Phƣơng hƣớng giảm nghèo bền vững của huyện Cần Giờ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện cần giờ, thành phố hồ chí minh (Trang 89 - 92)

7. Kết cấu của luận văn

3.2 Phƣơng hƣớng giảm nghèo bền vững của huyện Cần Giờ

Phương hướng hoạt động giảm nghèo bền vững huyện Cần Giờ giai đoạn 2016-2020 đã được thể hiện trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XI nhiệm kỳ 2015-2020; Nghị quyết của HĐND huyện và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách, quốc phòng - an ninh giai đoạn 2016-2020 và

Chương trình giảm nghèo bền vững của huyện Cần giờ giai đoạn 2016-2020 với mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể như sau:

Mục tiêu

- Thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ đặc thù của thành phố, khuyến khích chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện khai thác hiệu quả các tiềm năng thúc đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế - xã hội nhằm rút ngắn khoảng cách với các huyện ngoại thành của thành phố.

- Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo, không để tái nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận một cách tốt nhất các dịch vụ xã hội cơ bản (giáo dục - đào tạo, y tế, việc làm, bảo hiểm xã hội, nhà ở, điều kiện sống, thông tin) nhằm cải thiện và nâng cao mức sống, điều kiện sống và chất lượng cuộc sống của người nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo, đảm bảo giảm nghèo bền vững.

Nhiệm vụ

+ Về nâng cao năng lực chỉ đạo, quản lý và điều hành Chương trình

- Củng cố, nâng cao năng lực hoạt động Ban Giảm nghèo bền vững huyện, xã, thị trấn và hoạt động của tổ tự quản giảm nghèo. Xây dựng Kế hoạch phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng và có hiệu quả giữa Ủy ban nhân dân Mặt trận – Đoàn thể huyện với các xã, thị trấn trong thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ giảm nghèo hàng năm.

- Thường xuyên thực hiện kiểm tra các hoạt động giảm nghèo các xã, thị trấn; Tạo mọi thuận lợi để người dân tham gia giám sát, đánh giá việc thực hiện các mục tiêu Chương trình Giảm nghèo bền vững. Rà soát, cập nhật thông tin biến động (tăng giảm) hộ nghèo, cận nghèo và thành viên của hộ định kỳ (mỗi năm 01 lần); Tổ chức quản lý chặt chẽ số lượng và danh sách hộ nghèo, cận nghèo phục vụ cho việc đánh giá kết quả, hiệu quả giảm nghèo của huyện và các xã, thị trấn hàng năm và cả giai đoạn.

+ Tuyên truyền, vận động

- Tập trung tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến Chương trình Giảm nghèo bền vững; Biểu dương khen thưởng các gương người tốt việc tốt, nhân rộng, qua đó tập trung vận động, thuyết phục làm chuyển biến những hộ nghèo còn trông chờ ỷ lại vào sự trợ cấp của nhà nước, sự chăm lo của cộng đồng, thiếu ý chi tự phấn đấu vượt nghèo.

- Tăng cường vận động xã hội hóa việc huy động các nguồn lực đầu tư cho mục tiêu giảm hộ nghèo, hộ cận nghèo tạo thành phong trào sâu rộng thu hút và động viên sự tham gia ủng hộ các tầng lớp nhân dân trong và ngoài huyện hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo..

+ Phát triển kinh tế tạo điều kiện cho hộ nghèo, hộ cận nghèo giảm nghèo bền vững

- Tổ chức phối hợp lồng ghép có hiệu quả Chương trình Giảm nghèo bền vững với Chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện; Chương trình phát triển nguồn nhân lực; Chương trình xây dựng huyện nông thôn mới; Chương trình kinh tế biển; Chương trình phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội; Cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa và công trình mang tính đột phá về lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội…Theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Cần Giờ lần thứ XI nhiệm kỳ 2015 – 2020.

- Thực hiện các giải pháp giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo tổ chức sản xuất làm ăn, tự vượt qua chuẩn hộ nghèo, cận nghèo thông qua các chính sách hỗ trợ về cho vay vốn ưu đãi, gắn với tư vấn hướng dẫn phương án sản xuất kinh doanh, đào tạo nghề theo hướng điều chỉnh chọn lọc các ngành nghề có hiệu quả, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại huyện và theo điều kiện, khả năng của từng hộ nghèo, cận nghèo.

- Tăng cường đầu tư phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng, thay đổi các tập quán, thói quen sản xuất làm ăn kém hiệu quả, quan hệ xã hội của hộ nghèo,

cận nghèo. Khuyến khích phát triển kinh tế theo hướng hợp tác mở rộng về quy mô và số lượng các cơ sở thu hút lao động nhằm khai thác nguồn nhân lực nhàn rỗi, sử dụng nguồn lực địa phương, nhất là đưa vào sản xuất không để đất hoang hóa.

- Đẩy mạnh việc xây dựng tiếp tục thực hiện thí điểm các điểm trình diễn sản xuất, nuôi trồng phù hợp có hiệu quả để nhân rộng cho hộ nghèo, cận nghèo áp dụng. Tiếp tục kiến nghị Thành phố giới thiệu xây nhà máy may, sợi trên địa bàn huyện để giải quyết lao động tham gia nhà máy từ 1.000 đến 1.500 lao động tạo thu nhập vượt nghèo..

+ Phát huy các dịch vụ xã hội cơ bản

- Tiếp tục phát huy các dịch vụ xã hội cơ bản nhằm phục vụ nhu cầu thiết yếu của hộ nghèo, cận nghèo thông qua thực hiện đầy đủ các chính sách theo Quyết định số 3582/QĐ-UBND ngày 12 tháng 07 năm 2016 của Ủy ban nhân dân Thành phố về phê duyệt Chương trình Giảm nghèo bền vững của Thành phố giai đoạn 2016-2020.

- Tăng cường xã hội hóa, huy động nguồn lực cộng đồng, tạo thành phong trào thi đua sâu rộng thu hút sự tham gia ủng hộ của các tầng lớp dân cư, các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội từ thiện cùng nhà nước chung sức, chung lòng hỗ trợ, chăm lo hộ nghèo và cận nghèo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện cần giờ, thành phố hồ chí minh (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)