Thực hiện công khai, minh bạch các khoản thu-chi NSNN đồng thời mở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ngân sách nhà nước huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh (Trang 87 - 88)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN

4.2. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý NSNN huyện Kỳ Anh đến năm 2020,

4.2.4. Thực hiện công khai, minh bạch các khoản thu-chi NSNN đồng thời mở

rộng quyền tự chủ tài chính cho NS cấp xã

Trên thực tế, những tiêu cực nhƣ tham nhũng, lãng phí liên quan đến ngân sách hiện nay đều có nguồn gốc từ sự thiếu minh bạch trong thu – chi ngân sách. Vì vậy, để hạn chế tình trạng tham nhũng, lãng phí và cũng là để nâng cao hiệu quả quản lý NSNN trên địa bàn huỵên đòi hỏi chính quyền địa phƣơng phải công khai và minh bạch hóa các hoạt động thu-chi ngân sách. Muốn vậy, cần phải làm tốt những điều sau đây:

+ Các số liệu, một mặt cần phải đƣợc công khai theo biểu mẫu; mặt khác, cần phải cung cấp cho ngƣời dân cả các số liệu kế hoạch cũng nhƣ số liệu của các năm trƣớc để họ có thể đối sánh. Đồng thời, huyện cũng cần đƣa ra giải trình cụ thể về các nhiệm vụ chi tiêu quan trọng để ngƣời dân có thể xem xét và đánh giá. Làm đƣợc nhƣ vậy chắc chắn những phản hồi của ngƣời dân về hiệu quả sử dụng ngân sách sẽ có ý nghĩa sát thực hơn, bổ ích hơn đối với chính quyền huyện.

+ Để đảm bảo tính minh bạch trong chi tiêu ngân sách, phải đề cao vai trò giám sát của HĐND từ cấp huyện đến cấp xã đối với việc chấp hành ngân sách tại địa phƣơng. Còn để nâng cao vai trò của HDND trong việc giám sát chi tiêu ngân sách thì lại phải nâng cao năng lực của mỗi thành viên HĐND về lĩnh vực tài chính-ngân sách.

Muốn nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách huyện, ngoài yếu tố công khai, minh bạch thu-chi ngân sách thì còn cần phải mở rộng quyền tự chủ tài chính cho ngân sách cấp dƣới, cụ thể là cấp xã. Xã là đơn vị hành chính cơ sở trong hệ thống các cấp chính quyền, vì vậy ngân sách cấp xã cũng là đơn vị ngân sách cuối cùng trong hệ thống ngân sách của Việt Nam. NS xã là công cụ tài chính quan trọng để chính quyền

nhà nƣớc cấp xã thực hiện chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao. Thông qua chi ngân sách, xã sẽ bố trí đƣợc các khoản chi một cách hợp lý nhằm phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn xã và tăng cƣờng hiệu lực và hiệu quả hoạt động của chính quyền xã.

Tuy nhiên, một khi đã đƣợc trao quyền tự chủ tài chính-ngân sách thì chính quyền xã cần phải tạo sự đổi mới trong hoạt động quản lý ngân sách của mình. Trong đó, điều quan trọng nhất là phải nâng cao nhận thức về Luật ngân sách và các chế độ chi tài chính để tổ chức thực hiện đúng quy định hiện hành cho đội ngũ cán bộ công chức các cơ quan, ban ngành có liên quan đến công tác QLNS.

Phải xây dựng NS xã thành một khâu hoàn chỉnh và là bộ phận cấu thành thực sự của NS huyện, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý thống nhất của NS địa phƣơng.

Bên cạnh việc mở rộng quyền tự chủ cho UBND xã trên một số khoản chi tiêu về an sinh xã hội và công ích của địa phƣơng để đáp ứng kịp thời nhu cầu quản lý của chính quyền cấp xã, cần có chính sách khuyến khích chính quyền cấp xã khai thác các nguồn thu tiềm năng ở xã và để xã đƣợc hƣởng một tỷ lệ cao h[n đối với các khoản thu đó. Đây là giải pháp thiết thực để tạo nguồn thu ngân sách để chính quyền có nguồn tài chính trang trải cho hoạt động của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ngân sách nhà nước huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)