7. Kết cấu của luận văn
3.3 Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo bền vững trên
3.3.1 Ban hành và tổ chức thực thi các văn bản quy phạm pháp luật và các
các văn bản quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững
Những văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo là cơ sở, nền tảng của hoạt động giảm nghèo bền vững. Để nâng cao chất lượng việc ban hành và tổ chức thực thi các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý nhà nước về giảm nghèo, cần chú ý một số vấn đề sau:
- Ban hành văn bản phải phù hợp với thực tiễn của địa phương, dựa trên cơ sở kế hoạch chung của thành phố, không trái với văn bản cùng cấp và văn bản cấp trên.
- Phát huy hơn nữa về vai trò và công tác phối hợp của các cơ quan, ban, ngành trong quá trình xây dựng, ban hành và triển khai các chủ trương, chính sách và các văn bản chỉ đạo về giảm nghèo bền vững; Tăng cường sự công khai, minh bạch trong xây dựng và thực hiện các chính sách giảm nghèo; Khi lập kế hoạch giảm nghèo của địa phương cần phân tích rõ thực trạng hộ nghèo và đề ra các giải pháp giảm nghèo sát thực tiễn; Các chương trình, dự án giảm nghèo cần phải gắn với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của xã, huyện và thành phố..
- Thường xuyên rà soát, cập nhật tình trạng đời sống của người dân địa phương, đặc biệt là người nghèo, cũng như các hoạt động quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện trước bối cảnh tình hình KT-XH của huyện đang trên đà phát triển và chịu sự tác động trực tiếp từ những thay đổi và phát triển của thành phố trong quá trình hội nhập quốc tế, từ đó kịp thời ban hành những văn bản điều chỉnh, bổ sung các phương án, kế hoạch giảm nghèo cho phù hợp.
- Trong việc thực thi các chính sách cần xây dựng cơ chế phối hợp cụ thể. Tùy từng nội dung mà có cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chủ trì với các cơ quan, đơn vị liên quan cho phù hợp.
- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá và tổng kết quá trình thực hiện các văn bản, chính sách, chương trình, dự án về giảm nghèo, từ đó có những điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện hợp lý.
3.3.2 Tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo bền vững
Để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Cần Giờ cần tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, sự tập trung chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp, cần tăng
cường trách nhiệm của các chủ thể quản lý nhà nước và sự phối hợp chặt chẽ của UB.MTTQ Việt Nam với các tổ chức đơn vị liên quan trong hoạt động giảm nghèo bền vững.
Kịp thời kiện toàn Ban chỉ đạo Chương trình giảm nghèo bền vững các cấp trên địa bàn huyện. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo các cấp cho phù hợp với nhiệm vụ, sát với thực tiễn nhằm nâng cao trách nhiệm của các thành viên Ban chỉ đạo; phân công rõ trách nhiệm đối với các thành viên trong công tác theo dõi, giúp đỡ các xã, thị trấn thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững và có kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công của các thành viên.
Đẩy mạnh các phong trào thi đua của các tổ chức đoàn thể: “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi”, “Phụ nữ giúp nhau giảm nghèo”, “Thanh niên lập nghiệp”, “Cựu chiến binh gương mẫu”,... vận động đoàn viên, hội viên quyên góp, hỗ trợ vốn giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, từng tổ chức đoàn thể cơ sở nắm chắc số lượng hội viên, đoàn viên của mình còn thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, các chiều thiếu hụt (việc làm, đào tạo nghề, nước sạch, nhà ở..) để có kế hoạch giúp đỡ. Hàng năm, đề nghị mỗi đoàn thể cấp huyện liên kết với các ngành phối hợp UBND các xã, thị trấn đăng ký nhận giúp đỡ thoát nghèo cho số lượng gia đình đoàn viên, hội viên nhất định theo danh sách cụ thể, kết quả thực hiện được đưa vào đánh giá hàng năm cho các đoàn thể. Có như vậy mới thể hiện hết trách nhiệm và sự chung tay, góp sức từ các cấp chính quyền đến các tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội trong công tác giảm nghèo bền vững.
3.3.3 Nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác giảm nghèo
Nhân lực phục vụ hoạt động quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững chính là đội ngũ cán bộ, công chức hoạt động XĐGN. Đây là nguồn lực đóng vai trò vô cùng quan trọng quá trình thực hiện QLNN nói chung và QLNN về
giảm nghèo bền vững nói riêng. Bởi lẽ, đây là hoạt động nhạy cảm, phức tạp, liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau. Qua đó, Huyện cần chú trọng một số nội dung sau:
- Hàng năm cần xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, bồi dưỡng lý luận chính trị, tin học.. cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác giảm nghèo nhằm bảo đảm đủ về số lượng và có chất lượng, bố trí, sắp xếp cán bộ hợp lý, phù hợp với năng lực chuyên môn nghiệp vụ, tạo sự ổn định vị trí làm việc cho cán bộ hoạt động giảm nghèo ở cơ sở để họ yên tâm công tác, tránh tình trạng bị động, chắp vá trong công tác cán bộ.
- Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn các chính sách giảm nghèo hiện hành, công tác rà soát, cập nhật biến động hộ nghèo, quy trình bình xét hộ nghèo.. nhằm giúp cho các cán bộ, công chức trực tiếp làm công tác XĐGN ở các cấp, đặc biệt là đội ngũ làm đầu mối công tác giảm nghèo cơ sở như trưởng ban nhân dân ấp, khu phố, tổ trưởng tổ nhân dân, tổ tự quản giảm nghèo và cán bộ các chi hội, đoàn thể.. nắm vững các quy định pháp luật, các chủ trương, chính sách về giảm nghèo bền vững theo hướng tiếp cận nghèo đa chiều hiện nay.
- Đề nghị cấp có thẩm quyền có hướng hỗ trợ, tăng phụ cấp hoặc điều chỉnh quy định về chế độ tham gia và hưởng BHXH, BHTN.. cho cán bộ làm công tác giảm nghèo các xã, thị trấn; tăng trợ cấp cho những người làm đầu mối trong công tác giảm nghèo cơ sở (tổ tự quản giảm nghèo..) theo mức lương cơ bản phù hợp với tình hình phát triển KT-XH ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
- Việc sắp xếp, bố trí, luân chuyển cán bộ phụ trách giảm nghèo các xã, thị trấn cần phải được quan tâm, cân nhắc thật kỹ; Đảng uỷ, UBND các xã, thị trấn cần thường xuyên nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cán bộ phụ trách giảm nghèo để kịp thời hỗ trợ, tránh tình trạng vì áp lực từ công việc, từ người dân dẫn đến bất mãn, thôi việc.
3.3.4 Tổ chức thực hiện chính sách của Nhà nƣớc về giảm nghèo bền vững.
- Chính sách tín dụng ƣu đãi: hiện nay vấn đề thiếu vốn, thiếu
phương tiện sản xuất là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng nghèo ở huyện Cần Giờ. Do đó giải pháp về chính sách tín dụng nhằm hỗ trợ đưa vốn sản xuất về với các hộ nghèo và tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn vốn là một trong những giải pháp rất quan trọng tạo điều kiện cho người nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập cụ thể là cần đơn giản về điều kiện, thủ tục hồ sơ; áp dụng linh hoạt phương thức cho vay; nhân rộng và quản lý hiệu quả các mô hình nhóm tín dụng - tiết kiệm của các tổ chức chính trị - xã hội; gắn việc cho vay vốn với việc hướng dẫn cách làm ăn và chuyển giao kỹ thuật phục vụ sản xuất phù hợp với cơ cấu phát triển kinh tế của huyện, kết nối sản xuất với thị trường; kiểm tra việc sử dụng vốn vay đúng mục đích hay không..
- Chính sách hỗ trợ về y tế, chăm sóc sức khỏe: cần đảm bảo thực hiện đầy đủ và kịp thời các chính sách hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế (BHYT), đảm bảo về quyền lợi khám chữa bệnh (KCB); Đẩy mạnh công tác y tế dự phòng, nâng cao sức khoẻ, giảm gánh nặng bệnh tật và tử vong; Cần đầu tư các trang thiết bị, máy móc y tế hiện đại ở các cơ sở khám chữa bệnh tuyến huyện, nâng cao chất lượng hệ thống dịch vụ y tế; Nâng cao năng lực giám sát, phát hiện và khống chế các dịch bệnh của cán bộ y tế và của cộng đồng; Có chính sách thu hút đội ngũ bác sĩ, y tá có tay nghề cao; Tuyên truyền, vận động thực hiện tốt công tác kế hoạch hoá gia đình, trong đó tập trung vào các hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ vừa vượt chuẩn nghèo..
- Chính sách hỗ trợ giáo dục - đào tạo: đẩy mạnh thực hiện chính sách hỗ trợ nâng cao trình độ học vấn cho đối tượng thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo thiếu hụt về chỉ số giáo dục bằng nhiều hình thức phù hợp; Định hướng nghề nghiệp, phân luồng học sinh diện hộ nghèo, hộ cận nghèo hợp lý
để tạo điều kiện thay đổi cuộc sống hộ nghèo, hộ cận nghèo trong tương lai; Phát triển, nhân rộng các chương trình khuyến học, khuyến tài, trong đó chú trọng đến việc hỗ trợ con em các gia đình nghèo vượt khó học tốt; Truyền thông, phổ biến rộng rãi và thực hiện tốt các chính sách ưu đãi về giáo dục đào tạo; Can thiệp kịp thời nhằm khắc phục tình trạng bỏ học giữa chừng của các em học sinh nghèo; Tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ của Thành phố để thực hiện Đề án nâng chất các tiêu chí xây dựng xã nông thôn mới, thực hiện việc tu sửa, xây mới trường học, lớp học, bổ sung các dụng cụ, công cụ phục vụ cho việc giảng dạy và học tập ở các trường trên địa bàn huyện để 100% các trường đều đạt chuẩn Quốc gia; Tiếp tục thực hiện tốt chính sách ưu đãi, thu hút giáo viên công tác ở địa bàn xa như xã đảo Thạnh An.
- Chính sách đào tạo nghề, giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động:
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn: tiếp tục thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo.. Đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, gắn với định hướng và nhu cầu phát triển của các ngành kinh tế và yêu cầu sử dụng của doanh nghiệp; Huy động các cơ sở truyền nghề, doanh nghiệp trên địa bàn cùng tham gia trong quá trình dạy nghề cho lao động nông thôn. Ưu tiên sử dụng lao động nông thôn qua đào tạo thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo vào các công trình, dự án phát triển của huyện.
Đẩy mạnh các hoạt động giới thiệu, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất cho người nghèo; giới thiệu, chuyển giao các tiến bộ, khoa học, công nghệ sản xuất mới. Hàng năm, nghiên cứu thí điểm, trình diễn, mô hình sản xuất thủy sản phù hợp điều kiện tự nhiên của địa phương và có giá trị kinh tế; tổ chức cho người dân tham quan, học tập các mô hình sản xuất hiệu quả..
Giải quyết việc làm:
Tăng cường mối liên kết giữa đào tạo nghề với thị trường lao động, với các tổ chức dịch vụ xúc tiến việc làm các khu chế xuất, khu công nghiệp trên địa bàn thành phố để vận động lao động hộ nghèo, hộ cận nghèo tham gia làm việc; Tiếp tục tổ chức các Sàn giao dịch việc làm tại huyện để người lao động có điều kiện tìm hiểu, lựa chọn việc làm phù hợp.. giúp người nghèo có việc làm ổn định, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.
Khuyến khích mở rộng phát triển sản xuất, kinh doanh đối với các dự án gia công hàng thủ công đang hoạt động tạo việc làm cho lao động nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện.
Bên cạnh đó, huyện cần tập trung phát triển các mô hình sản xuất, xây dựng các thương hiệu đặc trưng của huyện Cần Giờ, xây dựng cơ sở hạ tầng.. góp phần phát triển kinh tế người dân và kinh tế chung của huyện, cụ thể như:
- Phát triển các mô hình nuôi thủy sản lồng bè trên sông (nuôi hàu, nuôi cá); hỗ trợ phát triển các đối tượng vật nuôi mới (cá dứa, cua lột, cá chẽm ...) nhằm đa dạng hóa đối tượng nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên từng xã tạo ra hiệu quả cao và bền vững.
- Phát triển thương hiệu xoài Cần Giờ, bảo tồn và phát triển diện tích trồng xoài theo tiêu chuẩn VietGAP kết hợp du lịch sinh thái nhà vườn.
- Thực hiện Dự án bảo tồn và phát triển làng nghề muối; Triển khai các mô hình sản xuất muối tiên tiến để nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất. Kết nối thị trường tiêu thụ muối. Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh và chế biến muối tại xã Lý Nhơn, củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã sản xuất muối Thiềng Liềng xã Thạnh An.
- Khai thác có hiệu quả tiềm năng để phát triển các loại hình du lịch sinh thái như: du lịch sinh thái biển, du lịch đường sông, du lịch sinh thái rừng, du lịch sinh thái nông nghiệp, du lịch cộng đồng, du lịch trải nghiệm gắn
với các làng nghề, ngành nghề sản xuất; phát triển du lịch văn hóa tín ngưỡng gắn với các giá trị truyền thống văn hóa địa phương.
- Tiếp tục kiến nghị triển khai thực hiện dự án đầu tư mở rộng phà Bình Khánh, nâng cấp hạ tầng giao thông tuyến đường Rừng Sác kết nối giữa huyện với trung tâm thành phố và các tỉnh miền Tây, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam để phát triển kinh tế du lịch và tạo điều kiện thuận lợi về giao thông, đi lại cho người lao động khi tham gia làm việc ở các Khu công nghiệp, khu chế xuất ngoài địa bàn.
Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động: tăng cường hoạt động quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu lao động, chú trọng trách nhiệm của các doanh nghiệp đối với người lao động; tuyên truyền, khuyến khích người lao động tham gia xuất khẩu lao động; Xây dựng đội ngũ lao động có tác phong công nghiệp, có kiến thức, trình độ tay nghề tham gia làm việc ở nước ngoài, qua đó bổ sung nguồn lao động chất lượng cao cho xã, huyện khi trở về nước.
- Chính sách hỗ trợ về nhà ở: thực hiện chính sách hỗ trợ sửa chữa, chống dột, xây dựng nhà tình thương, nhà tình nghĩa cho hộ nghèo, hộ cận nghèo theo hướng xã hội hoá. Đối với những hộ khó khăn về nhà ở nhưng vướng pháp lý về đất đai như: cha mẹ cho đất nhưng không làm hồ sơ tách thửa được do vướng về pháp lý (diện tích tách thửa, nợ thuế..), vướng chỉ giới đường song.. huyện cần rà soát cụ thể từng trường hợp và đề ra phương án hỗ trợ tối ưu để người nghèo có nhà ở ổn định.
Hiện nay, đa số các hộ gia đình còn trẻ tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo thường không có đất để xây nhà, có hộ phải ghép từ 2-4 hộ chung 01 nhà, có hộ được người thân cho mượn đất để dựng nhà tạm hoặc có hộ phải đi thuê, mướn nhà trọ.. Huyện cần có chủ trương thu hút đầu tư xây dựng thí điểm khu chung cư bán hoặc cho hộ nghèo thuê với giá ưu đãi để giúp các hộ
mới lập gia đình ổn định cuộc sống, tập trung vào lao động, sản xuất phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững.
- Chính sách hỗ trợ tiếp cận thông tin: đa dạng hóa các hoạt động truyền thông giúp người nghèo tiếp cận kịp thời và đầy đủ các chính sách giảm nghèo theo phương pháp đa chiều; tăng cường cung cấp các thông tin về kiến thức, kỹ năng ứng phó với thiên tai, biến đổi của khí hậu, bảo vệ môi trường đặc biệt là môi trường trong sản xuất, chăn nuôi.. và các chính sách giảm nghèo góp phần nâng cao hiểu biết về giảm nghèo đa chiều cho người dân, nhất người nghèo.. Đối với những hộ nghèo, cận nghèo thiếu hụt về chiều