1.4. NỘI DUNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.4.5. Phân tích khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán được hiểu như là khả năng trả các khoản nợ đến hạn bất cứ lúc nào. Qua chỉ tiêu này người sử dụng thông tin có thể thấy được năng lực tài chính của doanh nghiệp để bảo đảm thanh toán các khoản nợ.
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp phảnánh mối quan hệ giữa hai yếu tố: số tiền và tương đương tiền màdoanh nghiệp có thể dùng để thanh toán và tổng số nợ ngắn hạn doanh nghiệp cần thanh toán. Khi đề cập đến khả năng thanh toán người ta chỉ đề cập đến số nợ ngắn hạn, bởi vì việc phân tích, đánh giá khả năng thanh toán có thể tiến hànhđịnh kỳ theo quý, 6 tháng và cuối năm. Vì vậy trường hợp nợ dài hạn đến hạn trả là yếu tố cấu thành của nợ ngắn hạn.
Để phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp, người ta phân tích theo 2 hướng: Phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và phân tích khả năng thanh
34 toán nợ dài hạn.
* Phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
Nợ ngắn hạn là các khoản nợ mà doanh nghiệp có nghĩa vụ thanh toán dưới 1 năm. Đối với các khoản nợ ngắn hạn thì tiền và tương đương tiền doanh nghiệp có thể dùng để thanh toán bao gồm: Tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, một phần hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác.
Hệ số chung có thểđưa ra đểđánh giá khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp như sau [4].
Hệ số khả năng thanh Tài sản ngắn hạn
= _____ 7 _____ (lần) (1.35)
toán nợ ngắn hạn Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu nàyphản ánh mức độ đáp ứng nợ ngắn hạn bằng TSNH của doanh nghiệp. Nó cho biết một đồng nợ ngắn hạn được bảo đảm bởi mấy đồng TSNH. Neu trị số chỉ tiêu này lớn hơn hoặc bằng 1, doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính là bình thường và khả quan. Ngược lại, nếu trị số chỉ tiêu này nhỏ hơn 1, doanh nghiệp không bảo đảm đáp ứng được các khoản nợ ngắn hạn [4].
Để phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn ta còn phân tích qua một số chỉ tiêu sau:
Hệ số khả năng Tiền và các khoản tương đương tiền
= ____________ _______________________ (lần) (1.36)
thanh toán tức thời Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đáp ứng nợ ngắn hạn bằng tiền và tương đương
tiền của doanh nghiệp, cho biết một đồng nợ ngắn hạn được bảo đảm bởi mấy đồng tiền và các khoản tương đương tiền. Việc sử dụng tiền và các khoản tương đương tiền
so với nợ ngắn hạn là một phương thức kiểm chứng hữu hiệu khả năng thanh toán của
doanh nghiệp. Trị số chỉ tiêu này thường nhỏ hơn 1 là doanh nghiệp đã bảo đảm đủ và
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng hoàn trả nợ ngắn hạn của doanh nghiệp mà không phụ thuộc vào việc tiêu thụ hàng tồn kho. Chỉ tiêu này cho biết một đồng nợ ngắn hạn được bảo đảm bởi mấy đồng TSNH sau khi đã loại trừ giá trị HTK. về mặt lý thuyết, trị số của chỉ tiêu này lớn hơn hoặc bằng 1, doanh nghiệp bảo đảm và thừa khả năng thanh toán nhanh và ngược lại, trị số chỉ tiêu này nhỏ hơn 1, doa nh nghiệp không đảm bảo khả năng thanh toán nhanh [4].
* Phân tích khả năng thanh toán nợ dài hạn
Để xem xét triển vọng của doanh nghiệp trong tương lai doanh nghiệp cũng cần phân tích khả năng thanh toán nợ dài hạn. Khả năng thanh toán nợ dài hạn là khả năng chi trả của doanh nghiệp đối với các khoản nợ có thời gian thanh toán trên 1 năm.
Doanh nghiệp cần phân tích khả năng thanh toán nợ dài hạn thông qua các chỉ tiêu sau [4].
Hệ số khả năng thanh Tài sản dài hạn
= _______________’_____ (lần) (1.38)
toán nợ dài hạn Nợ dài hạn
Chỉ tiêu nàyphản ánh mức độ đáp ứng nợ dài hạn bằng TSDH của doanh nghiệp. Nó cho biết một đồng nợ dài hạn được bảo đảm bởi mấy đồng TSDH [4]. Chỉ tiêu này càng cao thể hiện các khoản nợ dài hạn càngđượcđảm bảo an toàn. Để thận trọng hơn trong việcđánh giá khả năng bù đắp cho các khoản nợ dài hạn, ta có thể loại bỏ các tài sản vô hình sẽ không còn giá trị khi doanh nghiệp phá sản.
Hệ số khả năng chi Lợi nhuận trước thuê và lãi vay
* = ___I~ ______________ (lần) (1.39)
trả lãi vay Lãi vay
Chỉ tiêu này cho biết mức độ đáp ứng các khoản chi phí lãi vay của doanh nghiệp bằng lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Trị số của chỉ tiêu này càng lớn hơn 1, khả năng chi trả lãi vay nói riêng và khả năng thanh toán nợ nói chung càng cao và ngược lại [4].