Đặc điểm của hộ nghèo huyện Cần Giờ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện cần giờ, thành phố hồ chí minh (Trang 54)

7. Kết cấu của luận văn

2.2 Thực trạng về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Cần Giờ,

2.2.2 Đặc điểm của hộ nghèo huyện Cần Giờ

Với tất cả những nguồn lực về tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Cần Giờ, cũng như những đặc tính của người dân nơi đây, câu hỏi đặt ra là “Sinh

kế của hộ nghèo và nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo của hộ nghèo trên địa bàn huyện Cần Giờ hiện nay là gì ?”

Để trả lời câu hỏi này, trước hết tác giả tìm hiểu về một số đặc điểm của hộ nghèo trên địa bàn huyện Cần Giờ, cụ thể:

*Về qui mô hộ gia đình và lao động của hộ nghèo: Qui mô hộ gia đình và lao động là một trong những nhân tố quan trọng có ảnh hưởng đến mức thu nhập của các thành viên trong hộ. Đông con, không có lao động hoặc có lao động nhưng việc làm không ổn định, thu nhập thấp là những đặc điểm chung của các hộ nghèo. Nó vừa là nguyên nhân vừa là hệ quả của nghèo đói. Hộ nghèo ở Cần Giờ có qui mô gia đình tương đối với bình quân nhân khẩu/hộ là 3,96 người/hộ (11.160 nhân khẩu/2.817hộ), trong khi đó bình quân lao động có việc làm/hộ là 1,43 người (4.017 người có việc làm/2.817 hộ), như vậy, bình quân một lao động nuôi 2,78 người - tỷ lệ người ăn theo cao sẽ là một gánh nặng cho hộ gia đình cũng như cho xã hội.

* Về trình độ dân trí: có 80,37% người thuộc diện nghèo có trình độ từ

THCS trở xuống (trong đó có 8,9% người mù chữ) và 14% người có trình độ THPT (trong đó có 8,05% người có trình độ tay nghề từ sơ cấp đến trên đại học).

Biểu đồ 2.2 Trình độ dân trí của hộ nghèo Đơn vị: %

9.44% 48.01% 27.71% 14.84% Mù chữ Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3

Nguồn: Dữ liệu điều tra hộ nghèo của huyện Cần Giờ năm 2017

Qua dữ liệu cho thấy, trình độ dân trí của người nghèo còn thấp so với sự phát triển của xã hội, họ gặp nhiều khó khăn, thách thức khi tiếp cận và áp dụng KHCN vào sản xuất nhằm phát triển kinh tế gia đình để thoát nghèo bền vững.

*Về thu nhập: qua phân tích dữ liệu hộ nghèo cho thấy toàn huyện có gần 0,5% hộ nghèo nhóm 1; 99,25% hộ nghèo nhóm 2 và 0,25 % hộ nghèo nhóm 3 (gồm 3a và 3b). Trong đó có 8,7% hộ sống chủ yếu từ trợ cấp xã hội, cộng đồng và gia đình. Các hộ này không có thành viên là lao động chính hoặc có lao động nhưng bệnh tật không thể phát triển kinh tế để thoát nghèo, nên họ phụ thuộc rất lớn vào sự hỗ trợ từ bên ngoài, vì vậy họ có nguy cơ nghèo lâu dài và ít có khả năng thoát nghèo nhất.

Huyện có khoảng 5,3% hộ nghèo nhóm 2 có mức thu nhập bằng với ngưỡng nghèo và 0,25 % hộ nghèo nhóm 3 có mức thu nhập vượt ngưỡng nghèo, những hộ này chỉ thiếu hụt về một số chiều nghèo, nên họ có thể thoát nghèo trong những năm tới vì không cần nỗ lực quá lớn để vượt qua ngưỡng nghèo hay duy trì mức thu nhập trên ngưỡng nghèo. Tuy nhiên, họ rất dễ bị ảnh hưởng khi có các biến cố xảy ra (lạm phát, tai nạn, bệnh tật…).

* Các chiều thiếu hụt của hộ nghèo:

So sánh với các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản của hộ nghèo trong nghèo đa chiều giai đoạn 2016-2020, hộ nghèo trên địa bàn huyện đã được đảm bảo 100% về nguồn nước sinh hoạt, 100% người nghèo được tiếp cận các dịch vụ y tế và 100% hộ nghèo sử dụng viễn thông

(như điện thoại, internet); 99,98% người nghèo có bảo hiểm y tế (còn 02 người chưa có thẻ BHYT thuộc hộ nghèo nhóm 3b); 98,65% hộ nghèo có các tài sản tiếp cận thông tin (như ti vi, radio, máy tính). Như vậy, về cơ bản có 05 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội của hộ nghèo đã được đảm bảo.

Đối với các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt còn lại, vẫn còn một vài chỉ số mà mức độ thiếu hụt của hộ nghèo còn khá cao, cụ thể:

Bảng 2.2 Mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội của hộ nghèo huyện Cần Giờ năm 2017

Số TT Chiều thiếu hụt Đơn vị tính Mức độ thiếu hụt (%)

1 Người từ 15 - 30 tuổi thiếu hụt về trình độ giáo dục Người 6,18 2 Người từ 18 - 35 tuổi thiếu hụt về trình độ nghề Người 15,35 3 Người trong độ tuổi lao động thiếu hụt việc làm Người 14,49 4 Lao động đang làm việc nhưng không có BHXH Người 14,85

5 Nhà ở Hộ 24,78

Nguồn: Báo cáo các chiều thiếu hụt của hộ nghèo trên địa bàn huyện Cần Giờ năm 2017 của Phòng Lao động - Thương binh và xã hội.

*Việc làm và trình độ kỹ thuật của lao động nghèo: Theo kết quả điều tra của Phòng LĐTBXH huyện năm 2017, có 58,12% người nghèo trong độ tuổi lao động, trong đó có 20,9% lao động có việc làm ổn định, 41% lao động có việc làm không ổn định và 14,26% lao động không có việc làm (do thất nghiệp và đang làm nội trợ). Trong đó có 13,66% lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề.

Biểu đồ 2.3 Tình hình việc làm và trình độ nghề của lao động

Đơn vị: % 5 10 15 20 25 30 35 40 45

Nguồn: Dữ liệu điều tra hộ nghèo của huyện Cần Giờ năm 2017

Qua biểu đồ ta thấy, phần lớn những lao động không có việc làm ổn định hoặc không có việc làm đều chưa qua đào tạo (dù có lao động đã qua đào tạo nhưng tỷ lệ rất thấp). Đối với những lao động chưa được đào tạo nhưng lại có công việc ổn định, chủ yếu là họ làm công nhân hoặc làm những công việc nghề truyền nghề như thợ sửa xe, phụ hồ, làm nail...

Trên thực tế, nếu một lao động qua đào tạo, được tuyển dụng vào làm việc ở trong khu chế xuất hay khu công nghiệp, với mặt bằng mức lương cơ bản hiện nay tại TP.HCM thì 01 lao động nuôi 01 người ăn theo và đang sinh sống tại Cần Giờ là đã có dôi dư, nếu hai vợ chồng cùng làm để nuôi 03 người ăn theo thì vẫn đủ điều kiện thoát nghèo cho gia đình mình. Qua đó chúng ta thấy, trình độ tay nghề là yếu tố rất cần thiết cho nhu cầu việc làm của người lao động - đó cũng là một trong những khâu then chốt quyết định hiệu quả công tác giảm nghèo.

*Kết quả điều tra, khảo sát mẫu hộ nghèo, hộ cận nghèo của tác giả

- Về nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo: có 96% hộ nghèo được khảo sát không có đất sản xuất, công việc chủ yếu là làm thuê, buôn bán nhỏ, bắt cua, bắt ốc..; có 19,5% hộ nghèo, cận nghèo thiếu việc làm, trong đó có 33,33% không có nhu cầu tìm việc làm (chủ yếu là phụ nữ) vì nhiều lý do khác nhau; có 68,9% cho rằng một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo của họ là vì công việc không ổn định, thu nhập thấp, thiếu vốn, thiếu phương tiện sản xuất, 31,1% do thiếu lao động và đông người ăn theo, ốm đau, nợ nần.

- Về giải pháp giảm nghèo bền vững: có 19,11% hộ nghèo được khảo sát cho rằng giải pháp giúp họ giảm nghèo là hỗ trợ đất để sản xuất, phát triển kinh tế; 15,88% đề nghị nhà nước cho vay vốn sản xuất ưu đãi (không lãi suất) để đầu tư sản xuất, kinh doanh; 37,34% chuyển đổi việc làm, hướng dẫn mô hình, cách sản xuất mới, học nghề và xuất khẩu lao động; 17,62% cho rằng

giải pháp giảm nghèo bền vững là không sinh nhiều con; 9,93% không tìm được phương thức sinh kế để giảm nghèo bền vững.

Qua đó có thể thấy, đa số hộ nghèo đã ý thức được việc tìm kiếm phương thức sinh kế phù hợp để giúp họ thoát nghèo bền vững, việc còn lại là với vai trò quản lý, nhà nước cần bố trí lực lượng hỗ trợ, hướng dẫn, tạo điều kiện để người nghèo phát huy được khả năng, trí tuệ và sức lực của mình trong lao động, sản xuất, phát triển kinh tế, tăng thu nhập, thoát nghèo bền vững.

2.2.3 Tình trạng tái nghèo trên địa bàn huyện Cần Giờ

“Hộ tái nghèo, hộ tái cận nghèo là hộ trước đây thuộc danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo địa phương quản lý, đã được công nhận thoát nghèo, thoát cận nghèo, nhưng do phát sinh khó khăn đột xuất trong năm, qua điều tra, rà soát hằng năm ở cơ sở đáp ứng các tiêu chí về xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận là hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn”(Khoản 5 Điều 2 Thông tư 17/2016/TT- BLĐTBXH của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội).

Từ năm 2011 đến 2018, thành phố Hồ Chí Minh đã có 02 lần điều chỉnh chuẩn hộ nghèo từ mức 12 triệu đồng/người/năm (2011-2013) đến 16 triệu đồng/người/năm (2014-2015) và 21 triệu đồng/người/năm (2016-2018). Với khoảng cách về thời gian thực hiện và điều chỉnh chuẩn nghèo nêu trên, thì rất khó để đánh giá tỷ lệ tái nghèo trên địa bàn huyện Cần Giờ trong giai đoạn này, vì thông thường những hộ đã vượt nghèo nhưng còn ở mức cận nghèo sẽ lại tiếp tục tái nghèo sau mỗi lần điều chỉnh chuẩn hộ nghèo, do mức chuẩn hộ nghèo luôn được tăng cao (ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt như bán đất, trúng số..). Trong khuôn khổ Luận văn, tác giả sẽ tập trung đánh giá tình hình tái nghèo trên địa bàn huyện Cần Giờ trong năm 2018 - năm thứ 3 áp dụng chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2016-2020. Theo đó, cuối năm 2018 tỷ lệ tái nghèo trên địa bàn huyện chiếm gần 1% trên tổng số hộ nghèo toàn huyện (10/1.051 hộ).

Qua kết quả phỏng vấn sâu của tác giả đối với những hộ tái nghèo, cho thấy nguyên nhân tái nghèo của họ đa phần tập trung vào tình trạng giảm lao động trong hộ và tăng người ăn theo; có trường hợp lao động chính bị bệnh nặng không thể làm việc hoặc trường hợp hộ gia đình không còn điều kiện tham gia sản xuất và phải nuôi con ăn học nên dẫn đến tái nghèo..

Ví như trường hợp tái nghèo của hộ bà Vũ Thị Tĩnh, ngụ tại xã Tam Thôn Hiệp, huyện Cần Giờ - tái nghèo vì hộ gia đình không còn tham gia sản xuất, một phần vì sức khỏe giảm do lớn tuổi, một phần vì sản phẩm không đảm bảo đầu ra, gia đình còn phải nuôi con ăn học nên dẫn đến tái nghèo..

Với câu hỏi: “Theo bà thì những chƣơng trình, chính sách giảm nghèo hiện nay còn phù hợp với nhu cầu của ngƣời nghèo không, Nhà nƣớc có cần phải thay đổi, điều chỉnh những chính sách đó không? – Bà

cho rằng: những chính sách hỗ trợ giảm nghèo thời gian qua đã giúp đỡ rất nhiều cho người nghèo trong lúc khó khăn, thiếu thốn, nhà nuớc cần tiếp tục thực hiện. Tuy nhiên, Nhà nước cần có những biện pháp xử lý cũng như mạnh tay đưa ra khỏi diện hộ nghèo, hộ cận nghèo đối với những hộ còn trẻ nhưng không chí thú làm ăn hoặc tham gia các tệ nạn xã hội như cờ bạc..

Có thể thấy, đa số hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn đều được hưởng lợi từ các chương trình, chính sách giảm nghèo mang lại, qua đó giúp họ có thêm điều kiện sản xuất, phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận người nghèo dù đã được hưởng các chính sách hỗ trợ về giảm nghèo như được cấp thẻ BHYT, hỗ trợ về nhà ở, vay vốn.. nhưng họ chưa thật sự biết cách sử dụng các nguồn lực được hỗ trợ, nỗ lực tìm kiếm cho mình một phương thức sinh kế phù hợp nhằm phát triển kinh tế gia đình, thoát nghèo bền vững.

2.2.4 Kết quả giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Cần Giờ trong những năm qua

Từ năm 2011 đến nay, Chương trình giảm hộ nghèo, tăng hộ khá ở thành phố Hồ Chí Minh đã trải qua 03 giai đoạn, gồm: giai đoạn 2011-2013, giai đoạn 2014-2015 và giai đoạn 2016-2020, với 02 lần điều chỉnh chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo. Thông qua tác động, hiệu quả việc thực hiện các chính sách giảm nghèo, chương trình giảm nghèo của huyện đạt được kết quả như sau:

Bảng 2.3 Hiệu quả giảm nghèo giai đoạn 2011-2013: với chuẩn nghèo

12 triệu đồng/người/năm.

Năm Hộ nghèo đầu năm Hộ nghèo cuối năm Số hộ giảm Tốc độ giảm (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) 2011 6.942 39,64 5.611 32,04 1.348 7,7 2012 5.611 32,04 4.461 25,08 1.294 7,4 2013 4.461 25,08 2.595 14,59 1.866 10,49

(Nguồn: Báo cáo tổng kết Chương trình giảm nghèo của UBND huyện Cần Giờ hàng năm)

* Giai đoạn 2014-2015: với chuẩn nghèo 16 triệu đồng/người/năm.

Năm 2014, huyện Cần Giờ triển khai thực hiện Chương trình giảm nghèo, tăng hộ khá giai đoạn 4 (2014 - 2015) chuẩn nghèo thu nhập bình quân 16 triệu đồng/người/năm trở xuống. Qua 02 năm triển khai thực hiện Chương trình Giảm nghèo – tăng hộ khá, đến cuối năm 2015 huyện Cần Giờ không còn hộ nghèo theo chuẩn Quốc gia.

Bảng 2.4 Hiệu quả giảm nghèo giai đoạn 2014-2015 Năm Hộ nghèo đầu năm Hộ nghèo cuối năm Số hộ Năm Hộ nghèo đầu năm Hộ nghèo cuối năm Số hộ

giảm Tỷ lệ giảm (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) 2014 7.484 41,67 4.888 27,21 2.602 14,49 2015 4.888 27,21 2.674 14,89 2.214 12,33

(Nguồn: Báo cáo tổng kết Chương trình giảm nghèo của UBND huyện Cần Giờ hàng năm)

* Giai đoạn 2016-2018: với chuẩn nghèo 21 triệu đồng/người/năm. Từ đầu năm 2016, thành phố Hồ Chí Minh đã nâng mức chuẩn nghèo mới và áp dụng cách thức đo lường hộ nghèo theo phương pháp đa chiều, qua triển khai rà soát theo mức chuẩn nghèo mới, toàn huyện có 7.280 hộ nghèo (chiếm tỷ lệ 39,86% ) và 2.464 hộ hộ cận nghèo (chiếm tỷ lệ 13,49% tổng hộ dân).

Sau 03 năm triển khai thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững của huyện Cần Giờ giai đoạn 2016-2020, hiệu quả giảm nghèo trên địa bàn huyện đạt được kết quả tích cực, cụ thể như sau:

Bảng 2.5 Hiệu quả giảm nghèo giai đoạn 2016-2018 Năm Hộ nghèo đầu năm Hộ nghèo cuối năm Số hộ Năm Hộ nghèo đầu năm Hộ nghèo cuối năm Số hộ

giảm Tỷ lệ giảm (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ(%) 2016 7.362 40,30 5.421 29,67 1.926 10,54 2017 5.421 29,67 2.818 15,44 2.614 14,31 2018 2.818 15,44 1.051 5,76 1.777 9,74

(Nguồn: Báo cáo tổng kết Chương trình giảm nghèo của UBND huyện Cần Giờ hàng năm).

2.3 Thực trạng quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Cần Giờ bàn huyện Cần Giờ

Với kết quả giảm nghèo theo từng giai đoạn nêu trên, cho thấy, huyện Cần Giờ đã có nhiều nỗ lực trong hoạt động QLNN về giảm nghèo nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra của Chương trình giảm nghèo bền vững huyện.

Vậy “Các hoạt động QLNN về giảm nghèo bền vững của huyện Cần Giờ đã tác động đến hộ nghèo trên địa bàn nhƣ thế nào ?”

Để trả lời câu hỏi này, tác giả tập trung nghiên cứu một số nội dung chủ yếu của hoạt động QLNN về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện cụ thể:

2.3.1 Ban hành và tổ chức thực thi các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo bền vững

Nhằm tập trung lãnh đạo thực hiện tốt các chính sách giảm nghèo trong giai đoạn 2011 - 2015, giai đoạn 2016 - 2020 và Nghị quyết Ban chấp hành Đảng bộ huyện Cần Giờ lần thứ X, XI, Ban Thường vụ huyện ủy Cần Giờ đã ban hành Nghị quyết số 03-NQ/HU ngày 20 tháng 10 năm 2010 về chương trình giảm hộ nghèo, tăng hộ khá huyện Cần Giờ giai đoạn 2010 - 2015; Thông tri số 39-TT/HU ngày 06 tháng 05 năm 2014 về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ giảm nghèo, tăng hộ khá giai đoạn 2014 – 2015; Thông tri số 41- TT/HU ngày 20 tháng 06 năm 2014 về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ giảm nghèo đối với hộ chính sách, có công cách mạng; Chương trình số 14-CTr/HU ngày 20 tháng 7 năm 2016 về thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XI về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020...

Ủy ban nhân dân huyện đã tổ chức quán triệt, triển khai các văn bản chỉ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện cần giờ, thành phố hồ chí minh (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)