CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
4.1. Định hƣớng hoàn thiện quản lý ngân sách huyện Kỳ Anh đến năm 2020
4.1.2. Định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội huyện Kỳ Anh
4.1.2.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện
Một là, khai thác triệt để mọi tiềm năng của huyện để tạo ra những mũi đột
phá nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn.
Trong những năm gần đây, bức tranh KT-XH Kỳ Anh đã có nhiều sắc màu tươi mới. Giai đoạn 2011-2015, tốc độ phát triển giá trị sản xuất bình quân tăng 20,03%/năm; Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đến năm 2015, ngành công nghiệp - xây dựng đã chiếm 35,8% giá trị sản xuât; ngành dịch vụ-thương mại đạt 32,8%; giá trị ngành nông nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 31,4%. Thu nhập bình quân đầu người của huyện Kỳ Anh đạt 36,8 triệu đồng/người/năm, tăng 3,4 lần so với đầu giai đoạn. Có thể thấy, các chỉ số trên của huyện Kỳ Anh là cao hơn hẳn so với mức trung bình chung của tỉnh Hà Tĩnh cũng như của cả nước.
Xuất phát từ những thành tựu đạt được trong 5 năm qua, căn cứ vào điều kiện thực tiễn của huyện, Đại hội Đảng bộ huyện Kỳ Anh nhiệm kỳ 2015-2020 đã xác định, để tạo sự bứt phá hơn nữa trong phát triển kinh tế-xã hội, hướng phát triển của huyện trong thời gian tới là phải tập trung vào 3 mũi đột phá:
(1) Xây dựng đội ngũ cán bộ vững về trình độ chuyên môn, năng lực quản lý, tâm huyết, trách nhiệm; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới. Như vậy, huyện đã nhận thức được vai trò của nguồn nhân lực trong phát triển, coi đó là nguồn lực của mọi nguồn lực. Chỉ có NNL chất
lượng cao mới có thể biến những tiềm năng của huyện thành hiện thực; mới có thể biến các nguồn tài nguyên khác thành thu nhập trên địa bàn huyện.
(2) Tái cấu trúc ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa nông nghiệp chủ lực quy mô lớn. Mặc dù nông nghiệp chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ hơn trong GDP của huyện, nhưng vẫn phải không ngừng nâng cao sản lượng và giá trị để cung cấp lương thực, thực phẩm cho người dân trong huyện, đảm bảo sự phát triển ổn định của nền kinh tế.
(3) Ưu tiên phát triển DV-TM, du lịch, đưa ngành này trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, dịch vụ hậu cần cho KKT Vũng Áng và các vùng trung tâm; phục vụ nhu cầu của nhân dân địa phương.
Như vậy, việc xác định và xây dựng quy hoạch ngành, lĩnh vực như trên sẽ cho phép huyện Kỳ Anh khai thác có hiệu quả thế mạnh của 3 vùng sinh thái: rừng
núi, đồng bằng và ven biển. Đồng thời, tận dụng thế mạnh của địa phƣơng là nằm
cạnh bên khu công nghiệp Vũng Áng để tiếp tục khuyến khích, ƣu tiên các doanh nghiệp đầu tƣ vào những lĩnh vực có lợi thế nhƣ: Công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, du lịch sinh thái, du lịch ven biển; phát triển mạnh thƣơng mại, dịch vụ, du lịch…
Hai là, tập trung huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, đầu tư xây
dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng KT-XH. Cùng với điều chỉnh, bổ sung, xây dựng quy hoạch KT-XH huyện phù hợp với quy hoạch tổng thể và các quy hoạch ngành, lĩnh vực, huyện sẽ tập trung xây dựng, triển khai quy hoạch đô thị Kỳ Đồng và các điểm đô thị Kỳ Phong, Kỳ Lâm, Kỳ Trung, tạo chuyển biến tích cực về không gian đô thị phía Nam TP Hà Tĩnh, Bắc thị xã Kỳ Anh – KKT Vũng Áng. Rà soát, điều chỉnh các quy hoạch: NTM, giao thông, đô thị, sử dụng đất, phát triển quỹ đất đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu kinh tế và phát triển đô thị.
Ba là, chú trọng phát triển và nâng cao chất lượng văn hóa, giáo dục, y tế; quan tâm đào tạo nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội. Nâng cao chất lượng các mặt công tác nội chính, đảm bảo an ninh chính trị,
TTATXH; tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí. Bên cạnh đó, Đảng bộ huyện tiếp tục coi việc làm tốt công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh là nền tảng, động lực để thực hiện thành công mọi mục tiêu, nhiệm vụ, xây dựng huyện mới phát triển nhanh và bền vững, xứng đáng với sự quan tâm đầu tư của tỉnh, sự kỳ vọng của nhân dân.
Bốn là, phát huy dân chủ, trí tuệ và sức mạnh đoàn kết toàn dân, khai thác
tiềm năng, lợi thế, thực hiện có hiệu quả Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Để thực hiện định hƣớng này đòi hỏi phải tạo ra sức mạnh cùng đồng sức đồng lòng trong Đảng bộ và nhân dân. Trƣớc hết, cần quan tâm đúng mức công tác tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, gắn tuyên truyền với các phong trào cụ thể. Theo đó, mỗi gia đình phải tự nguyện đăng ký xây dựng NTM với Ban cán sự thôn bằng các nội dung cụ thể nhƣ xây dựng và củng cố 5 tiêu chí gia đình văn hóa, gia đình văn hóa thể thao bền vững; tự nguyện đăng ký nâng cấp vƣờn nhà mình thành mô hình vƣờn mẫu, tích cực phát triền kinh tế, xây dựng mô hình kinh tế; gƣơng mẫu trong việc tích cực hiến đất, hiến cây làm đƣờng nông thôn…
Đối với thôn, chi bộ Đảng phải có nghị quyết chuyên đề, tự xây dựng kế hoạch của thôn, phấn đấu đạt các tiêu chí xã giao, nhất là xây dựng các thiết chế văn hóa, hạ tầng của thôn gồm nhà văn hóa, khu vui chơi giải trí, giao thông, thủy lợi nội đồng… Lãnh đạo xã phải chủ động, sáng tạo trong huy động các nguồn lực trong cộng đồng dân cƣ, bà con thành đạt xa quê, các doanh nghiệp có tiềm lực và tâm huyết với nông thôn, khai thác các nguồn thu tại địa phƣơng. Việc thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở thực chất là “lấy sức dân để lo cho dân”, tạo nguồn vốn đầu tƣ cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi công cộng thuộc nhóm không có hỗ trợ của nhà nƣớc.
4.1.2.2. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện Kỳ Anh đến năm 2020 a. Mục tiêu chung:
Đại hội Đảng bộ huyện Kỳ Anh khóa XXV (nhiệm kỳ 2015-2020) đã đề ra
sức chiến đấu của Đảng bộ, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; Đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cƣờng hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền các cấp. Phát huy dân chủ, trí tuệ và sức mạnh đoàn kết toàn dân, khai thác tiềm năng lợi thế, thực hiện có hiệu quả chƣơng trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, tiếp tục tái cơ cấu nghành nông nghiệp, phát triển dịch vụ, thƣơng mại, công nghiệp hổ trợ- tiểu thủ công nghiệp, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, phát triển văn hóa- xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trƣờng, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Phấn đấu đến năm 2020, huyện Kỳ Anh cơ bản trở thành huyện nông thôn mới”
b. Mục tiêu cụ thể:
+ Tổng giá trị sản xuất đến năm 2020 đạt 2.150 tỷ đồng + Giá trị sản xuất tăng bình quân 19,8%/năm
+ Tổng sản lƣợng lƣơng thực đạt 48.240 tấn
+ Tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm 19,2% + Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp chiếm 33,5%
+ Tỷ trọng giá sản xuất trị dịch vụ-thƣơng mại trong chiếm 47,3% + Thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt trên 80 triệu đồng/ngƣời/năm. + Thu NSNN đạt 800 -1.000 tỷ đồng/năm
+ Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống dƣới 5% + Tỷ lệ lao động đƣợc đào tạo 48,2%
+ Các xã trên địa bàn huyện đều đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 05 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Huyện Kỳ Anh đạt chuẩn huyện nông thôn mới
+ 100% trạm y tế xã có bác sỹ
+ 100% các trƣờng thuộc 4 cấp học đạt chuẩn quốc gia
+ Tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dƣỡng giảm xuống còn 17% (hiện nay là 29,6%)