Đặc điểm lao động và cơ cấu lao động của Công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty cổ phần tư vấn sông đà (Trang 47 - 51)

1.5.2.1 .Kế hoạch hóa nguồn nhân lực

2.1.3. Đặc điểm lao động và cơ cấu lao động của Công ty

2.1.3.1. Đặc điểm lao động

Xuất phát từ tình hình kinh doanh, hoạt động của Công ty, lao động của Công ty Cổ phần Tƣ vấn Sông Đà, đặc biệt lao động trong lĩnh vực Tƣ Vấn – Thiết kế , lĩnh vực này đòi hỏi ngƣời lao động phải có trí tuệ, trình độ, kỹ thuật, tay nghề cao. Để có một bản thiết kế hoàn chỉnh thì phải thông qua rất nhiều công đoạn khác nhau: khảo sát thiết kế, thiết kế, thẩm định. Công đoạn đầu tiên là công đoạn khảo sát thiết kế, ở công đoạn này phải tiến hành khảo sát địa hình để lập các bản đồ địa hình, lập mô hình, lập các hệ thống khống chế mặt bằng và thuỷ chuẩn... sau đó phải tiến hành khảo sát địa chất đề đánh giá chính xác các nền móng phức tạp nhằm

đảm bảo an toàn cho công trình, rồi phải tiến hành thí nghiệm đất đá và phân tích nƣớc, công việc tiếp theo là khảo sát kinh tế... Ở công đoạn khảo sát thiết kế này tuy hiện nay đã có sự hỗ trợ rất lớn của máy móc hiện đại những vẫn rất cần những kỹ sƣ, công nhân có trình độ cao, có kinh nghiệm thì mới tổng hợp đƣợc chính xác các kết quả khảo sát để phục vụ cho quá trình thiết kế. Ở công đoạn thiết kế thì nhà thiết kế phải dựa trên các tài liệu thu thập đƣợc về kỹ thuật, kinh tế, xã hội từ đó phải thiết kế công trình phù hợp với điều kiện của bên A và với điều kiên kinh tế- xã hội ở nơi đó. Thiết kế viên phải là ngƣời có kiến thức toàn diện, vì phải hiểu đƣợc và nắm rõ tất cả các kiến thức về địa hình, địa chất, khí tƣợng, thuỷ văn... thì mới có thể vận dụng tất cả các kiến thức đấy để xây dựng một phƣơng án thiết kế tốt nhất. Sau khi tiến hành thiết kế thì phải tiến hành công đoạn thẩm định thiết kế bởi vì nhiều khi kết quả khảo sát không phải là chính xác và xem xét lại thiết kế xem đã thực sự hợp lý hay chƣa.

2.1.3.2. Cơ cấu lao động của Công ty

Cơ cấu lao động của Công ty Cổ phần Tƣ vấn Sông Đà trong giai đoạn 2010 – 2012 có những thay đổi đáng kể và đƣợc thể hiện cụ thể qua bảng số liệu sau:

 Cơ cấu theo trình độ lao động

Bảng 2.1. Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn

Đơn vị: Người

Trình độ Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%)

Đại học, trên đại học 284 51 323 53,4 380 56,6 Cao đẳng 63 11,3 84 13,9 105 15,6 Trung cấp và Lao

động phổ thông 210 37,7 198 32,7 187 27,8 Tổng 557 100 605 100 672 100

(Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính)

Bảng 2.1 cho thấy tỷ lệ lao động có trình độ đại học và trên đại học của Công ty luôn chiếm tỉ lệ lớn trong tổng số lao động, và tỷ lệ này không ngừng tăng lên cụ

thể: năm 2010 là 51%, năm 2011 là 53,4%, năm 2012 là 56,6%. Trong khi đó tỉ lệ trình độ lao động là trung cấp và lao động phổ thông liên tục giảm, cụ thể: năm 2010 là 37,8 %, năm 2011 là 32,7% ngƣời và năm 2012 là 27,8 %. Nhƣ vậy tức là trong 3 năm tỉ lệ lao động trung cấp và phổ thông giảm 10%. Điều này là góp phần nâng cao chất lƣợng và số lƣợng các công trình thiết kế của công ty. Lực lƣợng lao động có trình độ trên đại học và đại học đạt tỷ lệ cao điều này là do Ban lãnh đạo của Công ty đã có những điều chỉnh nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên trong Công ty và cắt giảm, tinh lọc bộ máy quản lý ; sản phẩm của Công ty là sản phẩm chất xám, yêu cầu về trí tuệ, trình độ cao; do hàng năm Công ty luôn tổ chức đào tạo mới và đào tạo lại đội ngũ ngƣời lao động. Trình độ ngƣời lao động mà công ty đòi hỏi ngày càng cao hơn do đó Công ty rất chú trọng vấn đề đào tạo ngƣời lao động. Không những thế trong công tác tuyển dụng nhân sự, Công ty đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với các ứng cử viên trong đó có yêu cầu về trình độ.

Nói chung, cơ cấu trình độ theo trình độ của công ty là phù hợp với một doanh nghiệp chuyên Thiết kế, Tƣ vấn các công trình có quy mô và tầm cỡ. Tuy nhiên, để ngày càng thích ứng hơn với nền kinh tế mới Công ty đang từng bƣớc thay đổi dần cơ cấu lao động theo trình độ: tăng dần lao động có trình độ đại học và hạn chế dần lao động có trình độ phổ thông, trung cấp. Điều này Công ty đang dần đổi mới, hoàn thiện và phù hợp với xu thế phát triển của xã hội.

 Cơ cấu lao động theo giới tính

Bảng 2.2. Cơ cấu lao động theo giới tính

Đơn vị: Người

Giới tính Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%)

Nam 411 73,8 445 73,6 495 73,7 Nữ 146 26,2 160 26,4 177 26,3

Tổng 557 100 605 100 672 100

(Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính)

Bảng 2.2 cho thấy lực lƣợng lao động nam của Công ty luôn chiếm tỉ trọng cao hơn so với nữ và tăng dần qua các năm, điều này là phù hợp với đặc điểm sản xuất

kinh doanh của Công ty đòi hỏi lƣợng lao động kỹ thuật nhiều để đáp ứng nhu cầu hoạt động của Công ty. Cụ thể năm 2010 lao động nam là 411 ngƣời chiếm tỷ trọng 73,8 % trong khi ở nữ con số này là 26,2%; năm 2011, số lao động nam tiếp tục đạt 445 ngƣời tƣơng ứng 73,6%, còn lao động nữ là 160 ngƣời đạt 26,4%. Trong năm 2012, lao động của Công ty kể cả nam và nữ đều tăng mạnh. Lao động nam tăng 40 ngƣời khiến cho số lƣợng lao động nam đạt 495 ngƣời chiếm 73,7%, còn lao động nữ tăng thêm 17 ngƣời, số lƣợng lao động nữ 177 ngƣời chiếm 26,3 % trong số số lao động. Lao động nữ chủ yếu tập trung ở khối văn phòng, đảm nhận các vị trí công việc kế toán, hành chính nhân sự, và công nhân ở các tổ hoàn thiện, các tổ có tính chất công việc nhẹ nhàng.

 Cơ cấu lao động theo tính chất lao động

Bảng 2.3. Cơ cấu lao động theo tính chất lao động

Đơn vị: Người

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%)

Lao động trực tiếp 383 68.76 423 69.92 480 71.43 Lao động gián tiếp 174 31.24 182 30.08 192 28.57

Tổng 557 100 605 100 672 100

(Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính)

Bảng 2.3 cho thấy phần lớn lao động của Công ty là lao động trực tiếp. Cụ thể năm 2010, tổng số lao động của Công ty là 557 lao động, trong đó số lao động gián tiếp là 383 ngƣời chiếm 68,76%, số lao động trực tiếp là 383 ngƣời, chiếm 31,24%. Năm 2011 số lao động của Công ty là 605 ngƣời, trong đó số lao động trực tiếp là 605 ngƣời chiếm 69,92%, số lao động gián tiếp là 182 ngƣời chiếm 30,08% (Lao động năm 2011 tăng lên 48 ngƣời so với năm 2010, trong đó số lao động trực tiếp tăng 40 ngƣời, số lao động gián tiếp tăng 8 ngƣời). Đến năm 2012, số lao động trong toàn Công ty là 672 ngƣời, trong đó số lao động trực tiếp là 480 ngƣời chiếm 71,43%, số lao động gián tiếp là 192 ngƣời chiếm 28,57%. (Lao động năm 2012

tăng 67 ngƣời so với năm 2011, trong đó số lao động trực tiếp tăng 57 ngƣời, số lao động gián tiếp tăng 10 ngƣời).

Nhìn chung trong cả 3 năm, cơ cấu lao động của công ty luôn có sự chênh lệch rất lớn về tỷ trọng của lao động gián tiếp và lao động trực tiếp. Số lao động trực tiếp luôn chiếm một tỷ trọng rất lớn ở mức trên 70% còn số lao động gián tiếp lại chiếm một tỷ trọng nhỏ. Khoảng chênh lệch này ở một mức độ nào đó thể hiện sự tinh lọc bộ máy quản trị của Công ty, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, tiết kiệm chi phí, tránh sự cồng kềnh, rƣờm rà.

Tóm lại, số lƣợng và cơ cấu lao động của Công ty là khá phù hợp với hoạt động sản xuất và kinh doanh của Công ty. Trình độ lao động của công nhân trong Công ty khá cao và đã phần nào đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc đối với các giới khác nhau. Đây là điều kiện thuận lợi để Công ty có thể thực hiện đƣợc những mục tiêu mở rộng và phát triển của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác tuyển dụng nguồn nhân lực tại công ty cổ phần tư vấn sông đà (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)