Hiệu quả giảm nghèo giai đoạn 2016 – 2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện cần giờ, thành phố hồ chí minh (Trang 61 - 126)

Năm Hộ nghèo đầu năm Hộ nghèo cuối năm Số hộ

giảm Tỷ lệ giảm (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ(%) 2016 7.362 40,30 5.421 29,67 1.926 10,54 2017 5.421 29,67 2.818 15,44 2.614 14,31 2018 2.818 15,44 1.051 5,76 1.777 9,74

(Nguồn: Báo cáo tổng kết Chương trình giảm nghèo của UBND huyện Cần Giờ hàng năm).

2.3 Thực trạng quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Cần Giờ bàn huyện Cần Giờ

Với kết quả giảm nghèo theo từng giai đoạn nêu trên, cho thấy, huyện Cần Giờ đã có nhiều nỗ lực trong hoạt động QLNN về giảm nghèo nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra của Chương trình giảm nghèo bền vững huyện.

Vậy “Các hoạt động QLNN về giảm nghèo bền vững của huyện Cần Giờ đã tác động đến hộ nghèo trên địa bàn nhƣ thế nào ?”

Để trả lời câu hỏi này, tác giả tập trung nghiên cứu một số nội dung chủ yếu của hoạt động QLNN về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện cụ thể:

2.3.1 Ban hành và tổ chức thực thi các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo bền vững

Nhằm tập trung lãnh đạo thực hiện tốt các chính sách giảm nghèo trong giai đoạn 2011 - 2015, giai đoạn 2016 - 2020 và Nghị quyết Ban chấp hành Đảng bộ huyện Cần Giờ lần thứ X, XI, Ban Thường vụ huyện ủy Cần Giờ đã ban hành Nghị quyết số 03-NQ/HU ngày 20 tháng 10 năm 2010 về chương trình giảm hộ nghèo, tăng hộ khá huyện Cần Giờ giai đoạn 2010 - 2015; Thông tri số 39-TT/HU ngày 06 tháng 05 năm 2014 về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ giảm nghèo, tăng hộ khá giai đoạn 2014 – 2015; Thông tri số 41- TT/HU ngày 20 tháng 06 năm 2014 về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ giảm nghèo đối với hộ chính sách, có công cách mạng; Chương trình số 14-CTr/HU ngày 20 tháng 7 năm 2016 về thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XI về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020...

Ủy ban nhân dân huyện đã tổ chức quán triệt, triển khai các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, bộ ngành, Thành ủy, Kế hoạch của UBND Thành phố, các văn bản hướng dẫn chỉ đạo của Sở LĐTB&XH về chương trình mục tiêu XĐGN xuống tận cơ sở, tổ chức lồng ghép với các chương trình thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện, chương trình xây dựng huyện nông thôn mới, các công trình mang tính đột phá về lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội và các chương trình kinh tế trọng điểm của huyện.

Ngoài ra, UBND huyện đã ban hành Quyết định số 786/QĐ-UBND ngày 28 tháng 10 năm 2010 về ban hành Chương trình Giảm nghèo, tăng hộ khá huyện Cần Giờ giai đoạn 2010-2015; Quyết định số 458/QĐ-UBND ngày 15 tháng 05 năm 2014 về phê duyệt Chương trình giảm nghèo, tăng hộ khá giai đoạn 2014 – 2015 trên địa bàn huyện; Quyết định số 907/QĐ-UBND ngày 10 tháng 09 năm 2014 về ban hành Phương án hỗ trợ nâng cao đời sống và

giảm nghèo hộ chính sách, có công cách mạng; Quyết định 876/QĐ-UBND ngày 06 tháng 9 năm 2016 của Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ về phê duyệt Chương trình giảm nghèo bền vững huyện Cần Giờ giai đoạn 2016 - 2020..

Việc ban hành, hướng dẫn và tổ chức hiện các văn bản QLNN về công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện đạt được nhiều hiệu quả tích cực, tuy nhiên vẫn còn một số khó khăn, hạn chế nhất định, cụ thể:

Theo Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, mức hỗ trợ tiền ăn cho lao động thuộc hộ nghèo khi tham gia học nghề là 15.000đ/ngày học. Năm 2012 Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định 2041/QĐ-UBND ngày 18 tháng 4 năm 2012 về phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong lĩnh vực nông nghiệp và ngành nghề nông thôn tại các xã xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020”, theo đó mức hỗ trợ tiền ăn cho lao động nghèo khi tham gia học nghề nông nghiệp là 30.000đ/ngày. Nhưng khi huyện Cần Giờ triển khai thực hiện thì không áp dụng được mức hỗ trợ theo Quyết định 2041/QĐ-UBND, vì mặc dù Quyết định được ban hành từ năm 2012 nhưng đến năm 2017 ngân sách của huyện vẫn chưa được phân bổ để thực hiện nội dung này, từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến công tác đào tào nghề cho lao động nghèo trên địa bàn.

2.3.2 Tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh

Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP nêu rõ: “Xoá đói giảm nghèo là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng, Nhà nước và là sự nghiệp của toàn dân.. Công cuộc giảm nghèo nhanh, bền vững là nhiệm vụ chính trị trọng tâm hàng đầu, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo sâu sát, cụ thể và đồng bộ của các cấp chính quyền, sự phối hợp tích cực của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân; đồng thời, phải phát huy vai trò làm chủ của

người dân từ khâu xây dựng kế hoạch, đến tổ chức thực hiện, giám sát, đánh giá hiệu quả của Chương trình..”.

Có thể thấy chức năng của hệ thống chính trị trong công tác giảm nghèo ở địa phương là rất quan trọng được thể hiện trong công tác lãnh, chỉ đạo và phối hợp thực hiện, cụ thể:

+ Huyện uỷ có vai trò lãnh đạo, chỉ đạo UBND huyện và Đảng uỷ các xã, thị trấn thực hiện tốt chức năng của mình trong công tác giảm nghèo bền vững, bằng các hoạt động như ban hành Nghị quyết lãnh đạo thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện, các Thông tri, Chương trình lãnh đạo thực hiện mục tiêu Quốc gia về GNBV..

+ Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện chức năng QLNN về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện thông qua các hoạt động cụ thể như: xây dựng chương trình, kế hoạch, mục tiêu, chỉ tiêu giảm nghèo với lộ trình phù hợp theo từng năm và giai đoạn; tổ chức triển khai các chính sách hỗ trợ và giải pháp tác động thiết thực, hiệu quả để tập trung đẩy nhanh tiến độ giảm hộ nghèo, hộ cận nghèo; đồng thời tập trung cải thiện, nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của hộ nghèo, hộ cận nghèo để kéo giảm từng chiều thiếu hụt; Tổ chức lồng ghép việc thực hiện kế hoạch và các chỉ tiêu giảm nghèo với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm trên địa bàn; Ưu tiên bố trí nguồn lực cán bộ làm công tác giảm nghèo ở địa phương; Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc lồng ghép, phối hợp thực hiện kế hoạch giảm nghèo với kế hoạch thường xuyên của các phòng ban chuyên môn và Ủy ban nhân dân xã, thị trấn; đảm bảo chỉ đạo, quản lý và điều hành có hiệu quả cơ chế hoạt động giảm nghèo theo phương pháp đa chiều. Hàng năm, tổ chức sơ kết, tổng kết công tác giảm nghèo gắn với thi đua khen thưởng và nhân rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh, gương điển hình về GNBV trên địa bàn.

+ Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện là cơ quan chuyên môn có chức năng tham mưu UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà

nước về giảm nghèo bền vững ở địa phương; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của UBND huyện và theo quy định của pháp luật, cụ thể: tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, Đề án, Kế hoạch, Chương trình về lĩnh vực giảm nghèo trên địa bàn huyện sau khi được phê duyệt; Thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáp dục pháp luật về lĩnh vực được giao; Tham mưu UBND huyện ban hành các văn bản chỉ đạo, triển khai thực hiện về lĩnh vực giảm nghèo; Hướng dẫn các xã, thị trấn thực hiện các bước cập nhật biến động hộ nghèo, hộ cận nghèo (tăng, giảm) và rà soát, đánh giá hiệu quả giảm nghèo theo định kỳ hàng năm..

+ Uỷ ban Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể huyện tổ chức tuyên truyền, vận động hội viên và toàn dân hưởng ứng, tham gia các cuộc vận động hỗ trợ giúp đỡ các huyện nghèo, giảm nghèo nhanh và bền vững như phong trào ngày vì người nghèo, phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư..., xây dựng nông thôn mới; động viên, khích lệ tính tự chủ của người dân vươn lên thoát nghèo.

Nhằm tổ chức thực hiện có hiệu quả các chỉ tiêu, nội dung Chương trình mục tiêu quốc gia GNBV, UBND huyện đã thành lập và kiện toàn kịp thời Ban chỉ đạo Chương trình giảm nghèo bền vững cấp huyện theo chức năng, nhiệm vụ đã được phân công, phân cấp, cụ thể: theo Quyết định số 626/QĐ- UBND ngày 16 tháng 5 năm 2018 về kiện toàn thành viên Ban Giảm nghèo bền vững huyện Cần Giờ, Uỷ ban nhân dân huyện đã phân công đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện phụ trách khối Văn - Xã là Trưởng ban, Trưởng phòng LĐTBXH huyện là Phó ban thường trực, Phó Trưởng phòng LĐTBXH huyện phục trách lĩnh vực giảm nghèo là Phó ban chuyên trách và 14 thành viên là Trưởng, phó các phòng ban chuyên môn và các ban ngành của huyện và 06 thành viên là Trưởng, Phó các đoàn thể huyện.

Các thành viên Ban chỉ đạo huyện được phân công phụ trách từng địa bàn các xã, thị trấn nhằm hướng dẫn thực hiện các nội dung, chương trình

GNBV, kịp thời nắm bắt những khó khăn, vướng mắc và các vấn đề phát sinh trong thực hiện chương trình giảm nghèo ở cơ sở. Nhờ đó, hoạt động của Ban chỉ đạo huyện đi vào nề nếp, phát huy chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của tổ chức và cá nhân trong điều phối, thực hiện công tác giảm nghèo có hiệu quả.

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Ban chỉ đạo chƣơng trình giảm nghèo bền vững huyện Cần Giờ

UBND các xã, thị trấn là cấp tiếp xúc trực tiếp với hộ nghèo, hộ cận nghèo, có trách nhiệm thành lập Ban giảm nghèo bền vững các xã, thị trấn theo chức năng, nhiệm vụ được phân công, phân cấp. Hàng năm, xây dựng chương trình, kế hoạch, chỉ tiêu giảm nghèo; phối hợp với các phòng ban, đơn vị của huyện thực hiện các chính sách tác động và giải pháp hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo tổ chức sản xuất làm ăn tự vươn lên thoát nghèo theo các

TRƢỞNG BAN

(Phó chủ tịch UBND huyện kiêm nhiệm)

Phó Ban thường trực Phó Ban chuyên trách Các Thành viên

BAN GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG XÃ, THỊ TRẤN

- Trưởng Ban: Phó Chủ tịch UBND Xã, Thị trấn (phụ trách Văn - Xã) - Phó Ban: Cán bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xã, thị trấn - Các Thành viên: Trưởng các đoàn thể chính trị - xã hội xã, thị trấn

Cán bộ chuyên môn các ngành trực thuộc UBND xã, thị trấn như: Văn hoá xã hội, văn hoá thông tin, Địa chính-xây dựng, Kế toán...

Trưởng ban nhân dân các ấp, khu phố.

chỉ tiêu giảm nghèo (thu nhập và giảm các chiều nghèo, thiếu hụt cơ bản) của huyện và xã.

Ngoài ra, hàng năm Ban giảm nghèo bền vững các xã, thị trấn giúp UBND xã, thị trấn tổ chức rà soát, đánh giá hiệu quả giảm nghèo, cập nhật, xử lý công nhận tăng, giảm hộ nghèo, hộ cận nghèo theo đúng quy định; Tổ chức sơ kết, tổng kết, thi đua khen thưởng và báo cáo kết quả thực hiện định kỳ cho cấp trên theo quy định.

* Về đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững:

+ Cấp huyện: đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững cấp huyện có thâm niên công tác cao, bình quân trên 10 năm công tác trong lĩnh vực giảm nghèo (Phó ban thường trực Ban chỉ đạo Chương trình giảm nghèo bền vững huyện trên 05 năm, Phó ban chuyên trách trên 13 năm, 06 chuyên viên phụ trách giảm nghèo có thâm niên từ 02 đến 20 năm công tác). Về trình độ chuyên môn: có 05/08 người có trình độ Đại học, 01 Trung cấp và 02 trình độ THPT. Về trình độ lý luận chính trị: có 02/08 người có trình độ Cao cấp chính trị, 01 trung cấp. Đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững cấp huyện có tuổi đời từ 25 đến 56 tuổi.

+ Cấp xã: đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững cấp xã có thâm niên công tác trong lĩnh vực giảm nghèo bình quân trên 03 năm (hầu hết các Trưởng ban là phó Chủ tịch UBND các xã, thị trấn đều được luân chuyển và bổ nhiệm mới, cán bộ phụ trách cấp xã thì thay đổi thường xuyên do nhu cầu tổ chức bộ máy của đơn vị, nghỉ hưu hoặc do thôi việc..), 100% Trưởng ban có trình độ Đại học và 100% cán bộ cấp xã đạt chuẩn. Trình độ lý luận chính trị từ Sơ cấp đến Cao cấp, với tuổi đời từ 26 đến 43 tuổi.

Công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ chính trị quan trọng, trọng tâm chủ yếu là công tác triển khai và đi vào thực hiện ở cơ sở các xã, thị trấn. Hàng năm, công tác rà soát, phúc tra, bình xét hộ nghèo cũng như áp dụng các giải pháp hỗ trợ người dân thoát nghèo phải được triển khai thực hiện xuyên suốt.. vì thế đòi hỏi cán bộ thực hiện giảm nghèo phải tập trung, có trách nhiệm, có trình độ và kinh nghiệm trong công việc.

Nhìn chung, đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững cấp huyện đáp ứng yêu cầu về trình độ và kinh nghiệm công tác, tuy nhiên vẫn còn một số cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu về trình độ chuyên môn trước tình hình đất nước đang hội nhập (chủ yếu là những chuyên viên đã lớn tuổi, không thể tham gia các lớp học dài hạn như trung cấp, cao đẳng, đại học); Đối với đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững cấp xã thì đáp ứng được yêu cầu về trình độ chuyên môn, nhưng về kinh nghiệm công tác thì có một số xã còn hạn chế do ảnh hưởng của việc luân chuyển và thay đổi cán bộ.

Có thể thấy tổ chức bộ máy, nhân lực thực hiện chức năng QLNN về GNBV trên địa bàn huyện Cần Giờ từ cấp huyện đến cơ sở hiện nay cơ bản đã hoàn thiện. Tuy nhiên trong quá trình tổ chức thực hiện vẫn còn một số khó khăn, hạn chế như:

+ Mặc dù các thành viên Ban chỉ đạo huyện đã được phân công phụ trách các xã, thị trấn trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững, tuy nhiên vẫn còn một số thành viên chưa thật sự quan tâm, hỗ trợ và đi sâu đi sát với các xã, thị trấn trong quá trình cập nhật, điều chỉnh thông tin, tăng giảm hộ nghèo hàng năm, vì thế tình trạng lúng túng, chậm trễ, chưa đảm bảo chính xác về đối tượng vẫn còn xảy ra ở các xã, thị trấn.

+ Bên cạnh áp lực công việc (do một số người dân không đồng tình với việc hộ mình được nâng chuẩn nghèo nên thường xuyên có thái độ gay gắt, không hợp tác..), chế độ phụ cấp đối với các thành viên tổ tự quản còn thấp,

cán bộ phụ trách giảm nghèo cấp xã chỉ được hưởng định suất cán bộ không chuyên trách (không được hưởng một số chế độ dành cho cán bộ, công chức như tăng bậc lương theo niên hạn, bảo hiểm thất nghiệp.. ) nên ảnh hưởng không ít đến tâm lý và hiệu quả công việc được giao.

2.3.3 Về tổ chức thực hiện các chính sách giảm nghèo trên địa bàn huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện cần giờ, thành phố hồ chí minh (Trang 61 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)