Cải tiến công tác lập dự toán ngân sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ngân sách nhà nước huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh (Trang 82 - 83)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN

4.2. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý NSNN huyện Kỳ Anh đến năm 2020,

4.2.1. Cải tiến công tác lập dự toán ngân sách

Công tác lập dự toán ngân sách của huyện Kỳ Anh thời gian qua tuy đã đạt đƣợc một số kết quả, song nhìn chung vẫn còn nhiều hạn chế, tồn tại. Nổi bật trong những hạn chế đó là việc lập dự toán chi ngân sách còn coi nhẹ nhu cầu chi tiêu của cấp dƣới và chƣa xem xét đúng mức đặc điểm tình hình cụ thể của các cấp đó trong từng kỳ kế hoạch. Một số chỉ tiêu giao thu còn mang nặng tính áp đặt, thiếu căn cứ, không sát với tình hình thực tiễn của đơn vị. Một số định mức, chế độ chi theo quy định chƣa bố trí, cân đối nguồn cho các đơn vị để thực hiện. Điều đó đã dẫn đến tình trạng dự toán đƣợc duyệt thiếu sự công bằng giữa các đơn vị thụ hƣởng ngân sách.

Trong những năm trƣớc mắt, việc lập dự toán NSNS huyện cần phải bám sát hơn vào định hƣớng, chủ trƣơng, chính sách, các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh trên địa bàn huyện trong năm kế hoạch và những năm tiếp theo trên cơ sở nhận định, đánh giá sát thực những thuận lợi, khó khăn của huyện để lập dự toán ngân sách cho phù hợp với thực tiễn.

Phòng Tài chính – Kế hoạch với tƣ cách là cơ quan tham mƣu cho UBND huyện trong việc quản lý toàn diện về tài chính ngân sách trên địa bàn, phải căn cứ vào số kiểm tra và văn bản hƣớng dẫn lập dự toán của Sở Tài chính, kết hợp với sự chỉ đạo của UBND huyện để hƣớng dẫn các đơn vị trực thuộc xây dựng dự toán, trình Chủ tịch UBND huyện ký duyệt. Đối với năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách, bắt buộc phải thảo luận dự toán ngân sách với từng đơn vị liên quan để thống nhất, điều

chỉnh các nội dung thu, chi cho phù hợp với thực tế và đảm bảo quy định. Những năm tiếp theo của thời kỳ ổn định sẽ thực hiện thảo luận khi các đơn vị có đề nghị.

Nâng cao trách nhiệm của ngƣời đứng đầu các đơn vị trong việc rà soát các nhiệm vụ chi trong dự toán năm đƣợc giao, chủ động bố trí dự phòng cho các nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị. Chủ động xây dựng dự toán NSNN, các nguồn thu do tỉnh giao phải đƣợc đối chiếu với tình hình thực tế tại đơn vị, kiên quyết từ chối đối với những khoản thu không tìm đƣợc đối tƣợng và địa chỉ. Chủ động rà soát, sắp xếp, bố trí lại nhiệm vụ chi thƣờng xuyên trong phạm vi dự toán còn lại sau khi đã thực hiện tiết kiện 10% dự toán chi thƣờng xuyên. Tăng cƣờng quản lý chi tiêu đảm bảo tiết kiệm, chặt chẽ và hiệu quả, trên cơ sở đó đảm bảo nguồn thực hiện các chế độ, chính sách và an sinh xã hội; chủ động rà soát, sắp xếp để cắt giảm hoặc lùi thời gian thực hiện các nhiệm vụ chi chƣa thực sự cần thiết, cấp bách, các khoản chi mua sắm trang thiết bị, giảm tối đa các chi phí điện, nƣớc, văn phòng phẩm, xăng dầu,...cắt giảm tối đa các khoản chi khánh tiết, hội nghị, hội thảo, sơ kết, tổng kết.

Phát động trong hệ thống chính trị, tổ chức kinh tế thi đua thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Không bổ sung chi ngân sách ngoài dự toán, trừ các trƣờng hợp thực hiện chế độ, chính sách, phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh. Thủ trƣởng các đơn vị phải chịu trách nhiệm quản lý, điều hành nguồn ngân sách và tài sản công đƣợc giao.

Việc lập dự toán ngân sách huyện phải tính đến các kết quả phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch của năm trƣớc, đặc biệt là năm báo cáo. Lập dự toán phải đảm bảo rõ ràng, cụ thể, chính xác, đúng pháp luật; phảo dựa trên các chế độ, định mức, tiêu chuẩn quy định, đồng thời đảm bảo đúng thời gian và quy trình, các bƣớc trong lập dự toán.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ngân sách nhà nước huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)