7. Kết cấu của luận văn
2.3 Thực trạng quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo bền vững trên địa bàn
2.3.3 Về tổ chức thực hiện các chính sách giảm nghèo trên địa bàn huyện
huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh.
Từ năm 2011 đến nay, huyện Cần Giờ đã triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách giảm nghèo trên địa bàn huyện như chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo, chính sách miễn giảm học phí và chi phí học tập cho học sinh, sinh viên nghèo, chính sách y tế, chính sách về nhà ở cho hộ nghèo, chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo, chính sách đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nghèo... Tổng giá trị các chương trình, chính sách, dự án hỗ trợ người nghèo ước khoảng 804.523.084.000 đồng, cụ thể:
Bảng 2.6 Kết quả thực hiện Chƣơng trình, Dự án giảm nghèo huyện Cần Giờ từ năm 2011 – 2018
Số
TT Tên Chƣơng trình, Dự án Số lƣợt ngƣời đƣợc thụ hƣởng
Tổng giá trị (đồng) I. Chính sách hỗ trợ tín dụng:
1 Vốn xóa đói giảm nghèo 16.375 lượt hộ 155.444.215.000
2 Quỹ quốc gia giải quyết việc làm 5.309 lượt người 68.701.000.000
3 Vốn vay cho học sinh, sinh viên 6.311 lượt người 33.012.000.000
4 Nước sạch vệ sinh môi trường 14.815 lượt hộ 124.377.000.000
5 Quỹ trợ vốn CEP 24.706 lượt hộ 252.264.980.000
II. Chính sách hỗ trợ giáo dục theo Nghị định 49/2010/NĐ-CP và Nghị định 86/2015/NĐ-CP
1 Miễn giảm học phí 33.737 lượt HS 16.189.637.000
2 Hỗ trợ chi phí học tập 31.670 lượt HS 13.221.660.000
4 Miễn giảm học phí cho học sinh hộ cận nghèo từ quỹ Vì người nghèo huyện năm học 2012 - 2013
475 HS 14.977.000
III. Chính sách hỗ trợ y tế
1 Cấp thẻ Bảo hiểm y tế cho người
nghèo (hỗ trợ 100%)
100.492 lượt người 50.246.000.000
2 Cấp thẻ Bảo hiểm y tế cho người cận
nghèo (hỗ trợ 50%) 31.031 lượt người 7.757.750.000 IV. Chính sách hỗ trợ nhà ở 1 Nhà tình nghĩa 91 hộ 4.430.000.000 2 Nhà tình thương 961 hộ 30.717.000.000 3 Sửa chữa, chống dột 977 hộ 22.116.600.000
V. Chính sách đào tạo nghề, việc làm cho hộ nghèo
1 Đào tạo nghề 8.596 lượt người 3.326.278.000
2 Giải quyết việc làm 23.047 lượt người 400.000.000
VI. Các chính sách hỗ trợ khác
1 Hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo theo
Thông tư 190/2014/TT-BTC ngày 11 tháng 12 năm 2014
114.587 lượt hộ 13.821.988.000
2 Hỗ trợ không hoàn lại thông qua Quỹ
Vì người nghèo và Quỹ xã hội từ thiện huyện Cần Giờ.
9.359 lượt hộ 6.629.469.000 Tổng giá trị các Chính sách, Chƣơng trình, Dự án hỗ trợ hộ nghèo 181.871 lƣợt hộ và 242.931 lƣợt ngƣời 804.523.084.000
\(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác giảm hộ nghèo – tăng hộ khá hàng năm của UBND huyện Cần Giờ)
tiếp cận được đầy đủ, kịp thời các chính sách giảm nghèo để họ có thêm điều kiện thoát nghèo bền vững.
*Để các chính sách giảm nghèo được áp dụng hiệu quả, đúng đối tượng thì việc đánh giá, rà soát hộ nghèo hàng năm là nhiệm vụ rất quan trọng mà các cơ quan QLNN về giảm nghèo cần thực hiện tốt và đảm bảo nguyên tắc khách quan, công bằng, dân chủ. Trong khuôn khổ Luận văn này, tác giả tập trung nghiên cứu nội dung “Đánh giá và rà soát hộ nghèo” hàng năm trên địa bàn huyện, làm cơ sở đề ra các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả QLNN về giảm nghèo, đảm bảo các chính sách giảm nghèo đến đúng đối tượng cần hỗ trợ, không để bỏ sót đối tượng.
Với mục đích theo dõi chặt chẽ và kiểm tra diễn biến thực trạng đời sống của từng hộ nghèo, hộ cận nghèo để phân tích đánh giá hiệu quả tác động của Chương trình giảm nghèo bền vững tại các xã, thị trấn; Thực hiện cập nhật, bổ sung tăng, giảm hộ nghèo, hộ cận nghèo, những thay đổi về thông tin của hộ và thành viên hộ làm cơ sở đề ra biện pháp, kế hoạch giảm nghèo trong những năm tiếp theo. Công tác đánh giá, rà soát hộ nghèo trên địa bàn huyện Cần Giờ được triển khai thường xuyên. Hàng năm, Ban chỉ đạo giảm nghèo bền vững huyện đều xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo, kế hoạch kiểm tra hiệu quả giảm nghèo đến các xã, thị trấn.
Qua đó hướng dẫn các bước rà soát, đánh giá hiệu quả giảm nghèo và cập nhật danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo cụ thể như sau:
Bƣớc 1: Xác định và lập danh sách hộ cần rà soát, kiểm tra
Thông qua tổ tự quản giảm nghèo, Ban giảm nghèo xã, thị trấn rà soát danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn đang quản lý để tổ chức kiểm tra hiệu quả và lập danh sách hộ dân có thể tái nghèo, cận nghèo để cập nhật, bổ sung:
a. Đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo được thực hiện kiểm tra hiệu quả giảm nghèo: Trưởng Ban giảm nghèo xã, thị trấn thành lập các tổ công tác kiểm tra hiệu quả giảm nghèo, mỗi tổ từ 2-3 người (gồm Thành viên Ban giảm nghèo được phân công theo dõi tổ tự quản giảm nghèo, đại diện Ban nhân dân ấp và Tổ trưởng tổ tự quản giảm nghèo) đến trực tiếp từng hộ (theo danh sách của tổ tự quản giảm nghèo) để kiểm tra, thu thập thông tin về những diễn biến thay đổi của hộ nghèo, hộ cận nghèo và thành viên hộ sau 01 năm; gồm các thông tin về: (1) thông tin của hộ, (2) thành viên hộ (kể cả tăng, giảm thành viên hộ), (3) thông tin chung của hộ và nhất là về thu nhập và các thông tin để đánh giá kiểm tra về các chiều xã hội của hộ và thành viên hộ.
b. Đối với hộ dân có thể tái nghèo, cận nghèo: Ban giảm nghèo xã thực hiện điều tra theo phiếu khảo sát thực trạng đời sống dân cư. Tổ chức họp dân lấy ý kiến bình nghị công khai về hộ nghèo, hộ cận nghèo mới bổ sung và kết quả rà soát, kiểm tra hiệu quả và cập nhật danh sách hàng năm theo các bước hướng dẫn của Thường trực Ban chỉ đạo Chương trình Giảm nghèo bền vững Thành phố.
Bƣớc 2: Sau khi thực hiện xong phiếu kiểm tra hiệu quả và phiếu khảo
sát hộ, các tổ công tác gửi về Uỷ ban nhân dân xã để kiểm tra phiếu và nhập thông tin phiếu vào phần mềm quản lý hộ.
Ban giảm nghèo xã họp xem xét kết quả kiểm tra hiệu quả và danh sách bổ sung hộ để có ý kiến thống nhất và tổ chức niêm yết công khai 02 danh sách này tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã, ấp trong vòng 05 ngày.
a. Quy định về kết quả kiểm tra hiệu quả giảm nghèo như sau:
* Hộ nghèo (cả 3 nhóm) vượt được chuẩn nghèo (gọi tắt là thoát nghèo) và hộ cận nghèo vượt được chuẩn cận nghèo (gọi tắt là thoát cận nghèo) kết quả kiểm tra phải đạt 01 hoặc cả 02 tiêu chí như sau:
(+) Tiêu chí về thu nhập: Hộ thoát nghèo là hộ có mức thu nhập bình quân (trên 21 triệu đồng/người/năm); Hộ thoát cận nghèo là hộ có mức thu nhập bình quân trên 28 triệu đồng/người/năm.
Lưu ý: Hộ có thu nhập từ nguồn vận động tài trợ của cộng đồng xã hội hoặc hỗ trợ của gia đình, thân nhân, bạn bè phải có tính thường xuyên (từ 12 tháng trở lên), hỗ trợ đột xuất; riêng các khoản trợ cấp bảo trợ xã hội (theo quy định tại các Nghị định của Chính phủ), quà Tết, quà hiện vật có tính trợ cấp khó khăn... không tính vào thu nhập của hộ.
(+) Tiêu chí về các chiều nghèo:
Hộ thoát nghèo (nhóm 1 và 3) được xác định là hộ đã kéo giảm được tổng số điểm các chiều nghèo của hộ dưới 40 điểm (đạt 35 điểm trở xuống). Hộ nghèo, hộ cận nghèo thay đổi nhóm hộ: là những hộ nghèo, hộ cận nghèo tại thời điểm kiểm tra hiệu quả được xác định là có thay đổi về thu nhập hoặc tổng điểm thiếu hụt các chiều xã hội (kể cả do tăng giảm thành viên của hộ) nhưng chưa thoát nghèo thì thực hiện chuyển nhóm hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo bị giảm sút về thu nhập, tăng thêm chỉ số điểm về chiều nghèo nên bị chuyển xuống hộ nghèo, cụ thể như sau:
Hộ nghèo nhóm 1:
- Hộ có kết quả kiểm tra thu nhập bình quân đầu người vượt mức chuẩn nghèo (thu nhập còn trong mức trên 21-28 triệu đồng/người/năm) nhưng kiểm tra vẫn còn nghèo đa chiều (tổng số điểm thiếu hụt các chiều nghèo từ 40 điểm) thì chuyển những hộ này sang hộ nghèo nhóm 3a;
- Hộ có kết quả kiểm tra thu nhập vượt qua chuẩn cận nghèo (trên 28 triệu đồng/người/năm) nhưng vẫn còn nghèo đa chiều (tổng số điểm thiếu hụt các chiều nghèo còn từ 40 điểm) thì chuyển những hộ này sang hộ nghèo nhóm 3b;
- Hộ có kết quả kiểm tra vượt qua mức chuẩn nghèo thu nhập (nhưng còn trong mức trên 21-28 triệu đồng/người/năm) và có tổng số điểm các chiều nghèo giảm xuống dưới 40 điểm thì chuyển sang hộ cận nghèo.
Hộ nghèo nhóm 2: Có kết quả kiểm tra thu nhập bình quân vượt qua chuẩn nghèo nhưng còn trong mức trên 21-28 triệu đổng/người/năm thì chuyển sang hộ cận nghèo.
Hộ nghèo nhóm 3:
+ Hộ nghèo nhóm 3a: Có kết quả kiểm tra thu nhập bình quân vượt qua mức chuẩn cận nghèo (trên 28 triệu đồng/người/năm) nhưng vẫn còn nghèo đa chiều (tổng số điểm thiếu hụt các chiều nghèo còn từ 40 điểm) thì chuyển sang hộ nghèo nhóm 3b;
+ Hộ nghèo nhóm 3a có kết quả kiểm tra giảm các chiều thiếu hụt (dưới 40 điểm) nhưng vẫn chưa vượt được mức chuẩn cận nghèo thu nhập (trên 21- 28 triệu đồng/người/năm) thì chuyển sang hộ cận nghèo.
+ Hộ nghèo nhóm 3b: có kết quả kiểm tra tổng số điểm các chiều nghèo (dưới 40 điểm) và có thu nhập bình quân đầu người trên 28 triệu đồng/người/năm thì cắt giảm ra khỏi danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo của địa phương.
* Qua quá trình thực hiện công tác đánh giá, rà soát và kiểm tra hiệu quả giảm nghèo hàng năm ở các xã, thị trấn, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác rà soát, kiểm tra hiệu quả giảm nghèo trên địa bàn huyện vẫn còn một số khó khăn nhất định như:
+ Mặc dù đã có sự phân công trách nhiệm, hướng dẫn cụ thể trong công tác rà soát hộ nghèo hàng năm nhưng thực tế khi triển khai thực hiện vẫn còn nhiều bất cập; số lượng hộ dân tham dự các buổi bình xét hộ nghèo tại tổ, ấp không được đảm bảo, người dân tham dự thì ngại va chạm, không nêu rõ chính kiến của mình,.. làm ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả công tác bình xét hộ nghèo hàng năm ở các xã, thị trấn. Vẫn còn trường hợp hộ nghèo được xét
nhưng chưa chính xác, dẫn đến một số chính sách, dự án giảm nghèo tác động chưa đúng đối tượng, từ đó xảy ra tình trạng người nghèo thật sự lại không được hưởng lợi từ các chương trình, dự án giảm nghèo của thành phố.
+ Việc khảo sát, đánh giá thực trạng hộ nghèo để tìm ra nguyên nhân và giải pháp thoát nghèo cho từng hộ còn mang tính chung chung; việc định hướng tổ chức thực hiện các chính sách, dự án thoát nghèo cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện chưa kịp thời; các hoạt động giúp đỡ hộ nghèo chưa có tính lâu dài, bền vững.
+ Do đặc thù riêng của huyện Cần Giờ là vùng nông thôn, là lá phổi xanh của thành phố nên huyện không thể thực hiện các chính sách thu hút đầu tư, thành lập các khu công nghiệp, khu chế xuất nhằm tạo việc làm ổn định cho người dân như các quận, huyện khác. Việc làm nơi đây vẫn chưa mang tính ổn định cao, công việc bấp bênh, thu nhập tính theo ngày công làm việc nên không có mức chuẩn thu nhập chung cho từng ngành nghề cụ thể, nên khi điều tra, rà soát hộ nghèo ở địa phương gặp nhiều khó khăn, một phần vì người dân cung cấp thông tin về thu nhập của thành viên trong hộ không đúng sự thật, một phần vì chưa có sự thống nhất chung về thu nhập bình quân đối với các ngành nghề và giữa các xã, thị trấn với nhau nên công tác bình xét hộ nghèo còn mang tính chủ quan, dẫn đến dễ xảy ra tình trạng so bì, thắc mắc, khiếu nại trong dân.
2.3.4. Thực trạng thanh tra, kiểm tra và giám sát quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh.
Giảm nghèo bền vững là hoạt động tổng hợp, kết hợp của các cấp, các ngành, nguồn lực của Chính phủ, của xã hội và bản thân người nghèo để nhằm mục tiêu nâng cao đời sống nhân dân, tiến tới vươn lên thoát nghèo bền vững. Kết quả đạt được trong hoạt động giảm nghèo sẽ phản ánh sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và từng địa phương nói riêng. Do đó, thanh
tra, kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm những vi phạm trong lĩnh vực XĐGN là một hoạt động không thể thiếu nhằm đánh giá toàn bộ quá trình thực hiện chương trình, dự án, đảm bảo các nguồn lực của xã hội cho XĐGN hiệu quả và bền vững, tránh tiêu cực và thất thoát, gây lãng phí nguồn lực của nhà nước, của xã hội và của chính bản thân người nghèo.
Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát tập trung vào một số nội dung cụ thể như: xác định đối tượng thụ hưởng các chính sách theo tiêu chí được Chính phủ và UBND thành phố quy định; giám sát việc thực hiện các chính sách XĐGN tới đối tượng thụ hưởng; theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các dự án của chương trình XĐGN trong từng giai đoạn cụ thể của địa phương; đánh giá tác động, hiệu quả của việc thực hiện chính sách, dự án XĐGN đến mục tiêu giảm nghèo mà địa phương đã đề ra, cụ thể:
- Hàng năm, UBND huyện ban hành kế hoạch và chỉ đạo rà soát hộ nghèo trên địa bàn huyện để làm sơ sở đánh giá triển khai thực hiện chương trình, dự án đảm bảo đúng đối tượng; Ban hành và hướng dẫn quy trình rà soát, đánh giá hiệu quả giảm nghèo đối với các xã, thị trấn; Thành lập các đoàn kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện chương trình mục tiêu giảm nghèo tại các xã, thị trấn.. nhằm hướng dẫn và tháo gỡ kịp thời những vướng mắc trong quá trình điều tra, đảm báo chính xác, khách quan đúng quy trình. Qua đó kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, tiêu cực trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo.
- Tổ chức hội nghị tổng kết hàng năm và sơ, tổng kết từng giai đoạn nhằm đánh giá kết quả thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện trên cơ sở các mục tiêu đã đề ra, qua đó kịp thời phát hiện những sai sót để chấn chỉnh và rút kinh nghiệm trong công tác quản lý và quá trình triển khai thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả Chương trình giảm nghèo trong thời gian tới.
Ngoài ra, Chương trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện cũng được HĐND quan tâm và đưa vào nội dung giám sát chuyên đề hoặc định kỳ hàng năm theo phân cấp, cụ thể: HĐND huyện giám sát hiệu quả giảm nghèo bền vững của huyện, HĐND các xã, thị trấn thì giám sát hiệu quả giảm nghèo bền vững của các xã, thị trấn.
Qua kết quả của các cuộc thanh tra, kiểm tra hiệu quả giảm nghèo trên địa bàn huyện trong thời gian qua cho thấy: trên địa bàn huyện không có vi phạm, tiêu cực trong quá trình triển khai thực hiện các chính sách, pháp luật về giảm nghèo. Đối với công tác bình xét hộ nghèo tại tổ, ấp thì còn nhiều bất cập, một số tổ trưởng thường hay bảo vệ người thân của mình, nên khi điều tra, rà soát hộ nghèo thường không khách quan.
* Một số kết quả khảo sát, phỏng vấn của tác giả luận văn:
Theo Phó Trƣởng phòng Lao động - Thƣơng binh và Xã hội huyện
“Công tác giảm nghèo luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện, sự nỗ lực thực hiện chức năng, nhiệm vụ được phân công của Đảng uỷ, UBND các xã, thị trấn; huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và nhân dân thực hiện mục tiêu giảm nghèo theo hướng bền vững. Bước đầu tiếp cận nghèo đa chiều, một số đơn vị có liên quan còn