Tăng cường quản lý nguồn thu đồng thời phải bồi dưỡng nguồn thu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ngân sách nhà nước huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh (Trang 83 - 85)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN

4.2. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý NSNN huyện Kỳ Anh đến năm 2020,

4.2.2. Tăng cường quản lý nguồn thu đồng thời phải bồi dưỡng nguồn thu

Thứ nhất, tăng cƣờng quản lý nguồn thu

Để tăng nguồn thu cho ngân sách, huyện Kỳ Anh cần thực hiện các biện pháp sau:

+ Khai thác triệt để các nguồn thu hiện có. Đó là các nguồn thu từ thuế, phí và lệ phí, từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thuê nhà và các khoản thu khác. Thậm chí, huyện phải thực hiện nghiêm việc xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật, nhƣ vi phạm trật tự an toàn giao thông hay trật tự an toàn xã hội. Điều này không chỉ có tác dụng làm tăng nguồn thu ngân sách, mà còn loại trừ đƣợc các tệ nạn xã hội, làm lành mạnh xã hội.

Đẩy nhanh tiến độ, quá trình xây dựng hồ sơ đấu giá quyền sử dụng đất; quy hoạch các vùng đất đƣa vào đấu giá hợp lý, phù hợp với tình hình thực tế để tạo nguồn vốn tập trung cho xây dựng các công trình hạ tầng thiết yếu của địa phƣơng. UBND huyện xây dựng đề án, phƣơng án trình UBND tỉnh và các cấp có thẩm quyền xem xét cơ chế phân chia giữa các cấp ngân sách từ khoản thu tiền sử dụng đất, thuê giúp huyện, các xã trên địa bàn huyện cân đối nguồn vốn đầu từ, thanh toán các khoản nợ còn tồn đọng trong những năm qua.

+ Tăng cƣờng công tác kiểm tra, soát xét nguồn thu, nhất là khu vực ngoài quốc doanh, khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, truy thu kịp thời các đối tƣợng tồn đọng nợ thuế. Tăng cƣờng công tác quản lý nguồn thu, việc kê khai và thực hiện nghĩa vụ thuế của các doanh nghiệp ngoại tỉnh đến sản xuất, kinh doanh, xây dựng trên địa bàn. Khuyến khích Chi cục thuế, UBND các xã, thị trấn và các đơn vị có liên quan tích cực và chủ động khai thác hiệu quả các nguồn thu. Định kỳ, huyện tổ chức các đoàn liên ngành để kiểm tra, chống thất thu thuế trên địa bàn các xã, các đơn vị.

Chi cục Thuế tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các địa phƣơng, các ngành rà soát các nguồn thu phát sinh trên địa bàn, thu từ dịch vụ du lịch để điều chỉnh doanh số thu, không để sót nguồn thu, chống thất thu ngân sách, chống gian lận thƣơng mại. Định kỳ thành lập các đoàn liên ngành để rà soát các khoản thu trên địa bàn các xã, các doanh nghiệp. Hƣớng dẫn cơ chế hoạt động của đội thu thuế tại các thôn trên địa bàn các xã. Quản lý tốt các khoản thu phí, lệ phí, nhất là các khoản thu nhƣ phí môi trƣờng, khai thác đá, cát, sỏi…Kiểm soát chặt chẽ các khoản ghi thu, ghi chi vào ngân sách, nhất là các khoản đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng theo quy chế dân

chủ cơ sở, đóng góp tự nguyện của phụ huynh học sinh, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc, các khoản đền bù đất công và tài sản trên đất khi nhà nƣớc thu hồi để thực hiện các dự án.

Thứ hai, bồi dƣỡng nguồn thu

Để có nguồn thu nhiều hơn trong tƣơng lai đòi hỏi phải có tầm nhìn dài hạn trong quản lý nguồn thu. Điều đó có nghĩa là, không phải vì muốn tăng nguồn thu cho ngân sách mà thu nhiều, thu cao; mà ngƣợc lại phải bồi dƣỡng nguồn thu để có đƣợc nguồn thu lâu dài, nguồn thu trong tƣơng lai. Để đƣợc nhƣ vậy, huyện cần thực hiện các giải pháp cụ thể sau:

+ Giải quyết hài hòa mối quan hệ lợi ích kinh tế giữa Nhà nƣớc, doanh nghiệp và xã hội. Cụ thể, khi ban hành một chính sách hay chế độ động viên qua thuế và phí vào NSNN thì phải tính đến các lợi ích đó, nhất là lợi ích của doanh nghiệp. Một khi doanh nghiệp thấy số thuế phải nộp là thỏa đáng thì họ sẽ tự giác nộp thuế chứ không trốn lậu thuế (Nhà nƣớc không bị thất thu). Hơn thế, một khi doanh nghiệp thấy có lợi họ sẽ mở rộng kinh doanh, theo đó số thuế doanh nghiệp nộp cho ngân sách sẽ nhiều hơn. Điều đó nói lên rằng, chính quyền địa phƣơng đừng vì lợi nguồn thu ích trƣớc mắt mà để mất nguồn thu lớn hơn trong tƣơng lai.

+ Huyện cần mạnh dạn bỏ vốn ngân sách đầu tƣ vào những lĩnh vực trọng yếu, nhƣng lĩnh vực tiềm năng để có nguồn thu trong tƣơng lai. Đồng thời, huyện cũng cần có cơ chế thông thoáng trong việc thu hút các doanh nghiệp vào đầu tƣ tại địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ngân sách nhà nước huyện kỳ anh, tỉnh hà tĩnh (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)