CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
3.1. Những đặc điểm của huyện Kỳ Anh có ảnh hƣởng đến quản lý NSNN trên
địa bàn
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Kỳ Anh là một huyện thuộc tỉnh Hà Tĩnh. Huyện Kỳ Anh nằm ở phía nam của tỉnh, với diện tích tự nhiên là 105.429 ha.
Lãnh thổ huỵên Kỳ Anh có địa hình phức tạp, bị chia cắt thành 3 vùng khá rõ rệt: Vùng đồng bằng, vùng bán sơn địa và vùng biển. Địa hình huyện Kỳ Anh có độ dốc lớn, nghiêng từ Tây sang Đông, trong đó 74% diện tích là đồi núi; còn đồng bằng chỉ là một dải hẹp ven biển. Tuy địa hình đó giúp cho huyện Kỳ Anh có thể phát triển toàn diện cả lâm nghiệp, nông nghiệp, thủy sản và du lịch biển; song cũng chính vì sự phức tạp đó mà kinh tế huyện Kỳ anh đang phải đối mặt với nhiều khó khăn trong phát triển, theo đó nguồn thu ngân sách và quản lý thu ngân sách trên địa bàn huyện cũng không mấy khả quan.
Có thể thấy, địa hình phức tạp, điều kiện đi lại khó khăn đã ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động quản lý ngân sách trên địa bàn huyện, đặc biệt là quản lý thu.
Nhƣng bù lại, Kỳ Anh có bờ biển dài 63km, Quốc lộ 1A chạy dọc huyện có chiều dài 56 km, có Quốc lộ 12 dài 50km nối với cửa khẩu Cha Lo (Quảng Bình) nên những khó khăn có thể biến thành cơ hội để huyện phát triển kinh tế thƣơng mại-dịch vụ, tăng nguồn thu ngân sách.
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Huyện Kỳ Anh có 32 xã và 01 thị trấn, trong đó có 9 xã ở phía Nam với tổng diện tích 22.781 ha nằm trong Khu kinh tế Vũng Áng (theo Quyết định thành lập số 72/QĐ-TTg ngày 03/4/2006 của Thủ tƣớng Chính phủ). Đây là tiềm năng và cũng là cơ hội để Kỳ Anh phát triển kinh tế khi đã thu hút đƣợc dự án Formosa (Đài Loan) đầu tƣ xây dựng Cảng nƣớc sâu Sơn Dƣơng và nhà máy luyện cán thép với
tổng mức đầu tƣ cả 2 giai đoạn lên tới 25 tỷ USD. Theo đó, ngân sách huyện cũng có cơ hội để tăng thêm nguồn thu.
Kinh tế huyện Kỳ Anh trong những năm gần đây đã có sự phát triển đáng kể. Tính đến nay, huyện Kỳ Anh đã phát triển 472 Doanh nghiệp- Hợp tác xã, hoạt động sản xuất kinh doanh đa dạng trên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Trong đó, chiếm hơn 60% là các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp- xây dựng, thƣơng mại- dịch vụ.
Các doanh nghiệp nhìn chung đều sản xuất kinh doanh ổn định, tạo việc làm mới cho nhiều lao động nhƣ: Doanh nghiệp Cơ Khí Xuân Hồng, Cán tôn Đức Dũng, doanh nghiệp Hồng Thiều… Với mục tiêu quảng bá thƣơng hiệu, đảm bảo nguồn doanh thu và giải quyết việc làm cho ngƣời lao động, cùng với những khó khăn về tình hình suy thoái của nền kinh tế và khó khăn chung của các doanh nghiệp. Đây là điều kiện thuận lợi để huyện Kỳ Anh phát triển kinh tế-xã hội, và cũng là điều kiện để tăng nguồn thu ngân sách và đảm bảo chi để thực hiện các mục tiêu kinh tế-xã hội mà huyện đã đề ra.
Tuy vậy nhìn chung huyện Kỳ Anh có điểm xuất phát thấp, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, nội lực còn hạn chế, cũng nhƣ những vùng đất miền Trung là khí hậu khắc nghiệt nắng lắm mƣa nhiều, bão lụt thƣờng xuyên đất đai khô cằn đây, là một bất lợi cho Kỳ Anh trong việc phát triển KTXH, những khó khăn này đã tác động không nhỏ đến việc quản lý ngân sách, đặc biệt là nguồn thu.
3.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Kỳ Anh khá hợp lý, nó giúp cho việc quản lý ngân sách trên địa bàn thuận tiện hơn (xem Sơ đồ 3.1).
Sơ đồ 3.1. Cơ cấu bộ máy quản lý phòng TC-KH huyện Kỳ Anh
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Kỳ Anh, năm 2011
Phòng Tài chính - Kế hoạch là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, có trách nhiệm tham mƣu giúp UBND huyện lập quy hoạch, kế hoạch phát triển KTXH và thực hiện chức năng quản lý Nhà Nƣớc về tài chính, ngân sách, tài sản; đăng ký kinh doanh; quản lý công tác quy hoạch, XDCB, thẩm tra quyết toán vốn đầu tƣ XDCB. Hoạt động chuyên môn của phòng chịu sự chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của UBND huyện, sự chỉ đạo chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Tài chính và sở Kế hoạch và Đầu tƣ.
Phòng Tài chính - Kế hoạch có nhiệm vụ chủ yếu là:
- Tham mƣu lập và tổng hợp quy hoạch, kế hoạch phát triển KTXH trên địa bàn huyện, xây dựng dự toán ngân sách huyện theo quy định và theo hƣớng dẫn của các sở chuyên ngành có liên quan;
- Xây dựng, quản lý và tổ chức thực hiện kế hoạch đầu tƣ xây dựng cơ bản; hƣớng dẫn chủ đầu tƣ thực hiện đầy đủ trình tự xây dựng cơ bản theo quy định và phối hợp tham mƣu thẩm định các dự án đầu tƣ;
- Thực hiện nhiệm vụ quản lý tài chính, NSNN; lập phƣơng án phân bổ dự toán ngân sách huyện, đảm bảo điều hành theo tiến độ và dự toán đã đƣợc phê duyệt
Trƣởng phòng Phó Trƣởng phòng (1) Phụ trách công tác kế hoạch, đầu tƣ XDCB, thẩm tra quyết toán đầu tƣ XDCB ngân sách huyện và các đơn vị dự toán Ngân sách xã, Thị trấn Phó Trƣởng phòng (2) Đăng ký kinh doanh, Các CTMT
- Phối hợp với các cơ quan có liên quan quản lý công tác thu và kiểm soát chi ngân sách Nhà nƣớc trên địa bàn huyện; Phối hợp thực hiện công tác quản lý vốn đầu tƣ, xây dựng cơ bản hoặc vốn sự nghiệp có tính chất đầu tƣ thuộc ngân sách huyện, ngân sách xã, thị trấn theo quy định hiện hành; và Phối hợp hƣớng dẫn thực hiện chế độ quản lý tài chính kế toán ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện.
- Tổng hợp thu - chi ngân sách trên địa bàn huyện; hƣớng dẫn và kiểm tra quyết toán ngân sách cấp xã; lập quyết toán ngân sách cấp huyện và tổng quyết toán ngân sách trên địa bàn huyện theo quy định.
Hiện nay, công tác tổ chức bộ máy hiện tại Phòng Tài chính- Kế hoạch huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh có 8 biên chế, gồm Trƣởng phòng, 2 phó trƣởng phòng, và 5 chuyên viên.
Trong những năm qua, bộ máy quản lý của phòng Tài chính – Kế hoạch, Chi cục thuế, KBNN, đội ngũ cán bộ kế toán ngân sách xã và các đơn vị dự toán trực thuộc luôn đƣợc quan tâm, có nhiều chuyển biến tích cực cả số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng. Bộ máy quản lý ngân sách luôn đƣợc kiện toàn, bổ sung kịp thời khi có luân chuyển, điều động. Hiện nay, hầu hết các xã đều đƣợc bố trí 2 công chức kế toán. Công tác tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý tài chính ngân sách thƣờng xuyên đƣợc quan tâm