1.4. NỘI DUNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.4.7. Phân tích rủi ro tài chính
Rủi ro tài chính của doanh nghiệp được hiểu là những thiệt hại về tài chính có thể xảy ra đối với doanh nghiệp. Phân tích rủi ro tài chính giúp người sử dụng thông tin nắm được và dự báo được những rủi ro doanh nghiệp có thể gặp phải để từ đó có những biện pháp quản lý rủi ro, hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra.
Để phân tích rủi ro tài chính, các nhà phân tích đã phân tích rủi ro về sử dụng đòn bẩy tài chính, phân tích rủi ro về khả năng thanh toán và phân tích rủi ro về tỷ giá.
* Phân tích rủi ro tài chính về đòn bẩy tài chính
Khi phân tích rủi ro tài chính ta có thể dùng đòn bẩy tài chính để đánh giá. Đòn bẩy tài chính thể hiện mối quan hệ giữa nợ phải trả và VCSH của doanh nghiệp. Độ lớn của đòn bẩy tài chính có quan hệ cùng chiều với nợ phải trả và được xác định bằng công thức sau [4].
Độ lớn đòn bẩy tài chính = ________ Nợ phải tra ^__________ (1.46) Vốn chủ sở hữu
Việc phân tích rủi ro về sử dụng đòn bẩy tài chính giúp người sử dụng thông tin
nắm được chính sách sử dụng nợ mà doanh nghiệp đó đang áp dụng và tránh được những rủi ro khi sử dụng nợ trong hoạt động kinh doanh cũng như giúp các nhà quản trị có những biện pháp đúng đắn đảm bảo an toàn tài chính cho doanh nghiệp.
Đòn bẩy tài chính cho biết mức độ tham gia tài trợ tài sản của doanh nghiệp giữa nợ phải trả và VCSH, cứ một đơn vị VCSH tham gia tài trợ tài sản thì tương ứng với mấy đơn vị nợ phải trả tham gia [4]. Theo công thức trên độ lớn đòn bẩy tài chính có thể xảy ra các trường hợp sau:
- Đòn bẩy tài chính > 1: mức độ tham gia tài trợ tài sản của doanh nghiệp từ nợ phải trả càng lớn, khả năng xảy ra rủi ro do sử dụng đòn bẩy tài chính càng cao [4].
- Đòn bẩy tài chính < 1: mức độ tham gia tài trợ tài sản của doanh nghiệp từ nợ 39
đều tham gia tài trợ tài sản của doanh nghiệp. Trị số chỉ tiêu này càng lớn hơn 0, mức tham gia tài trợ tài sản bằng nợ phải trả càng lớn và bằng VCSH càng thấp, nguy cơ xảy ra rủi ro tài chính do sử dụng đòn bẩy tài chính càng tăng dần [4].
* Phân tích rủi ro tài chínhvề khả năng thanh toán
Khi một doanh nghiệp phát sinh tình trạng nợ nần kéo dài thì chắc chắn doanh nghiệp đó có hoạt động tài chính không tốt, khả năng thanh toán thấp. Vì vậy qua việc phân tích tính thanh khoản của doanh nghiệp ta có thể thấy được mức độ rủi ro tài chính của doanh nghiệp.
Tính thanh khoản của doanh nghiệp được thể hiện qua các hệ số sau: Hệ số thanh toán hiện Tổng tài sản
7. , = ---' . . --- (1.47)
hành Nợ phải trả
Hệ số nàyphản ánh thực trạng tổng quát tình hình tài chính của doanh nghiệp. Hệ số này lớn hơn 1 chứng tỏ doanh nghiệp đang hoạt động bình thường. Nếu hệ số này nhỏ hơn hoặc bằng 1 chứng tỏ doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc giải thể.
, Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho
Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này được sử dụng để phản ánh khả năng huy động tài sản lưu động của doanh nghiệp để thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp này.
, Lợi nhuận trước thuế + Chi phí lãi vay
Chi phí lãi vay
sửdụngvốn vay của doanh nghiệp.
Tóm lại khả năng thanh toán của doanh nghiệp cho thấy được năng lực tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm hiện tại và tương lai. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng thấp thì rủi ro tài chính càng cao và ngược lại.
* Phân tích rủi ro về tỷ giá.
- Độ nhạy cảm của doanh nghiệp với tỷ giá: Các khoản phải thu hoặc phải trả của doanh nghiệp sẽ biến động nếu tỷ giá biến động. Khi tỷ giá biến động theo chiều hướng bất lợi sẽ làm tăng chi phí, giảm doanh thu của doanh nghiệp dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu giảm sút. Do đó doanh nghiệp càng nhạy cảm với sự thay đổi tỷ giá thì rủi ro tài chính càng cao.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1, tác giả đã đề cập đến các vấn đề cơ bản được sử dụng trong quá trình phân tích báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp bao gồm: đánh giá tình hình tài chính, phân tích tình hình thanh toán, phân tích khả năng thanh toán,... Tác giả cũng đề cập đến cách tổ chức phân tích BCTC và các kỹ thuật phân tích báo cáo tài chính được sử dụng rộng rãi và trong phân thực trạng tác giả sẽ vận dụng các kỹ thuật này đểđi phân tích.
Luận văn đã nêu rõ được ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính để từđó thấy được tầm quan trọng của phân tích BCTC tại doanh nghiệp. Ngoài ra luận văn đã trình bày cụ thể các nội dung cần phân tích BCTC và đây là cơ sở lý luận để tiến hành nghiên cứu và khảo sát thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Ngân Sơn.
41
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NGÂN SƠN