1.4. NỘI DUNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.4.2. Phân tích cấu trúc tài chính
Cấu trúc tài chính là thuật ngữ phản ánh cơ cấu nguồn vốn, cơ cấu tài sản và mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn. Cấu trúc tài chính quyết định đáng kể sự ổn định tài chính cũng nhu khả năng trả nợ của doanh nghiệp [4].
Nhu vậy phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp là phân tích về tình hình huy động và sử dụng vốn của doanh nghiệp. Để phân tích cấu trúc tài chínhtại một doanh nghiệp, các nhà phân tích đã sử dụng các kỹ thuật phân tích thích hợp để xử lý, phân tích các dữ liệu quan trọng từ báo cáo tài chính. Từ đó các nhà phân tích có thể đánh giá đuợc thực trạng cân bằng tài chính của doanh nghiệp.
Phân tích cấu trúc tài chính cóý nghĩa vô cùng to lớn, dựa vào kết quả phân tích cùng những đánh giá của các nhà phân tích nguời sử dụng thông tin có thể đua ra các quyết định đầu tu, dự đoán các điều kiện và kết quả tài chính trong tuơng lai của doanh nghiệp.
Nội dung phân tích cấu trúc tài chính bao gồm: Phân tích cơ cấu tài sản, Phân tích cơ cấu nguồn vốn và Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn.
Phân tích cơ cấu tài sản của doanh nghiệp đuợc các nhà phân tích thực hiện bằng cách tính toán và so sánh tình hình biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc về tỷ trọng của từng bộ phận tài sản (Tiền, đầu tu tài chính, hàng tồn kho, các khoản phải thu, tài sản cốđịnh,...) chiếm trong tổng số tài sản. Để phục vụ cho công tác phân tích cơ cấu tài sản nguồn sữ liệu đuợc các nhà phân tích sử dụng chủ yếu là bảng cân đối kế toán.
24
Tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng số tài sản được xácđịnh như sau [4].
Tỷ trọng của từng bộ Giá trị từng bộ phận tài sản
phận tài sản chiếm = 9 x 100 (1.14)
Tổng tài sản trong tổng số tài sản
Phân tích cấu trúc tài sản bằng các tỷ số trong phân tích cơ cấu tài sản chỉ cho phép ta đánh giá khái quát chung tình hình phân bổ của tài sản doanh nghiệp. Để đánh giá rõ hơn sự biến động về quy mô, cơ cấu vốn và xác định được những yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài sản của doanh nghiệp các nhà phân tích cần phân tích sự biến động của từng loại tài sản qua nhiều kỳ. Mỗi loại tài sản được cấu thành từ nhiều khoản mục nhỏ như tài sản cố định vô hình hay hữu hình sẽ chịu ảnh hưởng của các yếu tố như giá trị hao mòn lũy kế và nguyên giá nên cần tìm hiểu sự ảnh hưởng của từng yếu tố đó đến loại tài sản để thấy được nguyên nhân thay đổi cụ thể của từng loại tài sản trong doanh nghiệp.
Phân tích cơ cấu nguồn vốn cũng được thực hiện tương tự như phân tích cơ cấu tài sản về tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn vốn. Việc phân tích cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệpvà sự biến động của cơ cấu nguồn vốn sẽ giúp được người sử dụng thông tin nắm được tình hình huy động vốn của doanh nghiệp. Qua đó có thể biết được việc huy động vốn đó đã đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh hay khônghay chính sách huy động vốn đó đã phù hợp và hiệu quả với thực trạng hiện tại của doanh nghiệp hay không.
Tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn vốn được xác định như sau [4].
Tỷ trọng của từng bộ Giá trị từng bộ phận nguồn vốn
phận nguồn vốn chiếm = x 100 (1.15)
trong tổng số nguồn vốn Tổng nguồn vốn
Bên cạnh việc phân tích tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn vốn, các nhà phân tích cần phân tích cả sự biến động của từng loại
nguồn vốn qua nhiều kỳ để thấy đuợc nhân tố nào đang ảnh huởng đến sự biến động của nguồn vốn của doanh nghiệp tại thời điểm phân tích để nguời sử dụng thông tin đua ra các quyết định chính xác.
Để phân tích sâu hơn về chính sách sử dụng vốn của doanh nghiệp các nhà phân tích cần xem xét mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp. Phân tích mối quan hệ này giúp nhà phân tích phần nào nhận thức đuợc sự hợp lý giữa nguồn vốn doanh nghiệp huy động và sử dụng có hợp lý, hiệu quả hay không.
Khi phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn, các nhà phần tích cần tính toán và so sánh đuợc các chỉ tiêu sau [4].
Hệ số nợ so với tài sản = _____Nợ phải trả__________ (1.16) Tổng tài sản
Hệ số này cho biếtchính sách sử dụng nợ phải trả để tài trợ tài sản. Hay nói cách khác, một đồng tổng tài sản của doanh nghiệp đuợc tài trợ từ mấy đồng nợ phải trả hay mức độ huy động nợ để đầu tu cho toàn bộ khối luợng tài sản và doanh nghiệp đang sử dụng. Chỉ tiêu này càng nhỏ hơn 1 chứng tỏ doanh nghiệp đã dùng nhiều VCSH để mua sắm tài sản hoạt động khiến cho doanh nghiệp tự chủ hơn tài chính. Khi chỉ tiêu này có trị số càng cao, gần bằng 1, chứng tỏ doanh nghiệp càng huy động nhiều nợ để mua sắm tài sản. Điều này khiến tình trạng rủi ro tài chính của doanh nghiệp càng lớn [4]. Hệ số này quá cao thì doanh nghiệp dễ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán và không thể kiểm soát đuợc hoạt động của mình.
Hệ số tài trợ = V ốn chủ sở hữu (1.17) Tổng số tài sản
Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản sử dụng trong kinh doanh đuợc đầu tu bao nhiêu từ VCSH. Trị số của chỉ tiêu càng nhỏ hơn 1 chứng tỏ những tài sản mà doanh nghiệp mua sắm đuợc tài trợ bằng ít VCSH, khiến cho doanh nghiệp giảm sự độc lập về mặt tài chính. Nguợc lại, khi trị số chỉ tiêu này càng gần bằng 1 thì chứng tỏ tài sản của doanh nghiệp đuợc tài trợ bằng VCSH khiến mức độ độc lập tài chính của doanh nghiệp đuợc cải thiện [4].
26