Quan điểm về giảm nghèo bền vững của Đảng và Nhà nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện cần giờ, thành phố hồ chí minh (Trang 86 - 89)

7. Kết cấu của luận văn

3.1 Quan điểm về giảm nghèo bền vững của Đảng và Nhà nƣớc

Giảm nghèo bền vững là chủ trương lớn của Đảng nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo, thu hẹp khoảng cách giữa các vùng, địa bàn các dân tộc, nhóm dân cư. Cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống của các hộ nghèo, hộ cận nghèo (sau đây gọi chung là đối tượng nghèo); tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện về công tác giảm nghèo ở vùng khó khăn; giảm bớt hiện tượng tái nghèo; góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư; tạo cơ hội để đối tượng nghèo ổn định và đa dạng hóa việc làm, tăng thu nhập; tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho đối tượng nghèo.

Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: “Thực hiện có hiệu quả hơn chính sách giảm nghèo phù hợp với từng thời kỳ; đa dạng hóa nguồn lực và phương thức để đảm bảo giảm nghèo bền vững, nhất là tại các huyện nghèo nhất và các vùng đặc biệt khó khăn, khuyến khích làm giàu theo pháp luật, tăng nhanh số hộ có thu nhập trung bình khá trở lên. Có các chính sách và giải pháp phù hợp nhằm hạn chế phân hóa giàu nghèo, giảm chênh lệch mức sống giữa nông thôn và thành thị”.

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020..

Để khắc phục những hạn chế trong công tác giảm nghèo tiếp cận đơn chiều, thời gian qua Đảng và Nhà nước đã ban hành một số chủ trương chính sách thực hiện giảm nghèo tiếp cận đa chiều như:

- Hội nghị lần thứ 5 của Ban chấp hành Trung ương khoá XI đã ra Nghị quyết số 15-NQ/TW về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020, xác định nhiệm vụ bảo đảm an sinh xã hội, chú trọng đến việc làm, bảo hiểm xã hội, trợ giúp xã hội cho những đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc ít người, bảo đảm mức tối thiểu về thu nhập và một số dịch vụ xã hội cơ bản như khám, chữa bệnh, học hành, nhà ở, nước sạch, thông tin, truyền thông.

- Trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thức XII, Đảng ta đã chủ trương Đổi mới chính sách giảm nghèo theo hướng tập trung hiệu quả và tiếp cận phương pháp đo lường nghèo đa chiều nhằm bảo đảm an sinh xã hội cơ bản và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

- Quốc hội khoá 13, kỳ họp thứ 7 đã thông qua Nghị quyết số 76/2014/QH13 về việc đẩy mạnh thực hiện mục tiêu GNBV đến năm 2020, trong đó nêu rõ: xây dựng chuẩn nghèo mới theo phương pháp tiếp cận đa chiều nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu và đáp ứng các dịch vụ xã hội cơ bản.

- Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1489/QĐ- TTg ngày 08/10/2012 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012-2015. Sau khi triển khai thực hiện với kết quả đạt được rất khả quan, ngày 15 tháng 9 năm 2015 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1614/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tổng thể Chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020.. Như vậy, chuẩn nghèo của Việt Nam hiện nay được xây dựng theo hướng sử dụng kết hợp cả chuẩn nghèo về thu nhập và mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Theo đó, tiêu chí đo lường nghèo được xây dựng dựa trên cơ sở:

+ Các tiêu chí về thu nhập, bao gồm: chuẩn mức sống tối thiểu về thu nhập, chuẩn nghèo về thu nhập, chuẩn mức sống trung bình về thu nhập.

+ Mức độ thiếu hụt trong tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, bao gồm: tiếp cận về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, tiếp cận thông tin.

- Ngày 05/01/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg về việc Ban hành Chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 và Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 về việc Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020.

- Ngày 06/01/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 01/CT-TTg, nhấn mạnh: “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền và trong các tầng lớp nhân dân về tiêu chí tiếp cận nghèo đa chiều, mục tiêu giảm nghèo bền vững, góp phần tạo được sự đồng thuận và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, sự đồng tâm, hiệp lực của toàn xã hội trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020; khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên của người nghèo, tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả chính sách và nguồn lực hỗ trợ của nhà nước, của cộng đồng để thoát nghèo, vươn lên khá giả; phát động phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Theo đó, những định hướng và chiến lược phát triển KT-XH trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh được Đảng bộ và Chính quyền thành phố đề ra luôn gắn với mục tiêu giảm nghèo bền vững, chuyển từ cách đo lường nghèo đơn chiều sang đa chiều, đã thể hiện rõ trong các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể như sau:

- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố khoá IX (2010-2015) đã đề ra mục tiêu “… Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí thu nhập 12 triệu đồng/người/năm đến cuối năm 2015 cơ bản hoàn thành (còn dưới 2%)..”

- Nghị quyết Hội nghị lần thứ 12 Ban chấp hành Đảng bộ thành phố (khoá IX) về nhiệm vụ kinh tế - văn hoá – xã hội năm 2013 đã đề ra mục tiêu “… phấn đấu thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu về việc làm, cơ bản xoá hộ nghèo theo tiêu chí của thành phố (tỷ lệ dưới 2% so với tổng số hộ dân) vào cuối năm 2013”.

- Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định số 36/2012/QĐ-UBND ngày 16/8/2012 về một số chính sách hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo thành phố giai đoạn 2012-2015; Quyết định số 04/2014/QĐ-UBND ngày 14/01/2014 về ban hành Chương trình giảm nghèo, tăng hộ khá của Thành phố giai đoạn 2014 – 2015; Quyết định số 58/2015/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2015 về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo thành phố áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020; Quyết định số 3582/QĐ-UBND ngày 12 tháng 7 năm 2016 về phê duyệt Chương trình Giảm nghèo bền vững của Thành phố giai đoạn 2016 – 2020..

Có thể thấy, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm và chú trọng đến công tác giảm nghèo bền vững. Những quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về giảm nghèo bền vững thể hiện rất rõ tính chất chiến lược, xuyên suốt và nhất quán. Qua đó, chúng ta thấy được sự thay đổi trong quan điểm, với góc nhìn toàn diện hơn của Đảng ta về công tác XĐGN, nhất là sự thay đổi quan điểm về phương pháp đo lường nghèo đơn chiều sang đa chiều, từ đó hướng đến hình thành nhiều phương pháp và cách thức hành động mới trong công tác XĐGN trên tinh thần phát huy nội lực của cả quốc gia và từng người dân nhằm mục đích làm cho công tác XĐGN bền vững hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện cần giờ, thành phố hồ chí minh (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)