công bố các thông tin BCTC ra bên ngoài chính xác và đầy đủ, tránh các trường hợp gian lận và làm trái các quy định của pháp luật.
Nhà nước cũng cần có những biện pháp đúng đắn và kịp thời nhằm ổn định nền kinh tế vĩ mô tạo điều kiện cho công ty kinh doanh hiệu quả và an toàn.
Nhà nước cũng cần tập trung xây dựng hệ thống chỉ tiêu chung của ngành và của nền kinh tế. Có được hệ thống chỉ tiêu chung của ngành, Công ty sẽ căn cứ vào hệ thống đó để tự đánh giá thực trạng, so sánh các chỉ tiêu tài chính của công ty mình với các chỉ tiêu trung bình của ngành xem đạt được đến mức nào, đã phát triển phù hợp với ngành chưa để thấy được năng lực và vị thế của Công ty trong ngành. Để xây dựng được hệ thống chỉ tiêu này, Nhà nước, Chính phủ cần phối hợp với bộ ngành liên quan và sự thống nhất từ trung ương đến địa phương nhằm xây dựng được hệ thống chỉ tiêu chính xác và sát nhất với thực tế để Công ty có căn cứ chính xác và đúng đắn.
Nhà nước cũng cần hoàn thiện hơn nữa chế độ và chuẩn mực kế toán mới để phù hợp với các doanh nghiệp trong nước. Do đa dạng về ngành nghề nên Nhà nước có thể có những chính sách lới lỏng hơn nữa về hệ thống BCTC để các doanh nghiệp chủ động trong công tác kế toán phù hợp với ngành nghề của mình.
3.2.2. về phía Công ty
Để thực hiện tốt các giải pháp nêu trên ngoài việc Nhà nước tạo mọi điều kiện thuận lợi, Công ty cũng cần dựa vào các điều kiện sẵn có áp dụng vào công ty để nâng cao hơn nữa hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tác giả kiến nghị công ty cần thực hiện các chính sách sau:
Ban lãnh đạo công ty cần chú trọng hơn và tập trung đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, linh hoạt hơn và có trình độ để đáp ứng nhu cầu phân tích báo cáo tài
chính của công ty hiện nay. Bên cạnh đó công ty cũng thường xuyên kiểm tra trình độ nhân viên để loại bỏ những nhân lực yếu kém, không đủ trình độ và phẩm chất đáp ứng nhu cầu công việc. Ban lãnh đạo cũng cần đưa ra chính sách thưởng phạt rõ ràng nhằm khuyến khích nhân viên thực hiện tốt nhiệm vụ được giao cũng như phát huy hơn nữa sự sáng tạo trong công việc.
Công ty cũng cần thực hiện nghiêm túc công tác kế toán và kiểm toán theo chế độ kế toán hiện hành, chuẩn mực kế toán và kiểm toán ở Việt Nam. Để thực hiện giám sát quá trình thực hiện này công ty cũng nâng cao hơn nữa vai trò của kiểm toán nội bộ trong công ty. Thường xuyên đốc thúc và giám sát việc thực hiện của kế toán để nhân viên có trách nhiệm trong công việc được giao và đưa ra báo cáo tài chính có chất lượng và độ chính xác cao làm cơ sở dữ liệu quan trọng cho nhóm phân tích báo cáo tài chính. Nhận thức được đúng đắn vai trò của công tác phân tích báo cáo tài chính tại công ty, các nhà phân tích cũng cần có những đánh giá chính xác về thực trạng tài chính tại tại công ty cũng như đưa ra những dự đoán và xu hướng phát triển của công ty trong tương lai để từ đó có những biện pháp kịp thời khắc phục những tồn tại và đưa công ty ngày càng phát triển trong tương lai.
Để nâng cao chất lượng phân tích báo cáo tài chính tại công ty ngoài việc chú trọng về nguồn nhân lực chất lượng, ban lãnh đạo công ty cũng đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao kỹ thuật phân tích như sử dụng một số phần mềm chuyên về phân tích nhằm đưa ra những con số chính xác và thuyết phục người sử dụng kết quả phân tích,... và tạo mọi điều kiện để cung cấp nguồn dữ liệu chính xác và đầy đủ đến các nhà phân tích.
Trước những biến đổi không ngừng và sự hòa nhập của nền kinh tế trong nước và quốc tế, nhân viên phân tích báo cáo tài chính cũng cần chủ động trang bị và cập nhật thêm những kiến thức mới về hệ thống kế toán và chuẩn mực kiểm toán trong nước và kế toán nhằm vận dụng những kiến thức mới trong nội dung phân tích và có những nhận xét đánh giá chính xác nhất về tình hình tài chính hiện tại ở công ty.
103
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Ngân Sơn và những tồn tại và hạn chế trong công tác phân tích báo cáo tài chính ở chương 2, tác giả đã đưa ra những giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế đã đưa ra và hoàn thiện hơn nữa công tác phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Ngân Sơn.
Ngoài việc đưa ra các giải pháp, tác giả cũng đề xuất một số điều kiện thực hiện giải pháp hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Ngân Sơn về phía Nhà nước và Công ty.
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam định hướng phát triển theo nền kinh tế thị trường, ngày càng mở cửa thị trường trong nước và quốc tế buộc các doanh nghiệp trong nước và quốc tế cạnh tranh ngày càng gay gắt. Để cạnh tranh được với các đối thủ trong bối cảnh khó khăn như vậy doanh nghiệp cần nâng cao hơn nữa năng lực tài chính mình và ngày càng phát triển hơn nữa để đứng vững và thắng thế trên thương trường. Để nâng cao hoạt động kinh doanh và hoạt động tốt cho hoạt động tài chính của mình doanh nghiệp cần chú trọng hơn đến công tác phân tích báo cáo tài chính tại Công ty để đánh giá đúng thực trạng tài chính của công ty để từ đó đưa ra những giải pháp hiệu quả nhằm khắc phục những hạn chế và đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển trong tương lai.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác phân tích báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp, tác giả đã chọn đề tài phân tích báo cáo tài chính làm đề tài nghiên cứu và đi sâu phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Ngân Sơn. Qua phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Ngân Sơn, nhóm phân tích đã cho thấy được tình hình tài chính của công ty phát triển như thế nào và còn những tồn tại hạn chế nào để từ đó những nhà đầu tư và ban lãnh đạo quan tâm đến kết quả phân tích sẽ có những quyết định đúng đắn phục vụ cho lợi ích của mình. Qua quá trình nghiên cứu tại Công ty Cổ phần Ngân Sơn tác giả thấy rằng tình hình tài chính của công ty đang phát triển khá tốttuy nhiên vẫn còn tồn tại một số hạn chế mà Công ty cần khắc phục. Dựa trên kết quả phân tích tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục kịp thời những hạn chế còn tồn tại và thúc đẩy hoạt động kinh doanh, mở rộng thị trường tại Công ty trong thời gian tới. Bên cạnh đó tác giả cũng đề xuất một số điều kiện về phía công ty và Nhà nước để các giải pháp hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính được thực hiện.
Trên cơ sở nghiên cứu về lý luận và quá trình nghiên cứu phân tích báo có tài chính tại Công ty Cổ phần Ngân Sơn cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của GS.TS Nguyễn Văn Công tác giả đã hoàn thành luận văn của mình với đề tài “Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Ngân Sơn” với những nội dung sau:
105
- Hệ thống hóa lại cơ sở lý luận chung về phân tích báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp.
- Khái quát về Công ty Cổ phần Ngân Sơn và trình bày thực trạng nội dung phân tích báo cáo tài chính tại Công ty. Từ đó đua ra những đánh giá về thành tựu, hạn chế, tồn tại và nguyên nhân của công tác phân tích báo cáo tài chính tại công ty.
- Tác giả đề xuất các giải pháp và kiến nghị với Nhà nuớc và Công ty nhằm hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính tại công ty.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Hồng Anh (2018), Các phương pháp phân tích khả năng sinh lợi của doanh nghiệp, 12/11/2018, http://tapchicongthuong.vn/bai-viet/cac-phuong-phap- phan-tich-kha-nang-sinh-loi-trong-doanh-nghiep-53643.htm.
[2] Bộ Tài Chính (2014), Thôngtư số 200/2014/TT-BTC - Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp, Bộ tài Chính ban hành ngày 22/12/2014.
[3] Bộ Tài Chính (2015), Chế độ kế toán doanh nghiệp, Nxb Tài chính, Hà Nội.
[4] Nguyễn Văn Công (2017), Phân tích báo cáo tài chính, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội
[5] Vũ Thị Hoa (2016), Phân tích báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Dầu khí quốc tế PS, Luận văn thạc sỹ kế toán, trường Đại học Lao động - Xã hội, Hà Nội.
[6] Đỗ Thị Hương (2016), Phân tích báo cáo tài chính của Công ty TNHH Thương mại và đầu tư Xuân Anh, Luận văn thạc sỹ kế toán, trường Đại học Lao động - Xã hội, Hà Nội.
[7] Vương Thị Hương Giang, Nguyễn Thị Mai Hương (2017), Chỉ số đánh giá hoạt động tài chính của doanh nghiệp và thực tế áp dụng, 15/01/2017, 4/11/2018,
http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/tai-chinh-doanh-nghiep/chi-so-danh- gia-hoat-dong-tai-chinh-cua-doanh-nghiep-va-thuc-te-ap-dung-100875.html.
[8] Ngân Trần Thị Lê (2007), Chuẩn mực kế toán quốc tế IASI, 11/2007, 29/4/2018,
https://www.academia.edu/16660608/IAS 01.
[9] Đỗ Thị Mai (2017), Phân tích báo cáo tài chính của Công ty Trách nhiệm hữu hạn nội thất M&T Việt Nam. Thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.
[10] Nguyễn Năng Phúc (2011), Phân tích báo cáo tài chính, NxbĐại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
[11] Nguyễn Ngọc Quang (2013), Phân tích báo cáo tài chính, Nxb Tài chính, Hà Nội.
[12] Nguyễn Thị Quỳnh (2016), Phân tích báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Bibica, Luận văn thạc sỹ kế toán, trường Đại học Lao động - Xã hội, Hà Nội.
107
[13] Trần Thị Phương Thảo (2010), Hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính tại Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 5, Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh, trường Đại học Đà Nằng, Đà Nằng.
[14] Ngô Thị Thủy (2016), Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Xuất - Nhập khẩu STDD Việt Nam, Luận văn thạc sỹ kinh doanh và quản lý, trường Đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội.