Kiểm tra, giám sát công tác quản lý nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại sở ngoại vụ tỉnh phú thọ (Trang 68 - 69)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng công tác quản lý nhân lực tại Sở Ngoại vụ tỉnh Phú Thọ

3.2.3. Kiểm tra, giám sát công tác quản lý nhân lực

Vào trung tuần tháng cuối cùng của mỗi năm, Sở đều nghiêm túc tiến hành hoạt động kiểm tra định kỳ đối với công tác quản lý nhân lực, rà soát từng khâu trong quá trình quản lý công tác này. Hoạt động kiểm tra đƣợc thực hiện đảm bảo các yêu cầu nhƣ:

Tính trọng tâm, trọng điểm: Sau khi xác định rõ mục đích kiểm tra, Sở

tập trung kiểm tra tại các khâu hoạt động thiết yếu, hay xảy ra sai sót và tập trung nhiều nguồn lực (hoạt động tuyển dụng, đào tạo, bố trí và sử dụng nhân lực...). Thực hiện tốt việc xác định phạm vi kiểm tra nhƣ vậy giúp cho Ban Giám đốc Sở chỉ đạo thực hiện công tác kiểm tra quá trình quản lý nhân lực đạt hiểu quả và bảo đảm tiết kiệm thời gian, chi phí.

Kiểm tra ngay tại nơi diễn ra hoạt động: Việc kiểm tra không chỉ dựa

vào các số liệu và báo cáo thống kê mà đƣợc tiến hành ngay tại nơi diễn ra các hoạt động, Sau mỗi đợt tuyển dụng, đào tạo nhân lực, Sở đều tiến hành kiểm tra kết quả của các hoạt động này ngay sau khi kết thúc hoạt động nhằm phát hiện kịp thời những sai sót.

Kiểm tra bám sát kế hoạch nhân lực đã đề ra: Hoạt động giúp Sở nhận thấy rõ kết quả thực hiện của từng khâu, từng đối tƣợng có đạt đƣợc mục tiêu, kế hoạch đề ra hay không để từ đó phát hiện ra những sai phạm,

sai lệch và nguyên nhân của chúng. Trên cơ sở đó có giải pháp điều chỉnh kịp thời, chính xác.

Đảm bảo tính công khai, khách quan, chính xác: Lãnh đạo Sở luôn xác

định công tác kiểm tra, giám sát các bộ phận cấp dƣới không đƣợc dựa trên sự phán đoán chủ quan, những định kiến có sẵn. Nhờ đó, những nhận xét và đánh giá tromg quá trình kiểm tra, giám sát tại Sở rất đúng mức, chính xác, công bằng.

Kiểm tra đi đến hành động: Sau khi có kết quả kiểm tra giám sát, những trƣờng hợp phát hiện có sai lệch, Ban Giám đốc Sở đã có những điều chỉnh cụ thể, phù hợp nhƣ sắp xếp lại vị trí việc làm, đào tạo lại những trƣờng hợp chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc, thay đổi phƣơng pháp quản lý phù hợp với tình hình thực tế của cơ quan.

Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, hoạt động kiểm tra, giám sát công tác quản lý nhân lực của Sở vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhƣ: Thiếu sự đồng bộ, linh hoạt trong việc kết hợp nhiều phƣơng pháp, hình thức kiểm tra, giám sát đối với từng đối tƣợng, mục đích kiểm tra; Chƣa áp dụng đƣợc hình thức tự kiểm tra trong từng phòng, từng bộ phận, từng cá nhân; Nội dung, phạm vi kiểm tra đôi khi chƣa bám sát tình hình thực tế tại cơ quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại sở ngoại vụ tỉnh phú thọ (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)