5. Kết cấu của luận văn
2.3. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả công tác đào tạo nguồn nhân lực
2.3.1. Chỉ tiêu về nhu cầu đào tạo
Cho thấy nhu cầu đào tạo của người lao động ngày càng lớn, tuy vậy số lượng lao động được đào tạo qua hàng năm tăng chưa đáng kể và chưa đáp ứng đủ nhu cầu đào tạo của người lao động.
2.3.2. Chỉ tiêu về mục tiêu đào tạo
Thể hiện ở chỉ tiêu này cho thấy số lượng và tỷ lệ lao động qua đào tạo đúng với yêu cầu so với tổng số lượt ngươì tham gia đào tạo có tăng qua từng năm nhưng vẫn chưa cao.
2.3.3. Chỉ tiêu về đối tượng đào tạo
Cho thấy đối tượng cần đào tạo chuyên sâu kỹ năng nghề nghiệp với công việc đang đảm nhận vẫn còn thiếu sót, chưa xác định đúng đối tượng cần đào tạo.
2.3.4. Chỉ tiêu về hình thức đào tạo đã được lựa chọn
- Kèm cặp, hướng dẫn tại chỗ - Phương pháp hội nghị hội thảo
- Phương pháp đào tọa bằng các lớp giảng dạy
2.3.5. Chỉ tiêu về kinh phí đào tạo
Quỹ kinh phí đầu tư cho việc đào tạo nguồn nhân lực còn thấp
2.3.6. Chỉ tiêu về kết quả đào tạo
Tiêu thức quan trọng nhất trong việc đánh giá chương trình đào tạo vẫn là hiệu quả làm việc của nhân viên có thay đổi theo hướng mong muốn hay không? Hiệu quả đầu tư như thế nào, để có phương án đầu tư tiếp cho có lợi hơn.
Do đó cần so sánh hiệu quả làm việc của nhân viên trước và sau khi được đào tạo để xác định liệu chương trình đào tạo có đáp ứng được các mục tiêu đào tạo hay không.
Chương 3
THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP 3.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Đầu tư và sản xuất Công Nghiệp
Tên chính thức: Công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất Công nghiệp Tên giao dịch: IMC
Mã số thuế: 4600255511
Nơi đăng ký quản lý: Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên Điện thoại/fax: 0280.3832150/832582
Địa chỉ trụ sở: Đường các mạng Tháng Tám - Phường Trung Thành - TP Thái Nguyên - tỉnh Thái Nguyên
Ngành nghề chính: Sản xuất bê tông và các sản phẩm từ xi măng và thạch cao
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất Công nghiệp bắt bầu hoạt động từ ngày 01/9/2010 và được cấp giấy phép từ ngày 19/9/2010, Sau 16 năm hoạt động và phát triển, Công ty cổ phần Đầu tư và Sản xuất công nghiệp hiện có 5 nhà máy, xí nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn các tỉnh là Thái Nguyên, Hà Nội, Nam Định và các văn phòng đại diện với tổng số hơn 1170 lao động .
Nhà máy xi măng Lưu xá
Nhà máy Xi măng Lưu Xá được xây dựng và đưa vào hoạt động từ năm 1995 với dây chuyền sản xuất xi măng bằng công nghệ lò đứng và là đơn vị thành viên của Công ty Vật liệu Xây dựng - Tổng Công ty Xây dựng Công nghiệp Việt Nam, đến năm 2006 thực hiện chủ trương của Nhà Nước, Công ty đã tiến hành cổ phần hoá và đổi tên là Công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất Công nghiệp trong đó Nhà máy Xi măng Lưu Xá là một Chi nhánh thành viên hoạt động theo hình thức chủ động sản xuất kinh doanh.
Từ một dây chuyền được Việt nam tự thiết kế và lắp đặt ban đầu, trong quá trình vận hành nhà máy đã liên tục cải tiến áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật mới để công nghệ sản xuất ngày càng hoàn thiện hơn và đã nâng được sản lượng dây truyền từ 60.000 tấn/ năm theo thiết kế lên trên 100.000 tấn/năm, tạo việc làm ổn định cho hơn 400 người. Nguyên liệu đá vôi, sét, than, phụ gia điều chỉnh và phụ gia khoáng hoá (nếu có) đã được gia công sơ bộ, chứa ở các silô, được tháo qua cửa van ở đáy silô và phễu nạp của hệ thống cân định lượng.
Quá trình sản xuất của Nhà máy được quản lý bởi hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn Quốc Tế ISO 9001- 2000 từ năm 2001 và nay là hệ thống ISO 9001 - 2008 với sản phẩm chính là Clanhke, xi măng PCB 30, PCB 40, sản phẩm của nhà máy đã được người tiêu dùng tin tưởng và có uy tín trên thị trường trong và ngoài tỉnh.
Nhà máy gạch ốp lát Việt Ý
Nhà máy được Công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất Công nghiệp đầu tư xây dựng từ năm 2004 tại Khu Công nghiệp Sông Công, Thái Nguyên, trên mặt bằng 5 ha, hệ thống nhà xưởng và hạ tầng đã được quy hoạch để mở rộng sản xuất thêm 1,2 dây chuyền nữa. Hiện tại nhà máy đang vận hành 01 dây chuyền thiết bị Welco - Italia, công suất thiết kế 2 triệu m2 gạch ceramic lát nền/năm. Bằng nỗ lực của mình, làm chủ được công nghệ chỉ trên một dây chuyền nhà máy đã sản xuất nhiều dòng sản phẩm như gạch lát 400x400, 500x500, gạch ốp 250x450... sản lượng hàng năm đạt 1,7 triệu m2, năm 2011 tiêu thụ 1,5 triệu m2
Xí nghiệp kết cấu thép xây dựng
Với các ngành nghề Sản xuất Kinh Doanh chính: +Sản xuất và mua bán kết cấu thép
+ Xây dựng và lắp đặt các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi đường dây tải điện và trạm biến áp, hạ tầng cơ sở.
+ Tư vấn xây dựng, lập dự án đầu tư, quản lý dự án công trình dân dụng, công nghiệp.
+ Sản xuất vật liệu xây dựng: cột điện, panen, ống cống, cọc móng, cấu kiện bê tông đúc sẵn, bê tông tươi.
Xí nghiệp kết cấu thép xây dựng, tiền thân là Chi nhánh công ty Vật liệu Xây dựng, trong quá trình phát triển được Công ty cổ phần Đầu tư và Sản xuất Công nghiệp quyết định thành lập theo quyết định số 15/QĐ - IMC - HĐQT ngày 5/5/2006. Xí nghiệp đã đầu tư xây dựng Nhà máy Sản xuất Kết cấu thép tại xã Bình Phú, huyện Thạch Thất, Hà Nội với đội ngũ công nhân viên bao gồm kỹ sư, kỹ thuật viên, công nhân viên có tay nghề cao. Xí nghiệp đã xây dựng và sản xuất sản phẩm đạt chất lượng cao cho các công trình công nghiệp với quy mô lớn.
Với dây chuyền sản xuất chuyên môn hóa, Nhà máy chuyên sản xuất kết cấu thép xây dựng, khung nhà thép tiền chế, phục vụ các công trình xây dựng, công nghiệp và dân dụng. Nhà máy được trang bị đồng bộ các loại máy móc, thiết bị. Trong công việc gia công kim loại, hàn tự động, làm sạch kim loại bằng máy phun bi, các công việc từ gia công phôi đến việc hoàn thiện đều được thực hiện với các thiết bị kiểm tra và công cụ hỗ trợ phối hợp cùng với đội ngũ cán bộ và công nhân kỹ thuật lành nghề đã tham gia chế tạo và lắp dụng nhiều công trình công nghiệp, kho tàng bến bãi.
Nhà Máy Bê Tông - Kết Cấu thép Xây Dựng Đông Anh
Là doanh nghiệp chuyên sản xuất các sản phẩm kết cấu thép, cơ khí xây dựng : Như khung nhà Xưởng kết cấu thép, nhà thép zamin, gia công cơ khí, xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp; sản xuất các sản phẩm bê tông đúc sẵn như cọc móng bê tông, ống cống bê tông các loại. Với giá trị sản lượng, doanh thu hàng năm đạt trên 150 tỷ đồng; khối lượng sản phẩm kết cấu thép trên 4,500 tấn/năm. Khối lượng sản phẩm bê tông đúc sẵn trên 7,000m3/ năm
Danh sách Doanh nghiệp chủ quản
Đơn vị thành viên, trực thuộc & Văn phòng đại diện
STT Mã số thuế Tên doanh nghiệp Địa chỉ
1 4600255511 Công ty Cổ phẩn Đầu tư và sản
xuất Công Nghiệp
Phường Trung Thành - TP Thái Nguyên
2 4600255511 Nhà máy xi măng Lưu xá Phường Phú xá -
Thái Nguyên
3 4600255511 Nhà máy tấm lợp Thái Nguyên Phường Phú Xá -
Thái Nguyên
4 4600255511 Xí Nghiệp bê tông xây dựng Phường Cam giá -
Thái Nguyên
5 4600255511 Xí nghiệp sản xuất dịch vụ xây dựng Phường Trung thành -
Thái Nguyên
6 4600255511 Chi Nhánh Công Ty: Xí nghiệp kết
cấu thép xây dựng Đông Anh - Hà Nội
7 4600255511 Chi nhánh Công ty -Xí Nghiệp xây
lắp số 2
Sơn Dương - Tuyên Quang
8 4600255511 Cơ sở II - -Nhà Máy tấm lợp
Thái Nguyên Vụ Bản - Nam Định
9 4600255511 CS II - Xí nghiệp Kết cấu thép Xây
dựng Thạch Thất - Hà Nội
10 4600255511 Nhà máy Bê tông - Kết cấu thép
Xây dựng Đông Anh Đông Anh - Hà Nội
ốp lát Việt Ý Sông Công
3.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty
Công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất Công nghiệp là một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân hoạt động sản xuất kinh doanh theo chức năng nhiệm vụ của mình và được pháp luật bảo vệ. Công ty có chức năng nhiệm vụ sau:
Xây dựng, tổ chức và thực hiện các mục tiêu kế hoạch do nhà nước đề ra, sản xuất kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký, đúng mục đích thành lập doanh nghiệp.
Tuân thủ chính sách, chế độ pháp luật của nhà nước về quản lý quá trình thực hiện sản xuất và tuân thủ các quy định trong những hợp đồng kinh tế với các bạn hàng trong và ngoài nước.
Quản lý và sử dụng vốn theo đúng quy định và đảm bảo có lãi.
Thực hiện việc nghiên cứu phát triển nhằm nâng cao năng suất lao động cũng như thu nhập của người lao động, nâng cao sức cạnh tranh của công ty trên thị trường trong và ngoài nước.
Chịu sự kiểm tra và thanh tra nhà nước, tổ chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Thực hiện những quy định của nhà nước về bảo vệ quyền lợi của người lao động, vệ sinh và an toàn lao động, bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững, thực hiện đúng những tiêu chuẩn kỹ thuật mà công ty áp dụng cũng như những quy định có liên quan đến hoạt động của công ty.
Để tăng tính chủ động trong hoạt động kinh doanh công ty có quyền hạn sau:
Được chủ động đàm phán, ký kết và thực hiện những hợp đồng sản xuất kinh doanh. Tổng giám đốc công ty là người đại diện cho công ty về mặt quyền lợi. Nghĩa vụ sản xuất kinh doanh của công ty theo quy định của pháp luật hiện hành.
Tham gia các hoạt động nhằm mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh như quảng cáo, triển lãm sản phẩm, mở các đại lý bán hàng.
Hoạt động theo chế độ hách toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài khoản riêng tại ngân hàng…
Ngành nghề kinh doanh:
- Sản xuất bê tông và các sản phẩm từ xi măng và thạch cao. - Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng.
3.1.3. Đặc điểm và bộ máy tổ chức Đại hội đồng Đại hội đồng Cổ đông Hội đồng Quản trị Ban Giám đốc
Ban Kiểm soát
Phòng Tổ chức – Hành chính Phòng Kế hoạch - Kỹ Thuật Phòng Tài chính- Kế Toán Văn Phòng Các chi nhánh 1.Nhà máy Xi măng Lưu Xá
2.Nhà máy Bê tông
3.Nhà máy tấm Lợp Thái Nguyên 4.Xí nghiệp Kết cấu thép Xây dựng 5.Nhà máy Gạch ốp lát Việt Ý Các Phòng ban chi nhánh Các xưởng sản xuất Các đội thi công xây dựng
Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tôt chức bộ máy quản lý 3.1.4 Đặc điểm về lao động
- Hiện nay, công ty có 1170 lao động trong đó có 186 người là lao động gián tiếp, 984 người là lao động trực tiếp. Nhưng trình độ chuyên môn của cán bộ, trình độ lành nghề của công nhân trong Công ty nhìn chung là còn thấp. Do đó, để Công ty ngày càng phát triển, quy mô nhà máy mở rộng thì đòi hỏi người lao động phải nâng cao nghiệp vụ của mình, Công nhân đòi hỏi trình độ kỹ thuật ngày càng cao có như vậy mới đảm bảo cho sự phát triển của Doanh nghiệp. Chính vì vậy đào tạo nguồn nhân lực có vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển của công ty.
Chất lượng nguồn nhân lực được đánh giá qua nhiều tiêu chí khác nhau. Trước hết, ta tìm hiểu qua cơ cấu nguồn nhân lực theo độ tuổi, trình độ đào tạo và giới tính, điều này ảnh hưởng đến chất lượng qua thể chất và sức khỏe của nguồn nhân lực.
Bảng 3.1. Cơ cấu lao động
TT Chỉ tiêu Năm 2015 Tổng số (Người) Tỉ lệ (%) 1 Tổng số Lao động, trong đó: - Lao động nữ - Lao động nam 1170 423 747 100 36,2 63,8 2 Phân công lao động theo trình độ đào tạo
- Số lao động qua đào tạo - Số lao động chưa qua đào tạo
Trong đó:
- Đại học, cao đẳng - Trung cấp
- Công nhân kỹ thuật
702 468 213 442 47 60 40 30.3 63 6.7 3 Phân loại Lao đô ̣ng theo đô ̣ tuổi
- Dưới 30 tuổi - Từ 30-45 tuổi - Trên 45 tuổi 382 496 292 32,6 42.4 25
4 Phân loại theo cơ cấu lao động - Quản lý sản xuất - Khối sản xuất 186 984 15.9 84.1 (Nguồn: Phòng hành chính nhân sự)
Từ bảng số liệu trên cho thấy, do đặc thù công việc nên lao động nam chiếm tỷ lệ cao hơn lao động nữ (27,6 %). Chính vì tỷ lệ lao động nam chiếm đa số nên tạo thuận lợi cho công tác đào tạo do nam giới có nhiều thuận lợi hơn, có thể dành nhiều thời gian cho công việc và học tập hơn so với nữ giới.
- Công ty sở hữu một đội ngũ lao động trẻ tuổi (chiếm 75% số lao động có tuổi đời dưới 45). Phần lớn lao động trong độ tuổi này đang trong giai đoạn, khả năng học tập, tiếp thu kiến thức nhanh. Hơn nữa, sau khi đào tạo xong thì họ cũng có thời gian làm việc và gắn bó lâu dài, cống hiến hết sức mình cho công ty.
Bên cạnh những lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao thì số lao động chưa qua đào tạo vẫn chiếm tỉ lệ cao (chiếm 40%). Trong đó, lao động có trình độ CĐ, Đại học chỉ có 213 người chiếm 30.33%; trung cấp chiếm 63%. Điều đó có thể thấy trình độ lao động của công ty còn tương đối thấp. Từ đó, có thể thấy việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty đang là vẫn đề cần quan tâm, chú trọng.
3.2. Thực trạng về công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Đầu tư và sản xuất Công Nghiệp Đầu tư và sản xuất Công Nghiệp
3.2.1. Xác định mục tiêu đào tạo
Kế hoạch đào tạo tại công ty căn cứ theo mục tiêu phát triển và nhu cầu đào tạo của các đơn vị cho năm tiếp theo. Vào tháng 1 hàng năm, Phòng HC - TC (bộ phận phụ trách đào tạo) sẽ thông báo cho các đơn vị lập “Phiếu yêu cầu
đào tạo” chuyển Phòng TC-HC để lập kế hoạch đào tạo năm cho từng nhu cầu, đối tượng, sau đó trình Giám Đốc phê duyệt.
Kế hoạch đào tạo trình Giám Đốc phê duyệt phải cụ thể về: Nội dung đào tạo là gì? Hình thức đào tạo? Số lượng đào tạo bao nhiêu? Thời gian đào tạo, thời hạn đào tạo cũng như chi phí đào tạo dự kiến là bao nhiêu?
Với khóa đào tạo mới: mục đích để người lao động hội nhập nhanh với môi trường làm việc; nâng cao trình độ, kiến thức, kĩ năng làm việc, đáp ứng nhiệm vụ trước mắt, phát triển đội ngũ nhân viên lành mạnh.
Với khóa đào tạo bồi dưỡng nâng cao thì mục đích là nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực thông qua số lao động ĐH, CĐ…
Khóa đào tạo lại: Mục đích là để nâng cao chất lượng đội ngũ công nhân, bổ sung lực lượng lao động toàn công ty đáp ứng các nhiệm vụ trước mắt và trong ngắn hạn
Trong mỗi thời kì, giai đoạn khác nhau, cùng một khóa đào tạo cần có