Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện cần giờ, thành phố hồ chí minh (Trang 35 - 38)

7. Kết cấu của luận văn

1.4 Những nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo bền

1.4.2 Nhân tố chủ quan

Có rất nhiều nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến QLNN về giảm nghèo bền vững, tuy nhiên trong khuôn khổ luận văn tác giả đặc biệt quan tâm đến nhân tố Phân cấp Quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo bền vững.

Chương trình MTQG về XĐGN được điều hành và thực hiện theo phương thức phân cấp. Trong QLNN về GNBV cấp huyện, phương thức này được thể hiện rõ ở một số khâu tổ chức và thực hiện cụ thể:

* Hoạt động ban hành và tổ chức thực thi các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững

UBND huyện đảm nhiệm khâu điều hành, ban hành các văn bản quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững và tổ chức thực thi các văn bản quy phạm pháp luât về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện; xây dựng Đề án hỗ trợ giảm nghèo bền vững trên địa bàn trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; huy động các nguồn lực, vận động sự tham gia của các doanh nghiệp trên địa bàn để tổ chức thực hiện tốt hoạt động giảm nghèo bền vững tại địa phương.

Phòng LĐTBXH, Phòng Tài chính - Kế hoạch là hai đơn vị đóng vai trò chủ chốt trong quá trình lập kế hoạch, cấp kinh phí, cân đối nhu cầu trên cơ sở các nguồn lực hiện có và phân bổ kinh phí để thực hiện mục tiêu của Chương trình. Ngoài ra còn phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu điều phối các hoạt động của Chương trình MTQG về XĐGN tương ứng theo cấp mình quản lý.

UBND xã có trách nhiệm triển khai, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luât về giảm nghèo bền vững trên địa bàn xã; xây dựng và triển khai các chương trình, kế hoạch giảm nghèo bền vững theo từng giai đoạn..

* Tổ chức bộ máy QLNN về giảm nghèo bền vững

UBND huyện có trách nhiệm thành lập Ban chỉ đạo GNBV cấp huyện do Phó Chủ tịch UBND huyện phụ trách Văn – Xã là Trưởng ban, cùng các thành viên là lãnh đạo các ban ngành, đoàn thể huyện nhằm tổ chức thực hiện

có hiệu quả các chỉ tiêu, nội dung Chương trình mục tiêu quốc gia GNBV trên địa bàn huyện; Ưu tiên bố trí nguồn lực cán bộ làm công tác giảm nghèo ở địa phương.

Phòng LĐTBXH huyện là đơn vị trực tiếp tham mưu UBND huyện trong công tác điều hành và phối hợp thực hiện Chương trình MTQG về XĐGN.

Theo đó, UBND xã cũng có trách nhiệm thành lập Ban giảm nghèo bền vững cấp xã do Phó Chủ tịch UBND xã phụ trách Văn – Xã là Trưởng ban, cùng các thành viên là cán bộ, công chức các ban ngành, đoàn thể xã nhằm tổ chức thực hiện có hiệu quả các chỉ tiêu, nội dung Chương trình mục tiêu quốc gia GNBV trên địa bàn xã; Cán bộ LĐTBXH là người trực tiếp tham mưu UBND xã trong công tác quản lý giảm nghèo trên địa bàn xã. Các Trưởng ấp, khu phố, tổ tự quản giảm nghèo là đầu mối công tác giảm nghèo cấp thôn, bản.

Có thể thấy, nhân lực phục vụ hoạt động quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững chính là đội ngũ cán bộ, công chức. Đây là nguồn lực đóng vai trò vô cùng quan trọng quá trình thực hiện QLNN nói chung và QLNN về giảm nghèo bền vững nói riêng. Vì vậy, việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác giảm nghèo do cấp mình quản lý cũng là một trong những nhiệm vụ được phân công, phân cấp đối với từng cơ quan QLNN, nhằm tạo điều kiện cho CB, CC phát huy hết vai trò, chức năng khi thực hiện nhiệm vụ được giao.

* Triển khai thực hiện các chính sách về giảm nghèo bền vững

UBND huyện có trách nhiệm tổ chức triển khai các chính sách hỗ trợ và giải pháp tác động thiết thực, hiệu quả để tập trung đẩy nhanh tiến độ giảm hộ nghèo, hộ cận nghèo theo thu nhập; đồng thời tập trung cải thiện, nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của hộ nghèo, hộ cận nghèo để kéo giảm từng chiều thiếu hụt; đảm bảo thực hiện hoàn thành mục tiêu, chỉ tiêu giảm nghèo bền vững của Thành phố; Tổ chức lồng ghép việc thực hiện

kế hoạch và các chỉ tiêu giảm nghèo với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm trên địa bàn; Xây dựng bản đồ thông tin nghèo của địa phương để phân tích diễn biến nghèo, xác định những xã có tỉ lệ nghèo cao, những địa bàn trọng điểm nhằm tập trung nguồn lực đầu tư có hiệu quả.

Ngoài ra, việc phân cấp để triển khai thực hiện các chính sách giảm nghèo được quy định rõ trong nội dung phân công, tổ chức thực hiện đối với từng chính sách cụ thể (tín dụng, y tế, nhà ở, giáo dục, nước sinh hoạt..). Theo đó, các phòng ban chuyên môn huyện quản lý lĩnh vực nào sẽ được phân công, phân cấp, tham mưu UBND huyện về nội dung triển khai, hướng dẫn quy trình thực hiện và hoạt động kiểm tra, đánh giá của lĩnh vực đó.

UBND xã là cấp chính quyền thực hiện việc triển khai chính sách trực tiếp đến hộ nghèo, hộ cận nghèo về nội dung, quy trình, thủ tục của các chính sách giảm nghèo hiện nay thông qua các kênh tuyên truyền, phổ biến pháp luật cơ sở để người dân hiểu rõ và vận dụng có hiệu quả vào quá trình thực hiện mục tiêu giảm nghèo của mình.

Chính sách của nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động giảm nghèo nói chung và hoạt động QLNN về giảm nghèo bền vững của từng địa phương nói riêng. Chính sách đúng nhưng khâu triển khai thực hiện không đúng, không tốt thì người nghèo sẽ không được hưởng đầy đủ quyền lợi, điều kiện và cơ hội để giảm nghèo. Nói cách khác, chính sách hợp lý, đúng đắn, phù hợp là tiền đề cơ bản cho sự phát triển kinh tế với tốc độ nhanh, bền vững gắn với công bằng xã hội và có tác động giảm nghèo rõ nét.. khi khâu triển khai, tổ chức thực hiện phải đúng và kịp thời.

* Thanh tra, kiểm tra, giám sát và đánh giá quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững

UBND huyện có trách nhiệm thành lập các đoàn kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện chương trình mục tiêu giảm nghèo tại các xã, thị trấn theo định kỳ hoặc đột xuất; ban hành kế hoạch và chỉ đạo rà soát hộ nghèo trên

địa bàn huyện để làm sơ sở đánh giá triển khai thực hiện chương trình, dự án đảm bảo đúng đối tượng; Tổ chức hội nghị tổng kết hàng năm và sơ, tổng kết từng giai đoạn nhằm đánh giá kết quả thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện trên cơ sở các mục tiêu đã đề ra, qua đó kịp thời phát hiện những sai sót để chấn chỉnh và rút kinh nghiệm trong công tác quản lý và quá trình triển khai thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả Chương trình giảm nghèo trong thời gian tới.

HĐND thường xuyên đưa công tác giảm nghèo bền vững vào nội dung giám sát chuyên đề hoặc định kỳ hàng năm theo phân cấp, cụ thể: HĐND huyện giám sát hiệu quả giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện, HĐND các xã, thị trấn thì giám sát hiệu quả giảm nghèo bền vững địa bàn các xã, thị trấn..

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện cần giờ, thành phố hồ chí minh (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)