7. Kết cấu của luận văn
3.3 Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo bền vững trên
3.3.6 Công tác tuyên truyền, vận động
Để hoàn thành mục tiêu giảm nghèo bền vững, đưa các chính sách giảm nghèo đến đúng đối tượng cần hỗ trợ, việc đánh giá, rà soát hộ nghèo hàng năm được chính xác hơn.. thì công tác tuyên truyền, vận động là một trong những hoạt động mang tính chất quyết định. Chỉ khi người nghèo hiểu được mục đích của Chương trình GNBV, các quy định về giảm nghèo đa chiều, giá trị tạo ra của các chính sách giảm nghèo đang được triển khai thực hiện.. thì người nghèo mới có thể thay đổi thói quen, nhận thức của mình, không còn dựa dẫm, trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước, tự họ sẽ vươn lên thoát nghèo khi biết cách vận dụng các chính sách giảm nghèo làm đòn bẩy phát triển kinh tế để thoát nghèo bền vững. Khi đó, sẽ hạn chế được tình trạng so bì, khiếu nại khi họ được đưa ra khỏi danh sách hộ nghèo, cận nghèo.
Để công tác tuyên truyền, vận động đạt hiệu quả tích cực, đi sâu vào nhận thức người nghèo thì huyện và các xã, thị trấn cần thay đổi cách thức tuyên truyền cụ thể:
- Bên cạnh lồng ghép tuyên truyền trong các buổi sinh hoạt tổ nhân dân, các chi tổ hội, đoàn thể ấp thì các xã, thị trấn cần tổ chức các buổi tuyên truyền theo chuyên đề, theo giới với hình thức trực quan, sinh động, hạn chế
áp dụng hình thức tuyên truyền miệng theo truyền thống (vì khi đó chỉ có người tuyên truyền nói còn người dự thường không tập trung lắng nghe..).
- Thường xuyên phát thanh tuyên truyền mục tiêu, ý nghĩa chương trình GNBV, các chính sách giảm nghèo hiện hành, các quy định về nghèo đa chiều.. trên đài truyền thanh huyện, trạm truyền thanh các xã, thị trấn.
- Tổ chức các hội thi, hội diễn, các hoạt động văn hoá văn nghệ trong dân lồng ghép nội dung tuyên truyền về chương trình, chính sách giảm nghèo, nhân rộng mô hình sản xuất, nêu gương điển hình trong giảm nghèo bền vững trên địa bàn để mọi người học tập.