Hoàn thiện nội dung phân tích khả năng thanh toán tại Công ty

Một phần của tài liệu 1163 phân tích báo cáo tài chính tại CTY CP ngân sơn luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 102 - 104)

3.1. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNHTẠI CÔNG

3.1.5. Hoàn thiện nội dung phân tích khả năng thanh toán tại Công ty

Để đánh giá đuợc khả năng đáp ứng các khoản nợ dài hạn lơn hơn 1 năm hay 1 chu kỳ kinh doanh tại Công ty, tác giả đề xuất nhóm phân tích tại Công ty nên bổ sung phân tích khả năng thanh toán dài hạn.

Khả năng thanh toán dài hạn đuợc thể hiện qua 2 hệ số chính sau: hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn, hệ số giữa TSDH so với nguồn tài trợ thuờng xuyên và hệ số khả năng chi trả lãi vay. Sau khi tính toán 2 hệ số trên tác giả lập bảng so sánh sự biến động của 3 hệ số qua 2 năm 2016 và 2017 để thấy đuợc khả năng thanh toán dài hạn tại công ty biến đổi nhu thế nào và đua ra đánh giá và nhận xét.

Để tính hệ số khả năng thanh toán dài hạn, tác giả sử dụng trị số của chỉ tiêu tài sản dài hạn (mã số 200) và chỉ tiêu nợ dài hạn (mã số 330) trên Bảng cân đối kế toán.

Để tính hệ số giữa TSDH so với nguồn tài trợ thuờng xuyên, tác giả sử dụng trị số của chỉ tiêu tài sản dài hạn (mã số 200), chỉ tiêu vốn chủ sở hữu (mã số 410) và chỉ tiêu nợ dài hạn (mã số 330) trên Bảng cân đối kế toán. Hệ số này đuợc tính toán theo công thức sau [4].

Hệ số giữa TSDH so với TSDH

λ ɪ = ___ ______________ (lần) (3.2)

nguồn tài trợ thuờng xuyên Nguồn tài trợ thuờng xuyên

Để tính hệ số khả năng chi trả lãi vay, tác giả sử dụng trị số của chỉ tiêu tổng lợi nhuận truớc thuế (mã số 50) và chỉ tiêu chi phí lãi vay (mã số 23) trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

(Nguôn: Tác giả tính toán trên cở sở sô liệu BCTC của Công ty Cô phần Ngân Sơn)

Qua bảng trên tác giả có những nhận xét như sau:

Hệ số khả năng thanh toán dài hạn tại Công ty đang có xu hướng giảm mạnh từ năm 2016 đến năm 2017. Năm 2017 hệ số này bằng 4,661 lần cho biết một đồng nợ dài hạn được bảo đảm bằng 4,661 đồng TSDH, hệ số này giảm 10,829 lần tương ứng giảm 69,91% so với năm 2016. Thông qua chỉ tiêu này, người sử dụng thông tin có thể ước tính lượng TSDH được đầu tư từ các khoản nợ dài hạn. Hệ số này ở cả 2 năm 2016 và 2017 đều lớn hơn 1 do vậy số TSDH ở Công ty không chỉ được đầu tư bằng các khoản nợ dài hạn mà còn được đầu tư bằng các nguồn vốn khác (nợ ngắn hạn, VCSH). Hệ số này tư tương đương nhau giảm mạnh từ năm 2016 đến năm 2017 là do NDH của Công ty năm 2017 tăng hơn rất nhiều so với năm 2016 mà TSDH cả 2 năm được đầu tư như nhau. Tuy rằng năm 2017 Công ty đã huy động khá nhiều các khoản nợ dài hạn để đầu tư TSDH tuy nhiên vẫn không đủ để trang trải TSDH mà vẫn phải huy động thêm khoản đầu tư từ VCSH hoặc vay nợ ngắn hạn. Để tìm hiểu sâu hơn, tác giả đã phân tích thêm hệ số giữa TSDH so với nguồn tài trợ thường xuyên.

Hệ số giữa TSDH so với nguồn tài trợ thường xuyên cho biết mức độ tài trợ TSDH bằng nguồn tài trợ thường xuyên. Hệ số này đang có xu hướng giảm dần từ năm 2016 đến năm 2017. Năm 2017 hệ số này đạt 0,662 lần cho biết một đồng nguồn tài trợ thường xuyên được bảo đảm bằng 0,662 đồng TSDH. Hệ số này giảm

2016 2017 so với cuối năm 2016

Mức Tỷ lệ (%)

0,125 lần tương ứng với 15,84% so với năm 2016. Hệ số này ở cả 2 năm đều nhỏ hơn 1 chứng tỏ nguồn tài trợ thường xuyên dư thừa để đầu tư TSDH nên khả năng thanh toán nói chung và khả năng thanh toán nợ dài hạn nói riêng ở Công ty rất dồi dào, Công ty sẽ không phải đương đầu với những khó khăn về thanh toán các khoản nợ ngắn hạn do chưa cần sử dụng đến nợ ngắn hạn để trang trải TSDH. Hệ số này giảm dần và ngày càng nhỏ hơn 1 chứng tỏ khả năng thanh toán nợ dài hạn năm 2017 cao và tốt hơn so với năm 2016. Đây là một trong dấu hiệu tốt trong việc đánh giá khả năng thanh toán của Công ty tại thời điểm hiện tại và thu hút được nhiều nguồn đầu tư hơn.

Bên cạnh đó để đánh giá sâu hơn về khả năng thanh toán dài hạn, tác giả phân tích thêm hệ số khả năng chi trả lãi vay. Hệ số này cho biết mức độ đáp ứng các khoản chi phí lãi vay của Công ty bằng lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Hệ số này tại Công ty đang có xu hướng tăng nhẹ từ năm 2016 đến năm 2017. Năm 2017 hệ số này đạt 2,621 lần tăng 0,160 lần tương ứng với 6,51% so với năm 2016. Cả 2 năm hệ số này đều lớn hơn 1 chứng tỏ khả năng chi trả lãi vay nói riêng và khả năng thanh toán của Công ty nói chung ngày càng cao và càng được cải thiện đều theo chiều hướng có lợi cho Công ty. Vì vậy nhà quản trị cần duy trì và phát huy hơn nữa nhịp điệu biến động có lợi này nhằm thu hút đầu tư cũng như giúp Công ty ngày càng phát triển.

Một phần của tài liệu 1163 phân tích báo cáo tài chính tại CTY CP ngân sơn luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w