Khái quát về huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện cần giờ, thành phố hồ chí minh (Trang 49)

7. Kết cấu của luận văn

2.1 Khái quát về huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên

Huyện Cần Giờ nằm về phía Đông Nam thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm thành phố khoảng 55km, có diện tích tự nhiên 71.361 ha chiếm 1/3 diện tích thành phố Hồ Chí Minh. Huyện được bao bọc bởi các sông lớn, một số khúc sông là ranh giới tự nhiên như Lòng Tàu, Soài Rạp, Thị Vải, Đồng Tranh, Cái Mép, Gò Gia; phía Đông và Đông Bắc giáp huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai; huyện Tân Thành tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu; phía Tây giáp huyện Cần Giuộc tỉnh Long An, huyện Gò Công tỉnh Tiền Giang; Phía Bắc giáp huyện Nhà Bè thành phố Hồ Chí Minh; phía Nam giáp Biển Đông.

Huyện có 6 xã và 01 thị trấn, với điều kiện tự nhiên thuận lợi, có ưu thế về đa dạng sinh học, khí hậu trong lành gắn với cảnh quan tươi đẹp là nguồn tài nguyên lớn để phát triển ngành du lịch. Huyện có hệ thống sông rạch chằng chịt, diện tích mặt nước 23.000 ha chiếm 25% diện tích tự nhiên là một thế mạnh của huyện, đây là dạng tài nguyên nền cho giao thông, du lịch, là môi trường không thể thiếu được cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản, trồng rừng ngập mặn, làm muối.. đây là yếu tố thuận lợi tác động trực tiếp đến đời sống và điều kiện phát triển sản xuất của người dân, đặc biệt là người nghèo.

Là huyện tiền tiêu, huyện biển duy nhất của thành phố Hồ Chí Minh. Với định hướng phát triển kinh tế biển, trọng tâm là xây dựng Cần Giờ trở thành Trung tâm du lịch sinh thái của thành phố Hồ Chí Minh, tạo tiền đề xây dựng huyện Cần Giờ thành huyện Nông thôn mới. Cùng với sự hỗ trợ của Thành phố, huyện từng bước nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân và

phấn đấu rút ngắn khoảng cách về kinh tế đối với các quận, huyện khác của Thành phố trong thời gian tới.

2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội * Về xã hội: * Về xã hội:

Năm 2015, dân số toàn huyện là 75.108 người, chiếm gần 1% dân số toàn thành phố, tốc độ tăng dân số bình quân là 1%/năm, mật độ dân số bình quân là 100 người/km2

. Trong khi đó, lao động của huyện chiếm 42,47% dân số, lao động đang làm việc trong các thành phần kinh tế chiếm 94,54% (30.103/31.842 người). Qua đó cho thấy 01 lao động phải nuôi 2,5 người, tỷ lệ này khá cao, với thu nhập bình quân của lao động phổ thông nông thôn thì họ dễ dàng rơi vào tình trạng nghèo về thu nhập.

Bảng 2.1 Dân số và lao động huyện Cần Giờ qua các năm

Nội dung ĐVT Năm

2013 2014 2015

1. Dân số trung bình ngƣời 72.776 74.386 74.960

Nam % 49,53 49,15 49,44

Nữ % 50,47 50,85 50,56

2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % 0,84 2,21 0,77

3. Mật độ dân số ngƣời/km2 103 105 106

4. Dân số trong độ tuổi lao động ngƣời 45.291 32.237 31.842 5. Lao động đang làm trong các

thành phần kinh tế ngƣời 32.692 30.104 30.103

(Nguồn: Cục thống kê TPHCM) - Trình độ học vấn: mặt bằng học vấn dân cư của huyện đạt từ lớp 8,5 năm 2010 lên lớp 9 năm 2015 (trong đó có 23,7% người tốt nghiệp tiểu học, 53,8% người tốt nghiệp THCS, 11,3% tốt nghiệp THPT). Trong đó, huyện có 21.871 lao động được đào tạo nghề từ dưới 3 tháng, sơ cấp nghề đến Cao đẳng, Đại học. Qua đó cho thấy mặt bằng dân trí của huyện đạt tương đối,

tiến vào sản xuất, phát triển kinh tế gia đình góp phần vào sự phát triển kinh tế và Chương trình giảm nghèo bền vững chung của huyện.

- Văn hóa: toàn huyện có 02 di tích và 01 di sản cấp Quốc gia (Di tích khảo cổ học Giồng Cá Vồ, Di tích lịch sử Chiến khu Rừng Sác và Lễ hội Truyền thống ngư dân Cần Giờ được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia), 04 di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích lịch sử cấp thành phố (Đình Cần Thạnh, Lăng Ông Thủy Tướng, Đình Dương Văn Hạnh và Đình Bình Khánh - Mộ Tiền hiền Trần Quang Đạo).. tạo điều kiện thuận lợi về nghiên cứu, học tập và tìm hiểu lịch sử địa phương, góp phần giải quyết việc làm cho người dân trên địa bàn khi ngành du lịch của huyện đang trên đà phát triển.

Bên cạnh đó, Huyện đã tập trung huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng, sửa chữa và hỗ trợ dụng cụ thể dục thể thao, lắp đặt các khu trò chơi cho trẻ em tại các điểm vui chơi, giải trí trên địa bàn như Trung tâm văn hoá – thể thao các xã, thị trấn, nhà văn hoá các ấp, khu phố.. nhằm tạo điều kiện cho trẻ em và người dân trên địa bàn, đặc biệt là người nghèo có nơi giao lưu, giải trí sau thời gian học tập, lao động vất vả.

* Về kinh tế:

Cần Giờ là một huyện thuần nông, sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản là chủ yếu. Tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện đạt bình quân 10%/năm. Trong đó giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 10.006 tỷ đồng, tăng bình quân 11,1%/năm; công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xây dựng đạt 10.609 tỷ đồng, giảm bình quân 3,5%/năm; thương mại - dịch vụ đạt 12.841 tỷ đồng, tăng bình quân 25,4%/năm. Thu ngân sách Nhà nước đạt 253,27 tỷ đồng, tăng thu bình quân 1%/năm; Thu ngân sách địa phương đạt 3.110,3 tỷ đồng, tăng bình quân 8%/năm.

Biểu đồ 2.1 Tỷ trọng giá trị các ngành kinh tế trong tổng giá trị sản

xuất giai đoạn 2011-2015. Đơn vị: %

Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch kinh tế - xã hội 05 năm (2011-2015)

Cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện đã được đầu tư, xây dựng tương đối hoàn chỉnh bao gồm hệ thống đường giao thông (từ 2011-2015, huyện đã sử dụng ngân sách gần 1.184,8 tỷ đồng đầu tư xây dựng 149 công trình hạ tầng giao thông, hàng năm ngân sách huyện còn đầu tư gần 20 tỷ đồng thực hiện duy tu cầu, đường đảm bảo giao thông ở huyện; láng nhựa 82 km đường giao thông liên xã, cấp phối đá dăm mặt đường, bê tông xi măng 100 km đường giao thông nội xã; xây dựng mới và sửa chữa 13 cầu giao thông nông thôn, xây dựng mới và nâng cấp 12 bến thủy nội địa..); 100% người dân trên địa bàn huyện đều được sử dụng lưới điện quốc gia vào sinh hoạt và sản xuất; 100% hộ dân được sử dụng nước sạch; xây dựng mới 23 trường học và sửa chữa 89 lượt cơ sở trường tại các điểm chính và điểm lẻ, toàn huyện có 13/33 trường học đạt chuẩn quốc gia về cơ sơ vật chất; trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế công lập được ưu tiên đầu tư trang bị, có 7/7 xã, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về y tế.. Ngoài ra, trên địa bàn có 80 trạm

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 2011 2012 2013 2014 2015

sóng điện thoại di động, truy cập và kết nối Internet, mức độ sẵn sàng cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin được nâng cao.

2.2 Thực trạng về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh Giờ, thành phố Hồ Chí Minh

2.2.1 Tình hình giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Cần Giờ

Trong những năm qua, Đảng bộ và nhân dân huyện Cần Giờ đã có nhiều nỗ lực trong công tác XĐGN bằng việc khai thác tốt các tiềm lực, nguồn lực địa phương, tranh thủ sự giúp đỡ, hỗ trợ từ các chính sách của Nhà nước, đặc biệt là những chính sách về đầu tư cơ sở hạ tầng, giao thông, thủy lợi trong Đề án xây dựng và nâng chất xã nông thôn mới, góp phần nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện, từ đó đời sống của người dân từng bước được ổn định, góp phần vào việc xóa đói giảm nghèo của địa phương.

Đến nay, huyện đã không còn hộ đói, tỷ lệ giảm nghèo bình quân hàng năm giai đoạn 3 (2010-2013) là 7,38%, giai đoạn 4 (2014-2015) là 13,49%.. Như vậy, chúng ta thấy tỷ lệ giảm nghèo bình quân của huyện qua từng giai đoạn đã giảm đáng kể. Đây là một kết quả khả quan trong công cuộc giảm nghèo của huyện Cần Giờ.

Tuy nhiên, nhìn tổng thể chung của toàn thành phố, tỷ lệ hộ nghèo của huyện vẫn còn khá cao, cụ thể: đến cuối năm 2015, TP.HCM đã có 12 quận hoàn thành mục tiêu không còn hộ nghèo có thu nhập dưới 16 triệu đồng/người/năm, hộ nghèo của Thành phố còn 1,03%, Thành phố đã hoàn thành mục tiêu giảm hộ nghèo giai đoạn 2014-2015 trước thời hạn 1 năm. Trong khi đó, tỷ lệ hộ nghèo huyện Cần Giờ tại thời điểm này chiếm đến 28% trên tổng số hộ nghèo của thành phố. Với kết quả thực hiện giảm nghèo đa chiều theo chuẩn nghèo thành phố giai đoạn (2016-2020), thành phố còn 0,2% tỷ lệ hộ nghèo trên tổng dân số thành phố vào cuối năm 2018, trong đó hộ nghèo huyện Cần Giờ chiếm 27,86% trên tổng số hộ nghèo của thành phố.

2.2.2 Đặc điểm của hộ nghèo huyện Cần Giờ

Với tất cả những nguồn lực về tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Cần Giờ, cũng như những đặc tính của người dân nơi đây, câu hỏi đặt ra là “Sinh

kế của hộ nghèo và nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo của hộ nghèo trên địa bàn huyện Cần Giờ hiện nay là gì ?”

Để trả lời câu hỏi này, trước hết tác giả tìm hiểu về một số đặc điểm của hộ nghèo trên địa bàn huyện Cần Giờ, cụ thể:

*Về qui mô hộ gia đình và lao động của hộ nghèo: Qui mô hộ gia đình và lao động là một trong những nhân tố quan trọng có ảnh hưởng đến mức thu nhập của các thành viên trong hộ. Đông con, không có lao động hoặc có lao động nhưng việc làm không ổn định, thu nhập thấp là những đặc điểm chung của các hộ nghèo. Nó vừa là nguyên nhân vừa là hệ quả của nghèo đói. Hộ nghèo ở Cần Giờ có qui mô gia đình tương đối với bình quân nhân khẩu/hộ là 3,96 người/hộ (11.160 nhân khẩu/2.817hộ), trong khi đó bình quân lao động có việc làm/hộ là 1,43 người (4.017 người có việc làm/2.817 hộ), như vậy, bình quân một lao động nuôi 2,78 người - tỷ lệ người ăn theo cao sẽ là một gánh nặng cho hộ gia đình cũng như cho xã hội.

* Về trình độ dân trí: có 80,37% người thuộc diện nghèo có trình độ từ

THCS trở xuống (trong đó có 8,9% người mù chữ) và 14% người có trình độ THPT (trong đó có 8,05% người có trình độ tay nghề từ sơ cấp đến trên đại học).

Biểu đồ 2.2 Trình độ dân trí của hộ nghèo Đơn vị: %

9.44% 48.01% 27.71% 14.84% Mù chữ Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3

Nguồn: Dữ liệu điều tra hộ nghèo của huyện Cần Giờ năm 2017

Qua dữ liệu cho thấy, trình độ dân trí của người nghèo còn thấp so với sự phát triển của xã hội, họ gặp nhiều khó khăn, thách thức khi tiếp cận và áp dụng KHCN vào sản xuất nhằm phát triển kinh tế gia đình để thoát nghèo bền vững.

*Về thu nhập: qua phân tích dữ liệu hộ nghèo cho thấy toàn huyện có gần 0,5% hộ nghèo nhóm 1; 99,25% hộ nghèo nhóm 2 và 0,25 % hộ nghèo nhóm 3 (gồm 3a và 3b). Trong đó có 8,7% hộ sống chủ yếu từ trợ cấp xã hội, cộng đồng và gia đình. Các hộ này không có thành viên là lao động chính hoặc có lao động nhưng bệnh tật không thể phát triển kinh tế để thoát nghèo, nên họ phụ thuộc rất lớn vào sự hỗ trợ từ bên ngoài, vì vậy họ có nguy cơ nghèo lâu dài và ít có khả năng thoát nghèo nhất.

Huyện có khoảng 5,3% hộ nghèo nhóm 2 có mức thu nhập bằng với ngưỡng nghèo và 0,25 % hộ nghèo nhóm 3 có mức thu nhập vượt ngưỡng nghèo, những hộ này chỉ thiếu hụt về một số chiều nghèo, nên họ có thể thoát nghèo trong những năm tới vì không cần nỗ lực quá lớn để vượt qua ngưỡng nghèo hay duy trì mức thu nhập trên ngưỡng nghèo. Tuy nhiên, họ rất dễ bị ảnh hưởng khi có các biến cố xảy ra (lạm phát, tai nạn, bệnh tật…).

* Các chiều thiếu hụt của hộ nghèo:

So sánh với các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản của hộ nghèo trong nghèo đa chiều giai đoạn 2016-2020, hộ nghèo trên địa bàn huyện đã được đảm bảo 100% về nguồn nước sinh hoạt, 100% người nghèo được tiếp cận các dịch vụ y tế và 100% hộ nghèo sử dụng viễn thông

(như điện thoại, internet); 99,98% người nghèo có bảo hiểm y tế (còn 02 người chưa có thẻ BHYT thuộc hộ nghèo nhóm 3b); 98,65% hộ nghèo có các tài sản tiếp cận thông tin (như ti vi, radio, máy tính). Như vậy, về cơ bản có 05 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội của hộ nghèo đã được đảm bảo.

Đối với các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt còn lại, vẫn còn một vài chỉ số mà mức độ thiếu hụt của hộ nghèo còn khá cao, cụ thể:

Bảng 2.2 Mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội của hộ nghèo huyện Cần Giờ năm 2017

Số TT Chiều thiếu hụt Đơn vị tính Mức độ thiếu hụt (%)

1 Người từ 15 - 30 tuổi thiếu hụt về trình độ giáo dục Người 6,18 2 Người từ 18 - 35 tuổi thiếu hụt về trình độ nghề Người 15,35 3 Người trong độ tuổi lao động thiếu hụt việc làm Người 14,49 4 Lao động đang làm việc nhưng không có BHXH Người 14,85

5 Nhà ở Hộ 24,78

Nguồn: Báo cáo các chiều thiếu hụt của hộ nghèo trên địa bàn huyện Cần Giờ năm 2017 của Phòng Lao động - Thương binh và xã hội.

*Việc làm và trình độ kỹ thuật của lao động nghèo: Theo kết quả điều tra của Phòng LĐTBXH huyện năm 2017, có 58,12% người nghèo trong độ tuổi lao động, trong đó có 20,9% lao động có việc làm ổn định, 41% lao động có việc làm không ổn định và 14,26% lao động không có việc làm (do thất nghiệp và đang làm nội trợ). Trong đó có 13,66% lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề.

Biểu đồ 2.3 Tình hình việc làm và trình độ nghề của lao động

Đơn vị: % 5 10 15 20 25 30 35 40 45

Nguồn: Dữ liệu điều tra hộ nghèo của huyện Cần Giờ năm 2017

Qua biểu đồ ta thấy, phần lớn những lao động không có việc làm ổn định hoặc không có việc làm đều chưa qua đào tạo (dù có lao động đã qua đào tạo nhưng tỷ lệ rất thấp). Đối với những lao động chưa được đào tạo nhưng lại có công việc ổn định, chủ yếu là họ làm công nhân hoặc làm những công việc nghề truyền nghề như thợ sửa xe, phụ hồ, làm nail...

Trên thực tế, nếu một lao động qua đào tạo, được tuyển dụng vào làm việc ở trong khu chế xuất hay khu công nghiệp, với mặt bằng mức lương cơ bản hiện nay tại TP.HCM thì 01 lao động nuôi 01 người ăn theo và đang sinh sống tại Cần Giờ là đã có dôi dư, nếu hai vợ chồng cùng làm để nuôi 03 người ăn theo thì vẫn đủ điều kiện thoát nghèo cho gia đình mình. Qua đó chúng ta thấy, trình độ tay nghề là yếu tố rất cần thiết cho nhu cầu việc làm của người lao động - đó cũng là một trong những khâu then chốt quyết định hiệu quả công tác giảm nghèo.

*Kết quả điều tra, khảo sát mẫu hộ nghèo, hộ cận nghèo của tác giả

- Về nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo: có 96% hộ nghèo được khảo sát không có đất sản xuất, công việc chủ yếu là làm thuê, buôn bán nhỏ, bắt cua, bắt ốc..; có 19,5% hộ nghèo, cận nghèo thiếu việc làm, trong đó có 33,33% không có nhu cầu tìm việc làm (chủ yếu là phụ nữ) vì nhiều lý do khác nhau; có 68,9% cho rằng một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo của họ là vì công việc không ổn định, thu nhập thấp, thiếu vốn, thiếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện cần giờ, thành phố hồ chí minh (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)